- dẫn tâm vào đạo
- tầm tứ
- sân
- ý thức
- tăng trưởng thiện
- vô ký
- tác ý
- vô phân biệt
- liệt tuệ
- Tứ Thần Túc
- chánh niệm tĩnh giác
- suy nghĩ
- ngoan không
- an trú tâm
- Nhị Thiền
- tứ
- nghiệp
- tham
- tri kiến giải thoát
- chánh tư duy
- nghiệp lực
- sanh thiện
- nhiếp tâm
- ý thức lực
- Định Vô Lậu
- tư duy
- Như Lý Tác Ý
- vọng tưởng
- không tưởng
- chánh kiến
- si
- tầm
- ngăn ác diệt ác
- ức chế tâm
Tầm tứ
Nội dung mô tả
Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:
Ngày 1 tháng 6 năm 2024
TẦM TỨ
Phật tử Q.G thưa hỏi
Hỏi: Thưa cô, con xin hỏi tầm là gì, tứ là gì và cách diệt tầm tứ ra sao? Cảm ơn cô!
Đáp: Kính gửi chị Q.G!
Tầm là tư duy, suy nghĩ; tứ là tác ý, là lệnh truyền của ý thức.
Ví dụ 1: Người bán hàng khởi lên ý nghĩ: “Làm sao để bán xong số hàng này sớm nhất”, thì đó là tầm.
Ví dụ 2: Một học sinh tìm cách để giải bài toán, thì suy nghĩ đó là tầm.
Ví dụ 3: Một người ngồi triển khai đề tài “Nhân quả thảo mộc”, thì sự triển khai đó là tầm.
Ví dụ 4: Một học sinh trước khi đi ngủ thì nhắc tâm: “Mai nhớ dậy sớm 5 giờ ôn bài để đi thi”, thì đó là tứ, tức là ra lệnh cho tâm thực hiện theo mong muốn của mình.
Ví dụ 5: Có người bị áp bức nên khởi tâm thù hận nên nói: “Nhất định ta phải trả thù người gây ra chuyện này”, thì đó là tứ, tứ này là ác pháp.
Ví dụ 6: Một người tu trạch pháp: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si cho thật sạch”, “Tâm phải bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”, đó là tứ…
Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, mà ý thức là công cụ quan trọng nhất đối với sự tu hành giải thoát, vì Đức Phật đã xác định trong bài kinh Song Tầm: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Cho nên, tu hành theo Đạo Phật thì không diệt tầm tứ, vì diệt tầm tứ là diệt ý thức, mà diệt ý thức thì lấy cái gì để tu hành?
Tầm có thiện và ác, tứ có thiện và ác. Cho nên, người tu phát triển tầm tứ thiện để diệt tầm tứ ác, chứ không diệt tầm tứ cả ác lẫn thiện.
Đến với Đạo Phật đầu tiên là phải thông suốt những gì cần thông suốt, rồi mới tu tập những gì cần tu tập. Để thông suốt những gì cần thông suốt thì phải dùng ý thức tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng về Bốn Chân Lý của con người mà Đức Phật và Trưởng lão Thích Thông Lạc đã khai thị, rồi hiểu rõ lộ trình tu tập là chương trình giáo dục đào tạo gồm có 8 lớp Bát Chánh Đạo, chia làm ba cấp học Giới – Định – Tuệ. Nếu không dùng ý thức tư duy suy nghĩ, tức là triển khai tầm tứ thì làm sao mà có thể thông suốt những gì cần thông suốt được?
Phương pháp tu hành thì Đức Phật dạy pháp tu rất rõ ràng: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”, cho nên tu hành là dùng ý thức để quán xét trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, xem có chướng ngại pháp nào thì tư duy cho kỹ nguồn gốc và sự tác hại của chướng ngại đó, rồi dùng ý thức trạch ra câu tác ý diệt trừ gốc nghiệp sinh ra ác pháp này để trả lại cho tâm hồn sự bình yên, thanh thản.
Nếu tu hành mà diệt tầm tứ tức là diệt ý thức thì con người trở thành gốc cây, cục đá, chứ không thể nào có sự giải thoát.
Đạo Phật chỉ diệt tầm tứ khi có đủ Tứ Thần Túc để nhập Nhị Thiền, mà muốn có Tứ Thần Túc thì phải sung mãn Tứ Niệm Xứ, muốn sung mãn Tứ Niệm Xứ thì phải ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện trên Tứ Chánh Cần. Muốn tu Tứ Chánh Cần thì phải tu tập chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Muốn tu chánh kiến, chánh tư duy thì phải triển khai tri kiến giải thoát, khi thấu suốt lý giải thoát thì biến ra lời nói chánh ngữ và hành động chánh nghiệp, tu tập thân, khẩu, ý thanh tịnh, tức là sống đúng chánh mạng.
Lớp đầu tiên của Đạo Phật là lớp Chánh kiến nhằm triển khai ý thức nhìn các pháp để tâm không khổ đau. Cho nên, tu hành không thể nào diệt ý thức được, vì diệt ý thức là diệt tư duy suy nghĩ, diệt tư duy suy nghĩ thì làm sao triển khai chánh kiến, chánh tư duy, không triển khai được chánh kiến, chánh tư duy thì làm sao tu tập những lớp còn lại của Bát Chánh Đạo? Do đó, phải dùng ý thức để triển khai tri kiến giải thoát, chứ không được diệt ý thức của mình, vì diệt ý thức là liệt tuệ, mà liệt tuệ thì không thể giải thoát.
Đạo Phật lấy thiện pháp đi vào chỗ tu, vì thế Đức Phật dạy chúng ta triển khai tư duy thiện để diệt tư duy ác, cho nên Đạo Phật chấp nhận tầm tứ thiện chứ không chấp nhận tầm tứ ác, vì tầm tứ ác tạo nhân ác để đưa con người đi đến khổ đau, còn tầm tứ thiện tạo nhân thiện sẽ đưa con người đến chỗ hạnh phúc, an vui, giải thoát.
Cũng là sự tư duy suy nghĩ, nhưng có tư duy suy nghĩ đưa đến khổ đau và có tư duy suy nghĩ đưa đến sự giải thoát, thì tư duy suy nghĩ không có khổ đau gọi là Định Vô Lậu, muốn triển khai Định Vô Lậu thì chúng ta phải học căn bản trên lớp Chánh kiến và Chánh tư duy, đó là những lớp đầu tiên của Đạo Phật triển khai tầm thiện và tứ thiện để hiểu rõ các pháp như thật nhằm ngăn và diệt ác pháp trong tâm của mình để tâm được thanh thản, an lạc và vô sự. Cho nên, Đức Phật dạy: “Lấy pháp trắng trị pháp đen”, tức là dùng tầm tứ thiện diệt tầm tứ ác, đó là phương pháp tu tập căn bản nhất của Đạo Phật.
Trong kinh Nikaya, Đức Phật đã kể lại quá trình tu hành của mình: “Khi ta chưa thành Chánh Giác, Ta suy nghĩ như sau: “Ta sống suy tư và chia hai suy tầm”. Chư Tỳ kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.
Chư Tỳ kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: “Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”, thì dục tầm được biến mất. Chư Tỳ kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm”. Với sân tầm và hại tầm Đức Phật cũng tư duy như vậy để trừ bỏ, xả ly và đoạn tận sân tầm, hại tầm.
Đó là cách mà Đức Phật tư duy, suy nghĩ phân biệt tâm niệm của mình rất rõ, tức là triển khai tầm tứ để diệt tâm tham, sân, si và cuối cùng Ngài đã thành tựu đạo giải thoát, chứ Đức Phật không có diệt tầm tứ.
Thầy Thông Lạc cũng vậy, vào những lúc bế tắc nhất trong sự tu hành sau khi ôm pháp tri vọng gần 10 năm trời mà không có kết quả, vì Thầy nghĩ rằng diệt hết vọng tưởng (tầm) thì thành Phật, cuối cùng nhờ đọc kinh Trung Bộ do Hòa thượng Minh Châu dịch, thấy lời dạy: “Khi tác ý một tướng khác thì tướng kia sẽ bị diệt”, Thầy liền áp dụng ngay liền vào đời sống tu hành của mình. Thầy nghĩ: “Mình còn tham, sân, si thì mình phải tác ý để ly tham, sân, si”, rồi Thầy trạch ra câu pháp hướng: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si cho thật sạch”, nên cuối cùng Thầy xả sạch tham, sân, si, chứng đạo giải thoát, làm chủ sanh tử, chấm dứt tái sanh luân hồi, dựng lại chánh pháp của Đức Phật Thích Ca, thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
Như vậy, Thầy Thông Lạc nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà thành công chiến thắng giặc sinh tử, đó là Thầy đã dùng ý thức tác ý dẫn tâm vào chỗ giải thoát, tức là sử dụng tứ thiện, chứ không diệt tầm tứ.
Người đời muốn thành công bất cứ lĩnh vực nào đều phải tư duy suy nghĩ cẩn thận, kỹ lưỡng, thấu đáo, chứ không thể không suy nghĩ hoặc suy nghĩ một cách hời hợt mà có thể thành công, thì điều đó không bao giờ có.
Đối với người tu hành thì họ còn suy nghĩ nhiều hơn nữa để thông suốt những gì cần thông suốt rồi áp dụng pháp tu một cách đúng lộ trình, đúng hoàn cảnh, đúng trạng thái tâm để giúp cho tâm hồn được thanh thản, an vui, giải thoát.
Ngay ở lớp Chánh kiến đầu tiên, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy: “Các con phải vét cạn đầu óc để triển khai cho được những đề tài Định Vô Lậu”, “Mỗi đề tài ít nhất các con cũng viết cỡ trăm trang giấy, mà còn phải viết đi viết lại nhiều lần cho thấm nhuần”… Rồi lớp Chánh tư duy thì Thầy dạy chúng ta phải áp dụng Định Vô Lậu để phân tích, mổ xẻ để thấu triệt từng tâm niệm, từ đó tác ý xả sạch gốc nghiệp sanh ra những niệm đó.
Thầy Thông Lạc đã dạy: “Tứ Thánh Định không ngoài Định Vô Lậu”, vì thế Định Vô Lậu hết sức quan trọng đối với sự tu hành giải thoát, muốn triển khai Định Vô Lậu thì phải dùng tư duy, suy nghĩ rất nhiều, tức là triển khai tầm thiện để thấu suốt cái lý như thật của các pháp và trạch ra tứ thiện (pháp Như Lý Tác Ý) để đoạn trừ phiền não giúp cho tâm mình an trú trong trạng thái giải thoát.
Để khẳng định lại tầm quan trọng của việc dùng ý thức triển khai tri kiến giải thoát, Thầy Thông Lạc thường nhắc nhở mọi người: “Nếu không có chánh kiến sẽ không bao giờ có sự giải thoát”, thì chúng ta phải hiểu rằng, người tu hành không được diệt tầm tứ, vì diệt tầm tứ là diệt ý thức, diệt ý thức sẽ đưa con người tới chỗ liệt tuệ.
Do vậy, chúng ta hãy cố gắng tập triển khai tri kiến để thấu suốt cái lý như thật của các pháp thì sẽ giúp cho tâm hồn thoát ra mọi sự ràng buộc của các pháp trong thế gian này. Nhưng bản chất con người từ nghiệp tham, sân, si sanh ra, nên ai cũng lười biếng, nhất là lười tư duy suy nghĩ, họ thường bị cố chấp, giáo điều trong kinh sách, hoặc hiểu biết một cách cạn cợt, vì thế mà xả tâm không được, hoặc chỉ xả được một phần nhỏ nào đó mà thôi. Nói nhân quả thì ai cũng hiểu, nhưng hiểu một cách chung chung, không có thâm sâu, vì thế thì xả tâm cũng chung chung, không có rõ nét, thậm chí đôi khi còn bị ức chế tâm.
Thầy Thông Lạc đã dạy Nguyên Thanh: “Cái khó của sự tu hành là chỗ triển khai Định Vô Lậu, vì bản chất con người họ lười biếng thụ động”.
Như trên đã nói, phương pháp tu tập đầu tiên mà Đức Phật dạy chúng ta là Tứ Chánh Cần có bốn loại định: Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, Định Niệm Hơi Thở và Định Thư Giãn.
Định Vô Lậu là triển khai tri kiến thấu suốt cái lý như thật của các pháp, nói ngắn gọn là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả.
Định Chánh Niệm Tĩnh Giác là tập nhiếp tâm, an trú trên thân hành.
Định Niệm Hơi Thở gồm có 7 đề mục đầu dạy nhiếp tâm, an trú tâm, và 12 đề mục sau dạy xả tâm, ly dục ly ác pháp.
Định Thư Giãn giúp thư giãn thân tâm, là tiền thân của pháp tu Tứ Niệm Xứ, trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu.
Trong bốn loại định này, phương pháp tu tập an trú tâm trên thân hành hoặc hơi thở gọi là Định Diệt Tầm Giữ Tứ, có nghĩa là dùng câu pháp hướng để an trú tâm trên thân hành nội hoặc thân hành ngoại. Ví dụ tác ý: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, rồi bước đi cảm nhận từng bước chân đi mà tâm không khởi niệm phóng dật thì gọi là an trú tâm. Khi đi mà tâm không khởi niệm là diệt tầm, tác ý để tâm chỉ biết bước chân đi thì gọi là giữ tứ.
Với Định Niệm Hơi Thở cũng vậy, khi an trú tâm trên hơi thở thì chúng ta dùng câu tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” để dẫn tâm vào chỗ chỉ biết hơi thở vô/ra mà không khởi niệm phóng dật, thì đó là Định Diệt Tầm Giữ Tứ.
Mục đích của việc an trú tâm ở Định Diệt Tầm Giữ Tứ là giúp cho tâm tỉnh thức trên thân hành nội và ngoại để tác ý xả tâm. Cho nên, xả tâm là chính, an trú tâm là phụ.
Nếu một người sức tỉnh thức còn yếu, chưa an trú tâm được, thì họ chỉ cần tĩnh giác trên từng tâm niệm của mình, rồi dùng Định Vô Lậu tư duy suy nghĩ phân biệt cho được niệm nào là thiện, niệm nào là ác, sau đó dùng pháp Như Lý Tác Ý để xả bỏ gốc nghiệp sanh ra niệm ác, thì tâm sẽ bình an, giải thoát. Cách tu như vậy là ngồi chơi xả tâm.
Như vậy, đối với Đạo Phật công cụ quan trọng nhất để tu tập đó là ý thức, dùng ý thức triển khai tri kiến giải thoát đó là tầm thiện và dùng ý thức trạch ra những câu pháp hướng Như Lý Tác Ý để xả tâm, ly dục ly ác pháp, đó là tứ thiện. Cho nên, Đạo Phật không diệt tầm tứ, nhưng có phương pháp tu tập Định Diệt Tầm Giữ Tứ với mục đích là tỉnh thức để xả tâm.
Bản chất tu hành là một cuộc đấu tranh nội tâm, đấu tranh nội tâm là cuộc đấu tranh của ý thức lực (lực ly tham, ly sân, ly si) và nghiệp lực (lực tham, sân, si). Nếu ý thức lực yếu thì không chống lại được sự tác động của nghiệp lực, nên đành phải chịu sự khổ đau. Ví dụ: Nhiều người là bác sĩ họ biết rõ tác hại của thuốc lá, nhưng tại sao họ vẫn hút? – Là vì ý thức lực ly dục nghiện thuốc lá của họ yếu hơn nghiệp lực nghiện thuốc lá, cho nên họ không thắng nổi cơn thèm thuốc lá, nên đành phải tặc lưỡi hút.
Nếu chúng ta diệt tầm tứ tức là diệt ý thức, mà diệt ý thức thì ý thức lực trở nên yếu đuối và bị triệt tiêu thì làm sao đủ sức để chống lại nghiệp lực, không chống lại được nghiệp lực thì làm sao mà giải thoát khỏi sự chi phối của nghiệp lực, đành phải chịu sự khổ đau mà thôi.
Con đường tu tập của Đạo Phật là con đường nâng cao năng lực của ý thức, từ việc triển khai tri kiến giải thoát xả tâm trên Tứ Chánh Cần, cho đến khi tâm không phóng dật quay vào định trên thân thì ý thức sẽ tự quán xét động dụng trên thân hành của mình, đây gọi là pháp tu Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu ở đời, khi Tứ Niệm Xứ sung mãn thì ý thức lực trở thành Tứ Thần Túc đủ sức tịnh chỉ các hành trong thân để nhập Tứ Thánh Định. Do vậy, nếu người tu muốn nhập Nhị Thiền thì lúc này họ mới dùng Tứ Thần Túc diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền.
Bình thường, một người tu chứng đạo họ cũng sống với ý thức hoạt động đầy đủ có tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm, tức là sống với tầm tứ thiện của trạng thái Sơ Thiền. Vì thế mà Trưởng lão Thích Thông Lạc thường khai thị, trả lời vấn đạo, giảng dạy tu sinh, viết sách đạo đức nhân bản – nhân quả… đều bằng cách sử dụng tầm tứ thiện của Thầy.
Do vậy, chỉ khi nào tâm hết tham, sân, si, đủ Tứ Thần Túc thì mới nói chuyện diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền. Trong khi còn đang tu hành thì phải biết sử dụng ý thức của mình để triển khai tri kiến giải thoát và trạch ra những câu pháp hướng Như Lý Tác Ý để xả các chướng ngại trong tâm của mình thì mới mong được giải thoát.
Khi xưa, Đức Phật đã thành đạo nhờ pháp Như Lý Tác Ý và đến cuối thế kỷ 20 này, Trưởng lão Thích Thông Lạc trở thành người chiến thắng giặc sinh tử cũng nhờ pháp Như Lý Tác Ý.
Pháp Như Lý Tác Ý sẽ phát huy tối đa tác dụng khi chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, tức là biết cách triển khai tri kiến giải thoát.
Pháp Như Lý Tác Ý là pháp môn nhiệm mầu được Đức Phật thương xót truyền lại cho chúng ta: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ kheo, có như lý tác ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị đoạn diệt”.
Thầy Thông Lạc trong bức tâm thư gửi các cụ, các bác ngày 27/8/2006, Thầy cũng đã tha thiết nhắc nhở các cụ, các bác sử dụng pháp môn nhiệm màu này: “Các cụ, các bác hãy nhớ ôm chặt pháp Như Lý Tác Ý như cầm thanh gươm thư hùng kiếm trước giặc sinh tử, như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản trước quân Tào trùng trùng lớp lớp mà không hề nao núng. Có như vậy mới làm chủ giặc sinh tử, có như vậy mới có ngày ca khúc khải hoàn làm chủ sanh, già, bệnh, chết.
Như trên đã nói, chỉ có pháp môn Như Lý Tác Ý này giúp các cụ, các bác thoát khổ đau và chấm dứt luân hồi. Xưa kia vì thương xót chúng sanh nên Đức Phật dạy cho chúng ta pháp môn mầu nhiệm này như cây chổi thần để hằng ngày quét sạch tất cả các ác pháp khiến tâm chúng ta không còn lậu hoặc. Đây là pháp ngăn ác diệt ác pháp tuyệt vời; đây là thanh gươm thư hùng kiếm ngăn giặc sanh tử giữ vững thân tâm như tường đồng vách sắt; đây là chiếc phao các cụ, các bác hãy ôm cho thật chặt, dù cho sóng to gió dữ của nghiệp thân như thế nào cũng không được bỏ phao, phải giữ gìn không được rời tay để đến bờ bên kia. Nếu không giữ gìn chặt, buông pháp tức là buông phao, các cụ, các bác sẽ chìm xuống đáy biển sanh tử luân hồi mãi mãi muôn đời muôn kiếp. Từ đây Thầy trò không còn gặp lại nhau nữa. Phải không các cụ, các bác?”.
Cho nên, pháp Như Lý Tác Ý là tứ thiện, đó là lệnh truyền của ý thức, là cây chổi thần, là thanh trường kiếm để giúp chúng ta đoạn dứt khổ đau. Chúng ta hãy mài sắc thanh kiếm này hàng ngày, sử dụng một cách điêu luyện, thiện xảo để chém giặc tham, sân, si như chém bùn, thì sẽ bảo vệ được tâm hồn bình an và sẽ có ngày ca khúc khải hoàn như Đức Phật, các bậc Thánh Tăng và Trưởng lão Thích Thông Lạc đã từng chiến thắng oanh liệt.
Sau khi Đức Phật và những Thánh đệ tử cuối cùng lần lượt nhập diệt, thì giáo pháp của Ngài bị mai một dần, khiến cho mọi người mất đi phương pháp tu hành, mà điều quan trọng nhất là tri kiến Định Vô Lậu và pháp Như Lý Tác Ý, hai pháp bảo vô giá này đã bị vô số tà kiến che phủ.
Chính vì vậy mà rất nhiều người tu không còn nắm được cách thức tu hành, họ không biết cách nào để diệt nghiệp tham, sân, si, mà chỉ tìm mọi cách để ức chế tâm cho hết vọng tưởng bằng nhiều phương pháp khác nhau khiến cho ý thức tê liệt, không còn khởi niệm, tức là diệt tầm tứ, trong khi tham, sân, si của họ vẫn còn nguyên, thậm chí còn mạnh hơn trước khi chưa tu vì tâm bị nén quá nhiều, vì thế mà họ lạc vào mê hồn trận của tưởng thức, nên không thể nào giải thoát được.
Người tu hành phải ghi nhớ kỹ: không phẫn nộ vọng niệm. Khi có vọng niệm chướng ngại khởi lên trong tâm, thì chúng ta lấy đó làm đề tài để phân tích, mổ xẻ, truy tìm gốc nghiệp sinh ra vọng niệm đó, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý chặt đứt, đoạn tận gốc nghiệp này, thì tâm được giải thoát.
Đối tượng tu hành của đạo giải thoát là nghiệp tham, sân, si, chứ không phải vọng tưởng, vì nghiệp tham, sân, si là cái gốc, còn vọng tưởng là cái ngọn.
Nếu hiểu sai mục đích tu hành chỉ lo diệt vọng tưởng thì chúng ta đã diệt ý thức của mình, tức là diệt tầm tứ, mà diệt ý thức của mình rồi thì lấy cái gì để tu?
Có chú M.Th rất ham tu, do chưa thông suốt những gì cần thông suốt đã vội nhập thất nơi rừng núi để tu hành. Vì không biết cách triển khai tri kiến giải thoát, nên chú M.Th đã ức chế tâm diệt vọng tưởng, khiến cho ý thức tê liệt, không còn phân biệt được người hộ thất của mình nữa. Thấy vậy, người hộ thất liền gọi người quen đưa về nhà để chăm sóc, phải mất 1 tuần sau chú M.Th mới nhận ra người quen của mình.
Đây là hiện tượng diệt tầm tứ nhưng không diệt tham, sân, si, nên dẫn tới mất ý thức, biến mình thành cây đá. May mà có người phát hiện ra kịp thời, chứ không thì rất nguy hiểm, vì khi thần kinh đã tê liệt thì chúng ta không thể làm bất kỳ một điều gì trên cuộc đời này, còn nói gì đến chuyện tu hành.
Những trạng thái như vô ký, ngoan không là hiện tượng tầm tứ bị diệt, ý thức chìm, nên tâm bị lặng đi không còn nhận biết điều gì trong khoảng giây lát (vô ký) hoặc vài chục phút (ngoan không). Kéo dài trạng thái ngoan không thì tâm rơi vào không tưởng. Những trạng thái này người tu hành phải tránh xa.
Người tu hành họ phân biệt rõ đúng – sai, phải – trái, chánh – tà, thiện – ác, tốt – xấu, ngon – dở, nhưng không bị đúng – sai, phải – trái, chánh – tà, thiện – ác, tốt – xấu, ngon – dở tác động vào tâm, là vì họ nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả. Còn người diệt tầm tứ, tức là diệt ý thức, thì biến mình thành người vô phân biệt.
Vì vậy, chúng ta phải lưu ý: tu hành không được diệt tầm tứ, mà phải triển khai tầm tứ để diệt tham, sân, si, tức là triển khai tri kiến giải thoát.
Trước khi nhập diệt, Đức Phật đã di chúc lại cho chúng ta: “Sau khi Ta nhập diệt, hãy lấy giáo pháp và giới luật của Ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành”. Có nghĩa là dạy chúng ta nghiên cứu giáo pháp của Ngài thật kỹ để sống đúng giới luật, muốn sống đúng giới luật thì phải triển khai tri kiến giải thoát, vì: “Giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó, tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, tri kiến làm giới luật thanh tịnh, giới luật làm tri kiến thanh tịnh”. Do vậy, muốn thực hiện di chúc của Ngài thì chúng ta phải triển khai tầm tứ thiện diệt tầm tứ ác để xây dựng một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, mà sống không làm khổ mình khổ người là giải thoát.
Trưởng lão Thích Thông Lạc cũng đã căn dặn chúng ta: “Triển khai tri kiến giải thoát” để thực hiện lời di chúc của Đức Phật.
Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.
TM. Ban Biên Tập
Sc. Nguyên Thanh
Leave a Comment
Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.
Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.
Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.
Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.
Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.
Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.
Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.
Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.
Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.
Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.
Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.
Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.
Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.
Năm Nguyễn
4 tháng trước
Con xin biết ơn Sư Cô Nguyên Thanh cùng Ban biên Tập , đã cho con bài Pháp Thực Tiễn trong quá trình thực hiện: Triển Khai Tri Kiến Giải Thoát .
Các tương tác cảm xúc
Thiện Tâm
4 tháng trước
Con kính tri ân Sư Cô Nguyên Thanh cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con bài viết quan trọng giúp chúng con mở mang thêm nhiều tri kiến hữu ích khi tu tậpạ !🙏❤️
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
4 tháng trước
"Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
4 tháng trước
"Người tu hành họ phân biệt rõ đúng - sai, phải - trái, chánh - tà, thiện - ác, tốt - xấu, ngon - dở, nhưng không bị đúng - sai, phải - trái, chánh - tà, thiện - ác, tốt - xấu, ngon - dở tác động vào tâm, là vì họ nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả. Còn người diệt tầm tứ, tức là diệt ý thức, thì biến mình thành người vô phân biệt." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
4 tháng trước
"Pháp Như Lý Tác Ý là pháp môn nhiệm mầu được Đức Phật thương xót truyền lại cho chúng ta: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ kheo, có như lý tác ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị đoạn diệt”." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
4 tháng trước
"Để khẳng định lại tầm quan trọng của việc dùng ý thức triển khai tri kiến giải thoát, Thầy Thông Lạc thường nhắc nhở mọi người: “Nếu không có chánh kiến sẽ không bao giờ có sự giải thoát”, thì chúng ta phải hiểu rằng, người tu hành không được diệt tầm tứ, vì diệt tầm tứ là diệt ý thức, diệt ý thức sẽ đưa con người tới chỗ liệt tuệ." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
4 tháng trước
"Cũng là sự tư duy suy nghĩ, nhưng có tư duy suy nghĩ đưa đến khổ đau và có tư duy suy nghĩ đưa đến sự giải thoát, thì tư duy suy nghĩ không có khổ đau gọi là Định Vô Lậu, muốn triển khai Định Vô Lậu thì chúng ta phải học căn bản trên lớp Chánh kiến và Chánh tư duy, đó là những lớp đầu tiên của Đạo Phật triển khai tầm thiện và tứ thiện để hiểu rõ các pháp như thật nhằm ngăn và diệt ác pháp trong tâm của mình để tâm được thanh thản, an lạc và vô sự. Cho nên, Đức Phật dạy: “Lấy pháp trắng trị pháp đen”, tức là dùng tầm tứ thiện diệt tầm tứ ác, đó là phương pháp tu tập căn bản nhất của Đạo Phật." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
4 tháng trước
"Đạo Phật lấy thiện pháp đi vào chỗ tu, vì thế Đức Phật dạy chúng ta triển khai tư duy thiện để diệt tư duy ác, cho nên Đạo Phật chấp nhận tầm tứ thiện chứ không chấp nhận tầm tứ ác, vì tầm tứ ác tạo nhân ác để đưa con người đi đến khổ đau, còn tầm tứ thiện tạo nhân thiện sẽ đưa con người đến chỗ hạnh phúc, an vui, giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
4 tháng trước
"Lớp đầu tiên của Đạo Phật là lớp Chánh kiến nhằm triển khai ý thức nhìn các pháp để tâm không khổ đau. Cho nên, tu hành không thể nào diệt ý thức được, vì diệt ý thức là diệt tư duy suy nghĩ, diệt tư duy suy nghĩ thì làm sao triển khai chánh kiến, chánh tư duy, không triển khai được chánh kiến, chánh tư duy thì làm sao tu tập những lớp còn lại của Bát Chánh Đạo? Do đó, phải dùng ý thức để triển khai tri kiến giải thoát, chứ không được diệt ý thức của mình, vì diệt ý thức là liệt tuệ, mà liệt tuệ thì không thể giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
4 tháng trước
"Nếu tu hành mà diệt tầm tứ tức là diệt ý thức thì con người trở thành gốc cây, cục đá, chứ không thể nào có sự giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
4 tháng trước
"Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, mà ý thức là công cụ quan trọng nhất đối với sự tu hành giải thoát, vì Đức Phật đã xác định trong bài kinh Song Tầm: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Cho nên, tu hành theo Đạo Phật thì không diệt tầm tứ, vì diệt tầm tứ là diệt ý thức, mà diệt ý thức thì lấy cái gì để tu hành?
Tầm có thiện và ác, tứ có thiện và ác. Cho nên, người tu phát triển tầm tứ thiện để diệt tầm tứ ác, chứ không diệt tầm tứ cả ác lẫn thiện." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
4 tháng trước
"Tầm là tư duy, suy nghĩ; tứ là tác ý, là lệnh truyền của ý thức." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc