Xả tâm ngã mạn

Nguyên Thanh

31 Tháng Tám, 2019

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
16

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
16
Bạn
  • 4 người khác thấy bổ ích
  • 4 người khác thấy cảm hứng
  • 5 người khác thấy xúc động
Chuyển sang nghe podcast

Nội dung mô tả

Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoăc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát này, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 31 tháng 8 năm 2019

XẢ TÂM NGÃ MẠN

Phật tử N.V thưa hỏi

Hỏi: Sư cô cho con hỏi làm thế nào để biết cách điều phục tâm ngã mạn ạ? Kính mong sư cô chỉ dạy giúp con ạ!

Đáp: Kính gửi chú N.V!

Ngã mạn thuộc ngũ triền cái tham, sân, si, mạn, nghi, tức là thuộc vô minh. Để xả tâm ngã mạn thì cần phải sống đúng 5 giới trở về gốc thiện của con người và triển khai tri kiến xả tâm ly dục ly ác pháp.

Ngã mạn nói nôm na là tâm so đo hơn thua với người khác. Ngã mạn có nhiều loại, nhưng cơ bản là thấy mình hơn người, coi mình giỏi hơn người, luôn tự kiêu, tự đắc nên không học hỏi được điều hay lẽ phải từ người khác. Ngược lại với ngã mạn là tự ti, luôn mặc cảm thấy mình kém hơn, chính vì thấy mình kém hơn nên thường không muốn cố gắng vươn lên.

Ngã mạn còn là sự dính mắc vào một quan điểm, tư tưởng, lập trường, sự vật, hiện tượng, đó chính là tâm chấp ngã.

Người có tâm so đo hơn thua, dính mắc là người chưa nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả mà chỉ thấy đúng sai, phải trái, hơn thua, được mất, đó là thiếu tri kiến chân chánh về các pháp.

Thông thường ở đời thì người ta thấy mình có chút ít tài năng, hiểu biết, tài sản, địa vị… là họ nghĩ họ hơn người khác, nên sanh tâm ngã mạn.

Còn trong đạo thì mới biết chánh pháp chút ít, ăn chay sơ sơ, đọc được vài ba cuốn sách đạo thì vội khinh người này, chê hệ phái nọ, dìm nhân phẩm của người khác, coi như mình ở cõi trên… mà không biết mục đích của Đạo Phật là xả chướng ngại bên trong tâm của mình để sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.

Ngã mạn có nhiều dạng từ thô đến tế, chúng ta cùng xét một số trường hợp sau:

– Ví dụ 1: Có một số người lên thành phố học hành, có kiến thức, mặc dù chưa làm được gì nhưng thường hay chê bai quê hương nghèo khó… đó là tâm ngã mạn.

– Ví dụ 2: Một số người mới sang nước ngoài, thời gian đầu thấy cuộc sống tiện nghi, hiện đại, đường phố ngăn nắp, sạch sẽ, con người có vẻ văn minh, lịch sự, thấy chính sách minh bạch… thay vì người đó nên học những điều hay để có cơ hội thì sau này áp dụng giúp cho quê nhà phát triển văn minh tiến bộ thì họ lại trở mặt chê bai quê hương, đất nước kém phát triển, trì trệ và lạc hậu, sự suy nghĩ này thể hiện tâm sính ngoại bài nội, đó là tâm ngã mạn.

– Ví dụ 3: Có người khi cho người khác vật chất thì thường tỏ thái độ ban ơn, kẻ cả, coi thường người nhận thì đó chính là tâm ngã mạn. Những người này Thầy Thông Lạc nói rằng nhân quả của họ sẽ tái sanh thành những người ăn xin để nhận được những tài vật bố thí với ánh mắt coi thường khinh rẻ của người khác.

– Ví dụ 4: Có những nhân viên nhà hàng, khách sạn khi thấy những người khách sang trọng thì ân cần niềm nở, còn những người có bộ dạng quê mùa thì tỏ vẻ coi thường, đó là tâm ngã mạn.

– Ví dụ 5: Một số người làm công tác quản lý trong một tổ chức công ty, tập đoàn… thay vì thực hiện đúng vai trò của mình, gương mẫu trong công việc thì họ lại coi mình là có quyền lực hơn người khác nên thường quát tháo, xúc phạm tới những người dưới quyền, coi thường mọi người thì đó là tâm ngã mạn.

– Ví dụ 6: Có người khi biết đạo, thấy lý đạo rất hay, nào là các pháp vô thường, nào là 12 nhân duyên, nào là nhân quả… nhìn lại thấy mọi người đều sống phần lớn là điên đảo, nên coi thường cuộc sống, coi thường mọi người và tự cho mình là người sống đạo đức thì đó chính là tâm ngã mạn. Hiểu lý đạo để sửa đổi bản thân trở thành người hiền thiện giúp cho cuộc sống được bình an, chứ không phải để phán xét người khác.

– Ví dụ 7: Có người tu hành gặp người khác thì cứ nói khoe rằng tôi ăn ngày một bữa, ngủ dậy 2h sáng dù rằng giai đoạn tu của người đó chỉ là sống đạo đức nhân quả với mọi người, thì đó là tâm ngã mạn.

– Ví dụ 8: Khi tu trong thất, thấy người khác dậy muộn, ngồi gục lên gục xuống thì mình tỏ ý coi thường, đó là tâm ngã mạn.

– Ví dụ 9: Một số người ngồi thiền thấy có xúc tưởng hỷ lạc, nên ưa thích trạng thái này và thích ngồi, đó cũng là tâm ngã mạn, nuôi dưỡng dục hỷ lạc do định tưởng sanh.

– Ví dụ 10: Khi tâm xả nhiều, ý thức có sự thanh tịnh (nhưng tâm chưa thanh tịnh), nên hành giả có thể giao cảm được các từ trường hành động xung quanh mình, ưa thích cái biết này, coi như là một sự chứng đắc gì đó cao siêu mà chỉ có mình biết được, thì đó cũng chính là tâm ngã mạn vi tế.

Thực ra khi ý thức thanh tịnh thì sẽ có thần thông tưởng giao cảm biết được một số việc mà ý thức bình thường không thể biết được, nhưng biết để mà biết chứ nó chẳng giúp gì cho việc làm chủ sanh tử cả, nên cũng cần phải xả, không được dính chấp vào cái biết đó.

Khi bị tâm ngã mạn chi phối, dương dương tự đắc, coi mình hơn mọi người thì người đó sẽ không còn học tập được những điều hay lẽ phải từ người khác, sẽ không còn muốn đổi mới cập nhật kiến thức và chấp chặt vào những gì đang có, nên những người này rất khó tiến bộ trên đường đời cũng như đường đạo.

Người ngã mạn thường là người có tính gia trưởng, độc đoán, cố chấp, bảo thủ hay làm khổ người khác và làm khổ mình, khiến người khác khó gần, khó tiếp xúc và khó góp ý.

Nhiều người có kinh nghiệm, công lao nổi bật hoặc nổi tiếng về một lĩnh vực nào đó, họ thường dựa vào ánh hào quang này để áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác, coi ý kiến của mình là nhất, luôn luôn cho rằng mình có quyền hơn người, ai trái ý nghịch lòng là họ không chịu, chính vì vậy mà họ thường làm khổ người khác. Những người này được gọi là bệnh “công thần”, bệnh “ngôi sao”, tức là tâm ngã mạn.

Ở đời có câu: “Kinh nghiệm của người này là thuốc độc đối với người khác” để nói rằng không nên áp đặt kinh nghiệm của mình đối với người khác, vì đặc tính đặc tướng và hoàn cảnh của họ khác mình, nên chưa chắc kinh nghiệm của mình đã đúng với họ, vì thế ta nên dè dặt, thận trọng, không chấp chặt trên sự hiểu biết và kinh nghiệm bản thân.

Đối với một tập thể, một công ty hay một quốc gia cũng vậy, khi đạt được thành công nhất định, nếu vẫn dương dương tự đắc trên chiến thắng của mình thì dễ bị tụt hậu hoặc sụp đổ, vì kiến thức, kinh nghiệm trong quá khứ chỉ có tác dụng tham khảo chứ chưa chắc có thể áp dụng để giải quyết được những vấn đề hiện tại.

Người có tâm ngã mạn sẽ tạo ra một sức ỳ nơi tâm lý, rất khó thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh, nên khi hoàn cảnh thay đổi thì kiến thức và kinh nghiệm của họ bị bỏ lại đằng sau, nghĩa là bị tụt hậu.

Nguyên Thanh còn nhớ: Có những vị thầy vào xin tu với Thầy Thông Lạc, họ là những người có công phu tu tập và là bậc Tỳ kheo, Đại đức ở các hệ phái khác, nhưng trong văn phòng Thầy nói với Nguyên Thanh rằng, họ chỉ là những cư sĩ trọc đầu mà thôi, vì những người đó chỉ có tướng tu chứ chưa có nội tâm giải thoát.

Bản thân Nguyên Thanh cũng vậy, trước đây khi được Thầy dạy những tri kiến mới mẻ của Phật giáo, liền nghĩ rằng điều mình hiểu thật cao siêu, vi diệu nhưng may mắn là Thầy Thông Lạc luôn nhắc nhở Nguyên Thanh phải sống với ý thức hiện tại để làm chủ tâm mình, chứ không phải bay bổng với những tri kiến đó, tức là Thầy luôn nhắc nhở Nguyên Thanh phải “trở lại mặt đất”, nghĩa là luôn phải chánh niệm tĩnh giác để xả tâm.

Cho nên, người sanh tâm ngã mạn là nuôi lớn bản ngã, làm cho bức màn vô minh càng dày thêm, thường phòng thủ trước những gì khác với tư tưởng, kinh nghiệm của họ, do vậy họ rất khó tiếp thu được những điều hay lẽ phải từ người khác, vì vậy mà đời thì không tiến bộ, còn đạo thì khó xả tâm.

Chính vì lẽ đó, Trưởng lão Thích Thông Lạc thường dạy chúng ta: “Diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp”, có nghĩa là muốn xả tâm, ly dục ly ác pháp thì phải diệt ngã trước, tức là hạ cái tôi trước.

Trong cuộc sống cũng vậy, để học được những điều mới mẻ thì trước hết chúng ta phải bỏ những kiến thức, kinh nghiệm cũ ra một bên.

Như trên đã nói qua, ngã mạn thuộc về tâm vô minh, để điều phục tâm ngã mạn thì phải triển khai tri kiến minh, tức là tri kiến đúng đắn như thật gọi là chánh tri kiến.

• Đầu tiên là tri kiến về bốn chân lý, Tứ Diệu Đế, để thấy rằng bốn chân lý là của con người, là con người thì ai cũng có bốn chân lý, do vậy mà tất cả mọi người đều bình đẳng trước bốn chân lý này:

˗ Chân lý thứ nhất (Khổ đế): Tham, sân, si là khổ, có nghĩa là bất kỳ ai dù vua, quan hay dân thường, người giàu hay nghèo, người nam hay nữ, nhà bác học hay người bình dân, người da trắng hay da đen, người phương Đông hay phương Tây, người tu hay người không tu, người theo Đạo Phật hay không theo Đạo Phật… hễ tham, sân, si có mặt là khổ có mặt, đó là một sự thật không ai có thể chối cãi được. Như vậy là tất cả mọi người đều bình đẳng trên trạng thái khổ do tham, sân, si gây ra.

Không có chuyện người giàu nổi giận thì khác người nghèo nổi giận, người hiểu biết nổi giận thì khác người không hiểu biết nổi giận… Khi tức giận chửi mắng người khác thì người nào cũng khổ như nhau.

˗ Chân lý thứ hai (Tập Đế): Nguyên nhân của sự khổ đau là do lòng ham muốn, vì có ham muốn nên mới sanh ra tâm tham, sân, si, có tâm tham, sân, si nên mới có khổ. Làm người ai cũng có lòng ham muốn nên tất cả mọi người đều giống nhau ở nguồn gốc sanh ra sự khổ đau.

˗ Chân lý thứ ba (Diệt Đế): Trạng thái không có khổ đau: Bất kỳ ai khi tham, sân, si không có mặt thì khổ không có mặt, trạng thái đó là tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên, tất cả mọi người đều bình đẳng trên trạng thái giải thoát.

Nói một cách ngắn gọn, người ta chửi mà mình không giận là giải thoát, dù đó là bất kỳ ai, nên được gọi là chân lý.

˗ Chân lý thứ tư (Đạo Đế): Để hết khổ thì phải học tập theo chương trình giáo dục đào tạo Bát Chánh Đạo. Có nghĩa là bất kỳ ai muốn hết khổ thì phải tu theo Bát Chánh Đạo, chính vì vậy nên mọi người bình đẳng trên lộ trình tu tập giải thoát.

• Thứ hai, chúng ta nên triển khai tri kiến về nhân quả để thấy rằng tất cả mọi người đều khác nhau về hình dáng, tính cách, tài năng, tuổi thọ, giàu nghèo, địa vị, quyền lợi, vật chất… là do nhân quả, không ai giống ai cả.

Ví dụ: Quả mít thì khác quả cam, quả bưởi… Mít miền Bắc thì khác mít miền Nam, mít Việt Nam thì khác mít Thái Lan. Cũng là mít trong vườn nhưng quả cây này khác quả cây khác và trên cùng một cây mít các quả cũng khác nhau do duyên hợp khác nhau: quả trên ngọn khác quả dưới gốc, quả ngoài nắng thì khác quả trong bóng râm…

Như vậy, đặc tính và đặc tướng của loài thảo mộc là muôn hình vạn trạng, không loài nào giống loài nào, vì sự khác biệt về nhân và duyên hợp nên kết quả khác nhau.

Do đó, sự khác nhau về đặc tướng hay đặc tính là do nhân quả, chứ không có chuyện quả mít thì tốt hơn quả cam, quả ớt… mà nhân vậy, duyên vậy nên quả phải vậy. Nhưng dù nhân quả là gì đi chăng nữa thì nó cũng đều do duyên hợp mà thành, hết duyên thì tan hoại.

Cho nên, không phải vì anh A giỏi hơn anh B, mà duyên hợp nên trạng thái của anh A tốt hơn anh B về chỉ số nào đó vào một thời điểm nào đó.

Ví dụ: Cùng làm bánh, do anh A chăm chỉ học tập, làm việc, siêng năng nên kết quả tốt hơn anh B; nhưng bù lại do không biết giữ gìn sức khỏe nên sức khỏe anh A kém hơn anh B. Như vậy nói anh A hơn anh B là không đúng.

˗ Cây rau muống nhỏ nhắn, yếu ớt nhưng có thể luộc lên làm thức ăn được; còn cây gỗ lim cao to dùng để làm nhà, nhưng không luộc lên ăn được. Do vậy, so sánh giữa cây rau muống và cây gỗ lim là khập khiễng, vì đặc tướng, đặc tính khác nhau, tức là nhân quả của chúng khác nhau.

˗ Có những cây phù hợp thời tiết nóng, có những cây phù hợp điều kiện thời tiết lạnh, có cây thích hợp sống dưới nước, có cây thích hợp sống trên cạn, có cây hợp với đất cát, có cây thì hợp đất bùn… Không thể áp đặt điều kiện sống của cây này cho cây khác được. Ví dụ: cây hoa mai vàng thì phù hợp với thời tiết nóng, còn cây hoa anh đào thì phù hợp thời tiết lạnh.

• Thứ ba, chúng ta hãy suy tư về lý duyên hợp để thấy rằng trong sự sống của chúng ta có vô vàn các yếu tố khác, tức là có sự sống của người khác, loài vật khác và môi trường sống. Cho nên, thấy mình hơn người đó là vô minh, không hiểu lý duyên hợp.

Ví dụ: Những duyên sanh phục vụ cho cuộc sống hàng ngày chú N.V như: về ăn uống thì thức ăn do những người nông dân trồng bán cho chú; về giao thông thì đường sá do chính phủ làm; về quần áo do người dân dệt vải, nhà máy chế tạo, thợ may tạo thành; máy tính là phát minh của nhân loại do các kỹ sư, nhà khoa học, công nhân chế tạo; không khí chú thở cũng là do các cây quang hợp thải ra; chú đi học biết đọc biết viết thì cũng do cha mẹ, thầy cô hướng dẫn; chú biết chánh pháp thì cũng nhờ Thầy Thông Lạc tu chứng dạy, viết ra sách và nhiều người khác đăng tải trên web, hoặc qua sách in, hoặc có người giới thiệu; nhờ nhiều người tu tập vấn đạo với Thầy Thông Lạc nên chú mới có những bài pháp để mở mang kiến thức Phật pháp; nhờ các bài triển khai Định Vô Lậu ở Lớp Chánh Kiến mà mọi người mới được tham khảo học hỏi tri kiến của các tu sinh thế hệ trước, v.v..

Như vậy, một mình chú có thể tự làm được những điều đó không? Vậy mà mình thấy hơn người khác rồi sanh tâm ngã mạn thì đó là vô minh ngu si.

• Thứ tư, chúng ta hãy triển khai đạo đức tri ân.

Sự sống là duyên hợp nhân quả, nên trong sự sống của người này có sự sống của người khác, loài vật khác, có môi trường sống, vì vậy mà ta phải biết ơn sự sống của mọi người, mọi loài và môi trường sống. Nếu ta khởi tâm ngã mạn, tự cho mình hơn những người khác, loài vật khác rồi chà đạp lên sự sống của người khác, loài vật khác là chúng ta đã chà đạp lên sự sống của chính chúng ta. Vì thế, chỉ có tôn trọng sự sống của muôn loài, muôn vật mới thật sự là tôn trọng sự sống của chúng ta.

Khi có kiến thức hay hiểu biết gì thì chúng ta nên áp dụng kiến thức và sự hiểu biết đó để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp cho mình cho người, đó là biết đền ơn sự sống. Nhất là khi biết chánh pháp thì chúng ta phải biết áp dụng để xả các chướng ngại pháp trong tâm của mình nhằm mang lại sự bình an cho bản thân và mọi người xung quanh.

Cho nên, Thầy Thông Lạc dạy những người Phật tử phải biết Tứ Trọng Ân, nhưng nói rộng ra thì tất cả mọi người đều phải biết ơn sự sống, đó chính là đạo đức làm người.

Sinh thời, khi được tu học và làm việc bên cạnh Thầy, Nguyên Thanh chứng kiến điều này rất rõ, Thầy Thông Lạc luôn nhớ ơn người khác. Khi ai cúng dường cho Thầy thức ăn, vật dụng… Thầy đều rất trân trọng và sử dụng đem lại lợi ích cho mọi người.

Chính vì biết ơn sự sống nên Thầy rất tiết kiệm sự sống, cái gì đáng dùng thì dùng, cái gì không đáng dùng thì Thầy không dùng. Thầy thường tận dụng những tập vở học sinh còn thừa để viết thư trả lời cho Phật tử. Khi Thầy uống nước thì uống tới đâu Thầy rót đến đó, chứ không phải rót đầy cốc rồi uống một nữa, đó là sự phí phạm.

Đức Tri Ân giúp cho chúng ta hòa mình vào muôn loài vạn vật, không còn thấy cái ta riêng biệt, vì thế mà triệt tiêu tâm ngã mạn.

• Thứ năm, chúng ta hãy triển khai tri kiến về các pháp vô thường, thân vô thường để phá tâm chấp ngã và sự dính mắc vào các pháp thế gian.

Tất cả mọi vật có hình tướng hay không có hình tướng như tư tưởng, tình cảm, kể cả thân chúng ta đều là pháp vô thường, luôn luôn thay đổi theo quy luật nhân quả, có thành phải có hoại, có hợp phải có tan, không có gì là thường hằng bất biến cả. Vì thế, chúng ta đừng cố chấp vào bất cứ pháp nào trên thế gian này thì sẽ tiêu trừ được bản ngã của mình.

Quán xét các pháp vô thường, vô ngã là để xả tâm chấp ngã, chứ không phải để sống tiêu cực, yếm thế, không làm gì cả. Nếu sống tiêu cực, yếm thế, không làm gì là hiểu sai về Phật pháp.

Đạo Phật xác định, đã có thân tâm là có ngã, nếu thân hành, khẩu hành, ý hành làm ác sẽ mang đến khổ đau; nếu thân hành, khẩu hành, ý hành làm thiện sẽ đưa tới hạnh phúc, an vui cho mình cho người. Vì thế Đức Phật, Trưởng lão Thích Thông Lạc mới xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, muốn vậy phải xả tâm ly dục ly ác pháp, xả tâm ly dục ly ác pháp thì tâm bất động, tâm bất động có nghĩa là dục và ác pháp không tác động được vào tâm.

Cho nên, vô ngã trong Đạo Phật là vô ngã ác pháp và hữu ngã thiện pháp. Người ta chửi mà mình không giận là vô ngã ác pháp, đồng thời mình khởi tâm thương yêu và tha thứ cho người chửi mình là hữu ngã thiện pháp.

Thầy Thông Lạc sau khi tu xong, tâm bất động hoàn toàn, Thầy dựng lại chánh pháp cho mọi người trên hành tinh này, thì Thầy đang sống trong thân hành, khẩu hành, ý hành thiện, nhưng mọi khó khăn, gian nan không tác động được vào tâm của Thầy, Thầy luôn bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, vững tay chèo lái con thuyền chánh pháp vượt qua biết bao sóng gió để thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả cho nhân loại.

Và Thầy cũng dạy những người cư sĩ còn công việc, gia duyên hãy luôn sống cần lao nhưng buông xả, nghĩa là tích cực làm tròn bổn phận trách nhiệm nhân quả của mình trong thiện pháp nhưng xả tâm trước các chướng ngại đó là buông xả.

Cho nên, quán xét các pháp vô thường, thân vô thường là để xả tâm dính mắc các pháp thế gian, tâm không dính mắc thì bản ngã sẽ được tiêu trừ.

Tiếp tục dòng tư duy, chú hãy đặt câu hỏi thành thật với tâm của mình:

Về tài năng, chú thấy mình đã giỏi nhất trong nhân loại chưa?

Về sức khỏe chú thấy mình đã vô địch thiên hạ chưa?

Về vật chất, chú đã giàu nhất hành tinh chưa?

Về đạo đức thì chú có còn làm khổ mình khổ người không? Nếu có thì chú còn thiếu đạo đức, chứ chưa phải là có đạo đức hoàn toàn.

Về sanh, già, bệnh, chết chú đã làm chủ được phần nào chưa? Nếu chưa thì chú cũng đang bị bốn nỗi đau khổ này chi phối như tất cả mọi người khác mà thôi.

Về tri kiến giải thoát chú đã nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả chưa? Nếu chú còn thấy đúng sai thì chú tự biết mình chưa hiểu lý nhân quả.

Về xả tâm chú có nổi giận khi gặp cảnh trái ý nghịch lòng không?

Về an trú tâm thì chú nhiếp tâm, an trú được mấy phút? Nếu tâm còn loạn động thì chú phải tự biết mình còn dính mắc rất nhiều.

Chú đã biết chắc chắn là mình không còn tái sanh nữa không? Nếu còn tái sanh thì sẽ đi về đâu chú đã biết chưa? Nếu chưa biết thì chú cũng mù mịt trong màn đêm đen tối giống như bao người khác mà thôi…

Chú nên nhớ tất cả mọi thứ trên thế gian này đều do duyên hợp, chứ không có gì là tuyệt đối. Như ông Bill Gates là một thiên tài công nghệ vào thập niên 80 – 90 của thế kỷ 20, nhưng vào đầu thế kỷ 21, khi xem những bản thuyết trình về công nghệ máy tính lượng tử, ông ấy đã thú nhận là mình không hiểu gì hết. Cho nên, tài năng cũng có thời điểm, chứ không phải là mãi mãi. Suy rộng ra, tất cả các lĩnh vực khác đều như vậy cả.

Ông Bill Gates có gần 100 tỷ đô la, nếu sống ở nước Mỹ thì ông giàu nhất, nhưng nếu ông ấy vào rừng sống với bộ lạc không biết chữ, không biết tiêu tiền, chỉ biết săn bắn, hái lượm để sống thì 100 tỷ kia là vô nghĩa. Cho nên, duyên thay đổi thì nhân quả thay đổi.

Hỏi như vậy để thấy rằng, đời cũng như đạo, còn có nhiều người giỏi hơn mình, núi cao còn có núi khác cao hơn. Chính vì thế, hiểu chánh pháp là biết phân biệt pháp nào thiện, pháp nào ác, pháp ác thì ta từ bỏ, pháp thiện thì ta tăng trưởng để sống không làm khổ mình khổ người, chứ không phải lấy sự hiểu biết trong chánh pháp đi so đo hơn thua, chê bai người khác, hệ phái khác… thì lúc này là ác pháp rồi chứ không còn là thiện pháp nữa.

Nhiều người biết chánh pháp nhưng lại hay đi nhìn lỗi người khác thì đó là tâm ngã mạn, đi sai tông chỉ của Phật giáo.

Trong cuộc sống này, người có chánh kiến thì họ đều biết đúng sai, phải trái, chánh tà, cao thấp, tốt xấu, ngon dở, xấu đẹp, giàu nghèo… rất rõ ràng, nhưng không bị sự đúng sai, phải trái, chánh tà, cao thấp, tốt xấu, ngon dở, xấu đẹp, giàu nghèo tác động vào tâm vì họ hiểu đó là nhân quả, nên họ chỉ quan tâm tới thiện và ác, nếu ác thì không làm, còn thiện thì tăng trưởng, chính vì vậy mà họ không khởi tâm so đo hơn thua để làm khổ mình khổ người.

Hàng ngày, sau khi quán xét về tri kiến xả tâm ngã mạn, chú hãy như lý tác ý: “Ngã mạn nuôi lớn bản ngã làm chướng tâm ngại đạo, làm cho vô minh lầm chấp thêm sâu dày, nó là một pháp ác làm khổ mình khổ người. Chính vì vậy ta phải đoạn trừ tâm ngã mạn thật sạch!” hoặc đơn giản: “Tâm như cục đất, từ bỏ tham, sân, si, mạn, nghi cho thật sạch”.

Chúng ta biết rằng Tứ Diệu Đế là chân lý của con người, tất cả mọi người đều bình đẳng trên bốn chân lý, cho nên sau khi tu hành xong, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dựng lại chánh pháp cho con người trên hành tinh này, Thầy muốn đưa nền đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người đến với tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, màu da, tôn giáo, giai cấp…

Nền đạo đức này phải xây dựng từ cá nhân, gia đình và xã hội, đi vào từng hang cùng ngõ hẻm từ trường học đến bệnh viện, công sở, nhà máy, xí nghiệp… và được áp dụng vào trong các lĩnh vực của đời sống như đạo đức cá nhân, đạo đức gia đình, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội, đạo đức vệ sinh môi trường, đạo đức kinh tế, đạo đức giao thông, đạo đức xây dựng, đạo đức nhà giáo, đạo đức người học võ, đạo đức khoa học… Nếu mọi lĩnh vực trong đời sống đều áp dụng đạo đức không làm khổ mình khổ người thì con người sống rất thanh thản, an vui, luôn yêu thương và tha thứ cho nhau, mọi gia đình đều hạnh phúc, đầm ấm, yên vui, xã hội rất bình an, thịnh vượng.

Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

Đọc thêm

Leave a Comment

  • Tri Kiến Giải Thoát

    12 tháng trước

    "Hàng ngày, sau khi quán xét về tri kiến xả tâm ngã mạn, chú hãy như lý tác ý: “Ngã mạn nuôi lớn bản ngã làm chướng tâm ngại đạo, làm cho vô minh lầm chấp thêm sâu dày, nó là một pháp ác làm khổ mình khổ người. Chính vì vậy ta phải đoạn trừ tâm ngã mạn thật sạch!” hoặc đơn giản: “Tâm như cục đất, từ bỏ tham, sân, si, mạn, nghi cho thật sạch”." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    12 tháng trước

    "Trong cuộc sống này, người có chánh kiến thì họ đều biết đúng sai, phải trái, chánh tà, cao thấp, tốt xấu, ngon dở, xấu đẹp, giàu nghèo… rất rõ ràng, nhưng không bị sự đúng sai, phải trái, chánh tà, cao thấp, tốt xấu, ngon dở, xấu đẹp, giàu nghèo tác động vào tâm vì họ hiểu đó là nhân quả, nên họ chỉ quan tâm tới thiện và ác, nếu ác thì không làm, còn thiện thì tăng trưởng, chính vì vậy mà họ không khởi tâm so đo hơn thua để làm khổ mình khổ người." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    12 tháng trước

    "Hỏi như vậy để thấy rằng, đời cũng như đạo, còn có nhiều người giỏi hơn mình, núi cao còn có núi khác cao hơn. Chính vì thế, hiểu chánh pháp là biết phân biệt pháp nào thiện, pháp nào ác, pháp ác thì ta từ bỏ, pháp thiện thì ta tăng trưởng để sống không làm khổ mình khổ người, chứ không phải lấy sự hiểu biết trong chánh pháp đi so đo hơn thua, chê bai người khác, hệ phái khác… thì lúc này là ác pháp rồi chứ không còn là thiện pháp nữa." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    12 tháng trước

    "Sự sống là duyên hợp nhân quả, nên trong sự sống của người này có sự sống của người khác, loài vật khác, có môi trường sống, vì vậy mà ta phải biết ơn sự sống của mọi người, mọi loài và môi trường sống. Nếu ta khởi tâm ngã mạn, tự cho mình hơn những người khác, loài vật khác rồi chà đạp lên sự sống của người khác, loài vật khác là chúng ta đã chà đạp lên sự sống của chính chúng ta. Vì thế, chỉ có tôn trọng sự sống của muôn loài, muôn vật mới thật sự là tôn trọng sự sống của chúng ta." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    12 tháng trước

    "Như trên đã nói qua, ngã mạn thuộc về tâm vô minh, để điều phục tâm ngã mạn thì phải triển khai tri kiến minh, tức là tri kiến đúng đắn như thật gọi là chánh tri kiến." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    12 tháng trước

    "Người có tâm ngã mạn sẽ tạo ra một sức ỳ nơi tâm lý, rất khó thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh, nên khi hoàn cảnh thay đổi thì kiến thức và kinh nghiệm của họ bị bỏ lại đằng sau, nghĩa là bị tụt hậu." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    12 tháng trước

    "Người ngã mạn thường là người có tính gia trưởng, độc đoán, cố chấp, bảo thủ hay làm khổ người khác và làm khổ mình, khiến người khác khó gần, khó tiếp xúc và khó góp ý." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    12 tháng trước

    "Khi bị tâm ngã mạn chi phối, dương dương tự đắc, coi mình hơn mọi người thì người đó sẽ không còn học tập được những điều hay lẽ phải từ người khác, sẽ không còn muốn đổi mới cập nhật kiến thức và chấp chặt vào những gì đang có, nên những người này rất khó tiến bộ trên đường đời cũng như đường đạo." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    12 tháng trước

    "Ngã mạn thuộc ngũ triền cái tham, sân, si, mạn, nghi, tức là thuộc vô minh. Để xả tâm ngã mạn thì cần phải sống đúng 5 giới trở về gốc thiện của con người và triển khai tri kiến xả tâm ly dục ly ác pháp." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 10 Tháng Mười, 2023, 21:30
Bài viết liên quan
Hạnh nghiệp nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Pháp tu cho người già

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Chánh niệm tĩnh giác để xả tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Tái sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Sống tích cực

Nguyên Thanh

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

Ly dục ly ác pháp tâm bất động

Nguyên Thanh

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

Lòng yêu thương đúng lộ trình nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.

Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát

Nguyên Thanh

Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.

Nghiệp và tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.

Sống là tu, tu là sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm