Ly dục ly ác pháp tâm bất động

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
6

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
6
Bạn
  • 1 người khác thấy bổ ích
  • 1 người khác thấy cảm hứng
  • 2 người khác thấy xúc động
Chuyển sang ấn bản điện tử
00:00
00:00
1.0x
1.0x
15
15
Mục lục

01.

Giới thiệu

00:00:00

02.

Câu hỏi

00:00:33

03.

Ly dục ly ác pháp

00:01:13

04.

Tâm bất động

00:08:25

05.

Kết luận

00:10:06

Xem thêm

Nội dung mô tả

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Play” ở trên để nghe toàn bộ nội dung podcast bài triển khai tri kiến giải thoát này.

Đọc thêm
  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tháng trước

    "Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tháng trước

    "Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là trạng thái Diệt Đế, là chân lý thứ ba của Đạo Phật mà ai cũng có, dù ít dù nhiều. Đây là một trạng thái thật có thể cảm nhận được trên thân tâm của bất kỳ ai. Trạng thái đó như sau:

    Bây giờ chú hãy lẳng lặng quan sát tâm mình sẽ thấy trong một khoảng thời gian ngắn (có thể là vài giây, vài chục giây hoặc hơn) thì tâm chú không khởi niệm lo lắng, buồn phiền, tính toán, suy tư, công việc… nhưng vẫn sáng suốt biết mọi việc đang diễn ra xung quanh, đó chính là trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tháng trước

    "Như vậy muốn tâm bất động thì phải ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp chính là ly tham, sân, si. Muốn ly dục ly ác pháp thì phải nắm rõ:

    ˗ Nguyên nhân của tham, sân, si là do lòng ham muốn.

    ˗ Phương pháp xa lìa và đoạn dứt lòng ham muốn là lộ trình Bát Chánh Đạo." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tháng trước

    "Ví dụ 1: Khi thấy chai rượu ngon mà mình khởi lên thèm thì đó là bị dục tham lôi kéo.

    Ví dụ 2: Khi bị người chửi mắng mà mình sanh ra buồn bực, sân hận, tức giận thì tâm đã bị giao động, là bị dục sân lôi kéo trước sự tác động của ác pháp.

    Ví dụ 3: Khi buồn ngủ mà không sao thắng được thì đó là bị nghiệp si hay dục si chi phối.

    Ví dụ 4: Khi thấy ai hơn mình thì mình khởi lên tâm ganh ghét, liền đi nói xấu họ thì đó là bị dục ganh ghét chi phối, đây là nghiệp tham, sân, si.

    Ví dụ 5: Khi mình muốn gia đình ăn chay nhưng họ không nghe, rồi sanh ra buồn giận thì đó là bị dục sân chi phối." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 27 Tháng Một, 2024, 09:29
Podcast liên quan
Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát

Nguyên Thanh

Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.

Nghiệp và tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.

Xả tâm ngã mạn

Nguyên Thanh

Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.

Sống là tu, tu là sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!

Không diệt ý thức

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đức Phật đã di chúc: “Lấy giới luật và giáo pháp ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành”, mà “giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó, tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến” nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy: triển khai tri kiến giải thoát cũng chính là lời di chúc giống như Đức Phật. Triển khai tri kiến giải thoát là triển khai ý thức để có sự hiểu biết không khổ đau, chứ không phải diệt ý thức để trở thành cây đá.

Thiện xảo để sống trong thiện pháp

Nguyên Thanh

Tóm lại, trước các chướng ngại mà tâm không dao động là giải thoát, nhưng chúng ta phải khéo léo, thiện xảo căn cứ trên sức tu của mình, có lúc cần phải tránh né các đối tượng, có lúc cần phải trực tiếp đối diện với nhiều đối tượng để phản tỉnh bản thân, luôn ngăn ác diệt ác nhằm bảo vệ thiện pháp trong tâm của mình.

Xả tâm sân hận

Nguyên Thanh

Tóm lại, để đối trị tâm sân hận thì hãy trau dồi lòng yêu thương và nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, không thấy đúng sai, phải trái. Lòng yêu thương như ánh nắng mặt trời, soi rọi tới đâu thì màn đêm u tối của tâm sân hận sẽ tan biến đến đó, nhường chỗ cho tâm hồn thanh thản sống chan hòa với vạn vật trong hạnh phúc, an vui và chính lòng yêu thương sẽ chắp cánh cho chúng ta vươn tới sự giải thoát rốt ráo hoàn toàn.

Đạo đức nhân quả trong đời sống

Nguyên Thanh

Người cư sĩ phải biết lấy 5 tiêu chuẩn đạo đức nhân bản làm nền tảng cho cuộc sống, lấy đạo đức nhân quả để đối xử với mọi người và dùng tri kiến nhân quả để phòng hộ tâm, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để gieo duyên làm một bậc tu hành giải thoát không vướng bận duyên sanh sau này. Nếu mọi người đều biết áp dụng và sống được như vậy thì xã hội này là thiên đường tại thế gian.

Chánh niệm tĩnh giác và Định Vô Lậu

Nguyên Thanh

Tóm lại, muốn nhiếp tâm và an trú tâm thì phải xả tâm cho thật kỹ; muốn xả tâm thì phải nhiệt tâm trau dồi Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác. Mục đích của chánh niệm tĩnh giác là hỗ trợ cho Định Vô Lậu xả tâm, nhờ xả tâm nên sự tĩnh giác càng cao. Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác là 2 loại định quan trọng nhất để triển khai tri kiến giải thoát.

Tâm và tướng

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đức Phật không chấp nhận tướng tốt vì tướng tốt cũng là pháp vô thường, sanh diệt nên vẫn khổ đau, còn mục đích của Đạo Phật là tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự. Tướng do duyên hợp nhân quả nên luôn thay đổi, trong đó tâm là nhân, nhân tốt thì tướng sẽ tốt. Đạo Phật lấy thân làm phương tiện để rèn luyện tâm trở nên có đạo đức không làm khổ mình khổ người và có đạo lực làm chủ sanh, già, bệnh, chết.

Duyên nhân quả

Nguyên Thanh

Như vậy, duyên nhân quả con người được xác định là những gì mắt thấy, tai nghe xảy ra trước mắt, từ đó chúng ta ứng xử với các đối tượng đó bằng trí tuệ đạo đức nhân quả, không làm khổ mình khổ người, thì sẽ đem lại bình an cho mình cho người.

Chia sẻ
Ngày đăng: 27 Tháng Một, 2024, 09:29

00:00 / 00:00
15
15
1.0x
Tốc độ phát
1.0x
Xong
Podcast Tri Kiến Giải Thoát
/
Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm