01.
Giới thiệu
00:00:00
02.
Câu hỏi
00:00:29
03.
Tâm ngã mạn
00:00:51
04.
Xả tâm ngã mạn
00:11:04
05.
Thứ nhất: tri kiến Tứ Diệu Đế
00:11:48
06.
Thứ hai: tri kiến nhân quả
00:14:30
07.
Thứ ba: tri kiến duyên hợp
00:17:32
08.
Thứ tư: đạo đức tri ân
00:19:26
09.
Thứ năm: tri kiến về sự vô thường
00:21:57
10.
Tiếp tục tư duy xả tâm ngã mạn
00:25:13
11.
Như lý tác ý xả tâm ngã mạn
00:29:25
12.
Kết luận
00:31:30
Nội dung mô tả
Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.
Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Play” ở trên nghe toàn bộ nội dung sách nói bài triển khai tri kiến giải thoát này.
Leave a Comment
Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.
Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.
Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.
Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.
Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.
Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.
Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.
Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.
Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!
Trong cuộc đời này ai cũng muốn sống hạnh phúc, bình yên, no ấm, nhưng vì vô minh nên họ mới làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, vì thế ta đừng oán trách những người đã vô tình hay hữu ý gây đau khổ cho mình bởi họ chỉ là duyên để cho ta trả nhân quả, hãy tha thứ cho họ để chấm dứt sự tiếp nối của nhân quả khổ đau. Cho nên, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác, chứ đừng nhìn đúng sai phải trái để cho tâm hồn ta được thanh thản, an vui, sống những ngày tháng vô sự.
Tóm lại, bằng mọi giá phải giữ cho được thân người, vì chỉ ở thân người thì mới có bộ óc biết triển khai tri kiến phân biệt thiện ác, đủ điều kiện tu hành giải thoát, còn làm thân chúng sanh sống theo bản năng nghiệp lực đưa đẩy nên không thể tu hành. Muốn giữ được thân người thì phải chấm dứt vay nợ xương máu chúng sanh, muốn chấm dứt vay nợ xương máu chúng sanh thì phải thiện xảo trau dồi Đức Hiếu Sinh và thực hiện hạnh ăn chay trong đời sống hàng ngày.
Tóm lại, Đức Phật đã di chúc: “Lấy giới luật và giáo pháp ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành”, mà “giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó, tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến” nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy: triển khai tri kiến giải thoát cũng chính là lời di chúc giống như Đức Phật. Triển khai tri kiến giải thoát là triển khai ý thức để có sự hiểu biết không khổ đau, chứ không phải diệt ý thức để trở thành cây đá.
Tóm lại, trước các chướng ngại mà tâm không dao động là giải thoát, nhưng chúng ta phải khéo léo, thiện xảo căn cứ trên sức tu của mình, có lúc cần phải tránh né các đối tượng, có lúc cần phải trực tiếp đối diện với nhiều đối tượng để phản tỉnh bản thân, luôn ngăn ác diệt ác nhằm bảo vệ thiện pháp trong tâm của mình.
Tóm lại, sống trên cuộc đời này chỉ có lòng yêu thương mới đem lại bình an cho chúng ta, nhưng lòng yêu thương phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả, nếu ngoài lộ trình nhân quả tức là bị ái kiết sử chi phối hoặc xen vào nhân quả người khác, nên thường làm khổ mình khổ người. Lòng thương yêu phải thực hiện đúng lúc, đúng thời bằng trí tuệ đạo đức nhân quả soi sáng thì sẽ thoát ra sợi dây ái kiết sử trói buộc.
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Hàng ngày, sau khi quán xét về tri kiến xả tâm ngã mạn, chú hãy như lý tác ý: “Ngã mạn nuôi lớn bản ngã làm chướng tâm ngại đạo, làm cho vô minh lầm chấp thêm sâu dày, nó là một pháp ác làm khổ mình khổ người. Chính vì vậy ta phải đoạn trừ tâm ngã mạn thật sạch!” hoặc đơn giản: “Tâm như cục đất, từ bỏ tham, sân, si, mạn, nghi cho thật sạch”." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Trong cuộc sống này, người có chánh kiến thì họ đều biết đúng sai, phải trái, chánh tà, cao thấp, tốt xấu, ngon dở, xấu đẹp, giàu nghèo… rất rõ ràng, nhưng không bị sự đúng sai, phải trái, chánh tà, cao thấp, tốt xấu, ngon dở, xấu đẹp, giàu nghèo tác động vào tâm vì họ hiểu đó là nhân quả, nên họ chỉ quan tâm tới thiện và ác, nếu ác thì không làm, còn thiện thì tăng trưởng, chính vì vậy mà họ không khởi tâm so đo hơn thua để làm khổ mình khổ người." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Hỏi như vậy để thấy rằng, đời cũng như đạo, còn có nhiều người giỏi hơn mình, núi cao còn có núi khác cao hơn. Chính vì thế, hiểu chánh pháp là biết phân biệt pháp nào thiện, pháp nào ác, pháp ác thì ta từ bỏ, pháp thiện thì ta tăng trưởng để sống không làm khổ mình khổ người, chứ không phải lấy sự hiểu biết trong chánh pháp đi so đo hơn thua, chê bai người khác, hệ phái khác… thì lúc này là ác pháp rồi chứ không còn là thiện pháp nữa." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Sự sống là duyên hợp nhân quả, nên trong sự sống của người này có sự sống của người khác, loài vật khác, có môi trường sống, vì vậy mà ta phải biết ơn sự sống của mọi người, mọi loài và môi trường sống. Nếu ta khởi tâm ngã mạn, tự cho mình hơn những người khác, loài vật khác rồi chà đạp lên sự sống của người khác, loài vật khác là chúng ta đã chà đạp lên sự sống của chính chúng ta. Vì thế, chỉ có tôn trọng sự sống của muôn loài, muôn vật mới thật sự là tôn trọng sự sống của chúng ta." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Như trên đã nói qua, ngã mạn thuộc về tâm vô minh, để điều phục tâm ngã mạn thì phải triển khai tri kiến minh, tức là tri kiến đúng đắn như thật gọi là chánh tri kiến." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Người có tâm ngã mạn sẽ tạo ra một sức ỳ nơi tâm lý, rất khó thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh, nên khi hoàn cảnh thay đổi thì kiến thức và kinh nghiệm của họ bị bỏ lại đằng sau, nghĩa là bị tụt hậu." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Người ngã mạn thường là người có tính gia trưởng, độc đoán, cố chấp, bảo thủ hay làm khổ người khác và làm khổ mình, khiến người khác khó gần, khó tiếp xúc và khó góp ý." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
Khi bị tâm ngã mạn chi phối, dương dương tự đắc, coi mình hơn mọi người thì người đó sẽ không còn học tập được những điều hay lẽ phải từ người khác, sẽ không còn muốn đổi mới cập nhật kiến thức và chấp chặt vào những gì đang có, nên những người này rất khó tiến bộ trên đường đời cũng như đường đạo." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Ngã mạn thuộc ngũ triền cái tham, sân, si, mạn, nghi, tức là thuộc vô minh. Để xả tâm ngã mạn thì cần phải sống đúng 5 giới trở về gốc thiện của con người và triển khai tri kiến xả tâm ly dục ly ác pháp." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc