Tái sanh

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
8

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
8
Bạn
  • 1 người khác thấy bổ ích
  • 1 người khác thấy cảm hứng
  • 3 người khác thấy xúc động

Nội dung mô tả

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 17 tháng 2 năm 2024

TÁI SANH

Phật tử T.T thưa hỏi

Hỏi: Thưa Sư cô Nguyên Thanh cho con xin phép được hỏi: Tái sanh là gì? Những dấu hiệu nhận biết được hết kiếp người của mỗi chúng ta sẽ tái sanh về đâu! Ở nơi nào? Đồng thời những điều kiện cần và đủ để nhận diện kiếp sau tái sanh làm người; làm động vật (trâu, bò, heo, chó, v.v..)? Sự trừu tượng này con cố tìm bài giảng của Thầy Thông Lạc nhưng đọc cũng không sao hiểu được bản chất của sự việc. Con mong cô dành chút ít thời gian giải bày cho con hiểu để trên con đường tu tập đạo đức làm người để hết nhân quả ra đi không phải tái sinh làm kiếp trâu, bò, heo, chó… con xin cô giải bày cho con.

Con kính chúc Sư cô Nguyên Thanh thân tâm luôn thanh thản, bình an, vô sự mỗi ngày!

Con T.T!

Đáp: Kính gửi chú T.T!

Câu hỏi của chú có thể chia làm mấy phần:

– Tái sanh là gì?

– Tiêu chuẩn để xác định sự tái sanh làm người hay loài động vật?

– Dấu hiệu nào để nhận biết khi chết con người sẽ tái sanh về đâu?

– Muốn được thân người thì phải làm như thế nào?

1- Tái sanh là gì?

Tái sanh có nghĩa là bắt đầu một sự sống mới ở các loài động thực vật, trong đó có con người.

Muốn hiểu sự tái sanh của con người thì phải hiểu sự tái sanh ở loài thảo mộc, nếu không hiểu sự tái sanh ở loài thảo mộc thì không thể nào hiểu được sự tái sanh đối với các loài động vật và con người, vì sự tái sanh ở loài thảo mộc là cụ thể, rõ ràng, khoa học và có thể quan sát được, còn sự tái sanh ở động vật và con người thì trừu tượng hơn. Do đó, chúng ta sẽ khảo sát sự tái sanh ở loài thảo mộc trước:

Quan sát loài thảo mộc chúng ta thấy rằng: khi gieo hạt cam hợp đủ duyên với môi trường sống (đất, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ…) thì phát triển thành cây cam và cho ra những quả cam, trong quả cam chứa nhiều hạt cam; khi gieo hạt đu đủ hợp đủ duyên với môi trường sống thì phát triển thành cây đu đủ và cho ra những quả đu đủ, trong quả đu đủ chứa nhiều hạt đu đủ…

Như vậy, gieo nhân nào cho ra quả nấy, một nhân cho nhiều quả và trong một quả chứa nhiều nhân rất rõ ràng, cụ thể.

Đối với loài đu đủ, từ khi gieo hạt xuống môi trường sống đủ duyên thì mọc thành cây đu đủ và cho ra những quả đu đủ. Khi những quả đu đủ này chín rơi xuống đất (hoặc được con người, động vật, côn trùng, hay gió phát tán) đủ duyên sẽ mọc thành những cây đu đủ con. Những cây đu đủ con này hợp đủ duyên thì đơm hoa kết trái và cho ra những quả đu đủ. Khi những quả đu đủ này chín bị rơi xuống đất thì chúng có thể mọc thành những cây đu đủ cháu… Đến một ngày cây đu đủ mẹ đã già và ra những quả cuối cùng rồi chết, thì cái hạt cuối cùng có thể tái sanh gọi là cận tử nghiệp của cây đu đủ.

Rõ ràng, trong khi cây đu đủ mẹ còn sống thì nó đã tạo nhiều nhân tái sanh thành những cây đu đủ con và đu đủ cháu… chứ không phải đợi đến khi cây đu đủ chết thì mới có sự tái sanh, không phải như vậy.

Sự tái sanh của cây đu đủ là từ nhân (hạt đu đủ) hợp với các duyên trong môi trường sống mới tạo ra sự sống của cây đu đủ. Cho nên, nhân quả đu đủ tái sanh chứ không phải cây đu đủ tái sanh, hay nói chính xác hơn là hạt của cây đu đủ tái sanh, chứ cây đu đủ không thể tái sanh.

Tất cả các loài thảo mộc khác như: cam, chanh, bưởi, xoài, mít, khoai lang, ớt, cà chua… cũng có sự tái sanh tương tự như cây đu đủ, nhưng nhân tái sanh có thể là: hạt, củ, thân, cành, lá… Ví dụ: người ta có thể ngắt một dây khoai lang trồng xuống đất vẫn có thể mọc lên một cây khoai lang; hoặc chiết một cành cam trồng xuống đất vẫn có thể mọc lên một cây cam…

Như vậy, đối với loài thảo mộc thì nhân quả tái sanh, chứ bản thân cây thảo mộc không tái sanh. Đây là một kết luận quan trọng để chúng ta hiểu sự tái sanh ở con người và các loài động vật.

Sự tái sanh của động vật và con người cũng giống như loài thảo mộc, đó là: nhân quả con người tái sanh, chứ bản thân con người không thể tái sanh.

Đường đi nhân quả con người xuất phát từ thân, khẩu, ý, đây chính là ba nơi tạo ra nhân quả của con người.

Nếu hành động từ thân, khẩu, ý do vô minh điều khiển, tức là bị nghiệp tham, sân, si thúc đẩy tạo ra hành động làm khổ mình hoặc làm khổ người hoặc làm khổ cả hai, thì sẽ tạo nghiệp nhân, nghiệp nhân này tương ưng với các loài chúng sanh có mức độ tham, sân, si giống như vậy để tái sanh làm con của những loài này. Còn hành động từ thân, khẩu, ý không do tham, sân, si thúc đẩy, mà do ý thức chủ động tạo tác hành động không làm khổ mình khổ người thì không tương ưng tái sanh, vì muốn tái sanh là phải có sự tương ưng để hợp duyên, mà muốn tương ưng thì hành động đó phải do tham, sân, si thúc đẩy.

Nói một cách ngắn gọn, hành động làm khổ mình khổ người sẽ tương ưng tái sanh, còn hành động không làm khổ mình khổ người thì không tương ưng tái sanh.

Đã tái sanh làm người hay động vật thì phải tạo nghiệp tham, sân, si; nếu không tạo nghiệp tham, sân, si mà tạo nghiệp bất động thì không thể nào tương ưng tái sanh được.

Con người tái sanh qua con đường thai sanh, mà thai sanh do người nam và người nữ có hành động dâm dục tạo thành, tức là 2 người này phải có tâm tham, sân, si thì mới dâm dục được. Do đó, muốn làm con của họ thì chúng sanh phải tạo nghiệp tham, sân, si tương ưng với nghiệp của hai người này mới hợp duyên tạo thành bào thai và phát triển thành một con người, tức là nghiệp tương ưng tái sanh. Đối với động vật phần lớn cũng tái sanh qua đường thai sanh.

Đối với người tu hành chứng đạo, họ đủ năng lực hợp các duyên vật chất (đất, nước, gió, lửa) trong môi trường để tạo thành một con người toàn thiện mà không cần phải qua con đường thai sanh, thì đây gọi là hóa sanh. Con người toàn thiện là con người không có tham, sân, si, tức là không có đau khổ và có thể chủ động trong việc sống chết được.

Cho nên, một lời nói, một ý nghĩ, một hành động do vô minh thúc đẩy đều có thể tạo thành nghiệp nhân để tương ưng hợp duyên tái sanh thành con người hoặc các loài động vật. Ở đây, chúng ta lưu ý: nghiệp con người tái sanh, chứ bản thân con người không thể tái sanh, vì nghiệp là từ trường nên có thể tương ưng với các duyên trong môi trường sống để hợp duyên tạo thành con người hoặc động vật mới; còn thân xác con người là pháp vô thường thì không thể tương ưng tái sanh. Ở đây môi trường sống nói chung gồm có vật chất: đất, nước, gió, lửa và các từ trường. Môi trường tái sanh của con người và động vật gồm có những từ trường nghiệp lực trong không gian, cha, mẹ, thức ăn, thiên nhiên, khí hậu, làng xóm, đất nước, v.v..

Do vậy, Đức Phật đã xác định: “Nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi” và: “Chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ”, có nghĩa là hành động sống của con người sẽ tạo nghiệp tương ưng tái sanh thành người hoặc chúng sanh để thọ nhận sự vui khổ tùy theo tính chất của hành động đó là thiện hay ác.

Ví dụ 1: Một hành động cắt cổ con gà là nhân, nhân này làm cho con gà đau đớn, giãy dụa rồi chết là quả. Trong quả đau khổ rồi chết của con gà có nhân là từ trường hành động giết gà, nên từ trường hành động này sẽ tương ưng tái sanh làm nhiều con gà để bị giết hại trở lại, vì một nhân có thể cho ra nhiều quả.

Cho nên, nghiệp giết hại và ăn thịt chúng sanh sẽ tương tái sanh làm nhiều chúng sanh để bị giết hại và ăn thịt trở lại. Đây là thân tạo nghiệp tương ưng tái sanh.

Ví dụ 2: Một lời nói bực tức chửi mắng người khác do nghiệp sân giận thúc đẩy sẽ tạo thành từ trường nghiệp nhân sân giận, nghiệp này có thể tương ưng với những con người hoặc con vật có tính sân ở mức độ như vậy để làm con của họ. Đó chính là khẩu tạo nghiệp tương ưng tái sanh.

Ví dụ 3: Một số người tu hành ức chế tâm, tuy miệng ăn chay nhưng tâm vẫn còn thèm thịt động vật, nên trước khi chết thì không kìm giữ được tâm, khởi lên ý muốn thèm thức ăn động vật, tạo thành ý nghiệp tương ưng với thân động vật để tái sanh làm động vật, chứ không thể làm người được.

Thầy Thông Lạc đã dạy: “Chúng ta ăn thịt lâu ngày thành thói quen ăn thịt, thói quen ăn thịt tức là nghiệp lực nên khi ăn uống không có thịt chúng sanh thì thấy không ngon, do đó nghiệp thích ăn thịt chúng sanh vẫn còn nên tương ưng với thịt chúng sanh mà tái sanh làm chúng sanh, một nghiệp lực như vậy có thể sanh ra làm trăm muôn con vật để rồi tiếp tục sanh tử theo nghiệp của nó, vay trả trả vay, còn những nghiệp lực thiện cũng tiếp tục tái sanh làm người, một nghiệp lực thiện có thể sanh ra nhiều người tùy theo môi trường sống của hành tinh, tức là môi trường nhân quả trên quả địa cầu này”.

Ví dụ 4: Một người bố thí cho người nghèo với thái độ trịch thượng, coi thường, thì hành động đó sẽ tạo nghiệp nhân tái sanh thành một người nghèo để nhận lại sự bố thí với hành động và ánh mắt coi thường của người khác.

Còn nếu một người bố thí cho người nghèo với thái độ tôn trọng, thương yêu, thì hành động đó sẽ tạo nghiệp nhân tái sanh thành một người giàu có được nhiều người tôn trọng, ngưỡng mộ.

Cho nên, kết quả tái sanh phụ thuộc vào tính chất của hành động nghiệp nhân.

Ví dụ 5: Có người hỏi Trưởng lão Thích Thông Lạc: “Tại sao ông Bill Gates lại thông minh và giàu có như vậy?”, Thầy trả lời: “Là vì đời trước ông đã gieo nghiệp nhân bố thí và giữ tâm bất động, nên đời này tái sanh làm người vừa thông minh vừa giàu có”.

Ví dụ 6: Trong lớp Chánh kiến, buổi học ngày 7/11/2005, Thầy Thông Lạc có dạy: “Mỗi khi ngồi đây mà chúng ta nghe hàng xóm sanh ra một hoặc là hai đứa con thì biết đâu chừng là những nhân quả của chúng ta đã sanh ra đó. Qua sự nghiên cứu nhân quả thì chúng ta thấy rõ ràng là chúng ta đang sống mà có những nhân quả của chúng ta lại sanh ra những đứa bé khác, từ đó chúng ta suy nghĩ thấy có một sự liên quan giữa mọi người với nhau. Chúng ta còn gì mà lại nói xấu, mắng chửi nhau, lại nặng nhẹ, giận hờn, buồn phiền với nhau, vì mọi người sanh ra đều do nhân quả của chúng ta mà thôi, có khác nhau đâu? Do đó chúng ta suy nghĩ những nhân quả nó cụ thể, rõ ràng”, điều này có nghĩa là một con người đang còn sống nhưng hành động của họ có thể tạo ra từ trường nghiệp tương ưng với nghiệp của những cha mẹ khác để tái sanh làm con của họ.

Trên đây là vài ví dụ để cho chúng ta thấy nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, nghiệp là từ trường hành động vô minh do thân, khẩu, ý tạo tác, nên nó luôn có tính chất ác pháp. Vậy nếu từ trường nghiệp này không tương ưng với bất cứ chúng sanh nào thì nó sẽ đi về đâu?

Nó sẽ tương ưng với nhân quả thời tiết vũ trụ hoặc những thiên tai dịch họa, hoặc chiến tranh để bắt con người và những chúng sanh tạo nghiệp ác phải thọ quả khổ, như Thầy Thông Lạc đã dạy: “Một hành động giết hại và ăn thịt chúng sanh tức là một nhân ác. Một nhân ác thì phải trả nhiều quả khổ. Vì thế, quả giết hại và ăn thịt chúng sanh thì phải nhận lấy quả khổ đau bệnh tật, nhiều thứ bệnh tật, chứ không phải một thứ bệnh tật và còn tai nạn nữa, không phải một tai nạn mà nhiều tai nạn không thể tính hết được. Trong những quả khổ đau ấy lại có những nhân từ trường nghiệp ác để tiếp tục tái sinh ra những loài vật đã bị giết hại và ăn thịt. Cho nên, một người ăn thịt gà là nhân, nhưng nhân ăn thịt gà này không phải sinh làm một con gà mà sinh ra nhiều con gà; cũng như ăn cá tôm thì phải sinh làm cá tôm nhưng không phải một con cá tôm mà nhiều con cá tôm. Giết hại và ăn thịt chúng sanh bao nhiêu thì phải sinh ra bấy nhiêu và còn nhiều hơn nữa. Vì thế, trại nuôi gia súc và ao hồ nuôi cá tôm phát triển càng nhiều để đáp ứng nhu cầu ăn uống dục lạc của con người thì nghiệp ác của họ càng cao. Nghiệp ác của họ càng cao thì sự sinh khởi diệt nghiệp quả ác báo này lại càng cao hơn. Nhưng nghiệp quả ác báo này không thể dừng lại đây, vì nhân quả ác ngút trời của loài động vật, nhất là loài người. Vì thế, từ trường ác thải ra ngút trời làm nhân quả thời tiết vũ trụ chuyển động thành thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, sóng thần, động đất, bão tố, chiến tranh, khủng bố, các loại bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm, chim muông, heo, dê, bò, ngựa, v.v..”

Còn từ trường của hành động thiện mà không tương ưng tái sanh thì nó sẽ tương ưng với thời tiết vũ trụ mưa thuận gió hòa để cho chúng ta sống bình an.

Như vậy, tái sanh là sự bắt đầu một sự sống mới ở các loài động thực vật. Đối với con người thì nhân quả con người tái sanh, chứ bản thân con người không tái sanh. Nhân quả con người xuất phát từ hành động thân, khẩu, ý do vô minh điều khiển tạo nghiệp để tương ưng với các duyên trong môi trường sống tái sanh làm chúng sanh, có thể là động vật hoặc con người. Còn hành động thân, khẩu, ý do lưu xuất từ tâm bất động thì không tạo nghiệp tái sanh.

2- Tiêu chuẩn xác định sự tái sanh làm người hay động vật.

Như chúng ta đã biết ở loài thảo mộc thì nhân nào quả nấy rất rõ ràng, cụ thể, khoa học và có thể quan sát được. Gieo nhân cam hợp đủ duyên với môi trường sống thì sanh ra cây cam, cho những quả cam; gieo nhân xoài thì sanh ra cây xoài, cho những quả xoài; gieo nhân ớt thì sinh ra cây ớt, cho những quả ớt… chứ không thể nào gieo nhân cam mà sinh ra cây đu đủ được.

Trên thế gian này có vô số loài thảo mộc với đặc tính, đặc tướng khác biệt lẫn nhau, vì chúng có nhân duyên khác nhau. Chúng ta có thể tham khảo bài “Nhân Quả Thảo Mộc” mà Nguyên Thanh đã triển khai trên trang Thư viện Thầy Thông Lạc để hiểu hơn về phần này.

Đối với con người và động vật cũng vậy, nghiệp nhân nào sanh ra loài nấy, có nghĩa là tùy theo tính chất thiện ác của nghiệp mà tái sanh làm các loài tương ưng với mức độ nghiệp đó, vì Đức Phật đã xác định cho chúng ta được rõ: “Chúng sanh là những người thừa kế của nghiệp, nghiệp là cha đẻ ra chúng sanh”, cho nên chúng sanh tạo nghiệp tương ưng với loài nào thì sẽ tái sanh trong lốt nghiệp của loài ấy.

Có hàng vạn, hàng triệu loài động vật khác nhau trên thế gian này đều sinh ra từ nghiệp khác nhau, cho nên nghiệp nhân nào sẽ tái sanh ra loài đó, nghiệp là tiêu chuẩn để sanh ra các loài chúng sanh.

Để tái sanh làm người thì chúng sanh phải tạo nghiệp tương ưng với loài người, thì mới có thể sanh làm con người được. Đức Phật và Trưởng lão Thích Thông Lạc đã chỉ dạy cho chúng ta biết rằng, muốn được thân người thì phải giữ gìn 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, đó là: đức hiếu sinh, đức ly tham, đức chung thủy, đức thành thật và đức minh mẫn. Người sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức này thì sẽ tạo nghiệp tương ưng tái sanh làm người đúng thật là người, tức là con người 5 giới.

Còn người nào không giữ được 5 giới thì tùy theo tính chất nghiệp lực để tương ưng tái sanh làm loài phù hợp với nghiệp lực đã tạo.

Chúng ta lưu ý, con người là một loài động vật, nên việc tái sanh làm người không phải khó, nhưng cái khó là làm người sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người.

Trên thế gian này có rất nhiều người mang thân người nhưng tâm tính hung ác, mưu mô, xảo quyệt hơn rất nhiều loài ác thú, thì đây không thể gọi là người đúng theo tiêu chuẩn 5 giới được.

Như vậy, sự tái sanh của các loài chúng sanh là do nghiệp tương ưng với các duyên trong môi trường sống tạo thành, nghiệp tương ưng với loài chúng sanh nào thì tái sanh thành loài chúng sanh đó. Muốn đảm bảo có thân người thì phải giữ gìn đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người.

Trong kinh sách có kể một câu chuyện: Xưa, lúc Đức Phật còn tại thế, Ngài đi khất thực đến một nhà nọ, có một con chó chạy ra sủa, Ngài liền nói chuyện với con chó: “Này con chó kia, nhà ngươi có biết trước kia nhà ngươi là ai không?”. Con chó không còn sủa nữa mà đứng lắng tai nghe, Đức Phật nói tiếp: “Trước kia nhà ngươi là chủ nhân của ngôi nhà này, khi chết nhà ngươi không kịp trối trăng cho các con cháu biết nhà ngươi đã có giấu một số vàng trong nhà, vì thế sau khi chết nghiệp tiếc của cải của nhà ngươi mà phải chịu tái sanh làm thân chó để giữ gìn của cải đó”. Từ khi nghe Đức Phật nói như vậy, con chó bỏ ăn và chẳng bao lâu con chó chết. Như vậy, nghiệp tiếc của cải sẽ tương ưng tâm tính của loài chó sẽ tái sanh làm loài chó.

Có những người ăn chay nhưng không phải vì thương yêu chúng sanh, thường sanh tâm nóng giận, thì nghiệp này sẽ tương ưng tái sanh thành những loài vật ăn cỏ nhưng tính tình nóng nảy, ví dụ như trâu, bò, ngựa… vì những con trâu, bò, ngựa cũng ăn chay, nhưng trái ý là chúng nó húc nhau sứt đầu mẻ trán. Vì thế, Thầy Thông Lạc dạy rằng, những người ăn chay mà không có đức hiếu sinh thì cũng như con bò ăn cỏ.

Những loài ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, khỉ, hươu, nai… có nền tảng ăn chay, nếu đời sống của chúng có những hành động tương ưng với 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người thì nghiệp đó sẽ tái sanh làm người.

Có lần Thầy Thông Lạc nói với Nguyên Thanh: “Trong tu viện có nhiều người trước đây làm thú mới được sanh lên đó con”.

Thời Đức Phật, một hôm có hai vị tu khổ hạnh theo hạnh con bò và hạnh con chó đến gặp Phật hỏi rằng: chúng con tu như vậy sẽ được cái gì và tái sanh về đâu? Hai lần hỏi Đức Phật đều khéo léo từ chối, nhưng đến lần thứ ba hai vị này cứ thành tâm nài nỉ, nên Phật mới thương xót trả lời: tu theo hạnh con chó thì sẽ thành con chó, tu theo hạnh con bò thì sẽ thành con bò chứ sao! Nghe xong, hai vị tỉnh ngộ, ôm mặt bật khóc nức nở và xin Phật quy y tu hành.

Như vậy, tạo nghiệp tương ưng với loài chó (đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, hành động giống như loài chó) thì sẽ tái sanh làm loài chó; còn tạo nghiệp tương ưng với loài bò (đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, hành động giống như loài bò) thì sẽ tái sanh làm loài bò.

Có những người nam nhưng tham gia đóng kịch vào vai người nữ, thường bắt chước điệu bộ, sắc thái, tính cách, hành động như người nữ, thì nghiệp này thành tựu sẽ tương ưng tái sanh làm người nữ hoặc làm người nam nhưng có tính cách giống người nữ.

Có những người sống rộng rãi, biết chia sẻ sự sống, giúp đỡ, bố thí cho những người khác thì nghiệp được thành tựu này sẽ tái sanh làm người có đầy đủ cơm ăn áo mặc, giàu sang, thậm chí có người hầu kẻ hạ.

Có những người sống ích kỷ, nhỏ mọn, ti tiện, khi nghiệp này được thành tựu thì sẽ tương ưng tái sanh làm những người nghèo khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thậm chí tái sanh làm những loài chúng sanh nhỏ bé như côn trùng có sự sống hết sức eo hẹp, bấp bênh, khổ sở, tuổi thọ ngắn ngủi.

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), ở Thành phố New York, Mỹ, trong văn phòng làm việc Thầy Thông Lạc nói với Nguyên Thanh rằng: “Thầy nhìn thấy rất nhiều tôm cá được sanh ra ngay sau vụ khủng bố đó”, tức là nghiệp của những người chết đó đã tương ưng tái sanh làm nhiều loài tôm cá.

Thầy Thông Lạc là một người tu thời Đức Phật, Thầy kể rằng Thầy nhiều đời tái sanh vào những gia đình nhà nho có đạo đức, vì những nhà nho này mặc dù không biết Đạo Phật, nhưng họ giữ được đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín có sự tương ưng với những tiêu chuẩn đạo đức của Đạo Phật.

Cho nên, chúng sanh là thừa tự của nghiệp, nghiệp tương ưng với tiêu chuẩn của loài nào thì tái sanh dưới lốt nghiệp của loài đó.

Nếu một người thường sát sanh, ăn thịt, đập giết chúng sanh, thì chắc chắn phải tái sanh làm thân chúng sanh để chịu quả bị giết hại, ăn thịt trở lại.

3- Dấu hiệu nào để biết con người khi chết sẽ tái sanh về đâu?

Đức Phật đã dạy: “Chúng sanh là những người thừa kế của nghiệp, nghiệp là cha đẻ ra chúng sanh”. Nghiệp tác động vào đời sống của con người từ lúc sanh ra đến lúc chết đi thể hiện qua những sự kiện vô thường sanh, già, bệnh, chết.

Đối với loài thảo mộc như chúng ta đã phân tích ở trên thì, trong khi cây đu đủ mẹ còn sống thì nhân quả của nó đã tái sanh thành những cây đu đủ con, đu đủ cháu… Và nhân quả cuối cùng của cây đu đủ mẹ tái sanh trước lúc thân cây bị chết gọi là cận tử nghiệp.

Con người cũng vậy, phải căn cứ vào cận tử nghiệp để xem xét một người chết sẽ tái sanh về đâu?

Trưởng lão Thích Thông Lạc đã chỉ dạy cho chúng ta biết rằng, về cận tử nghiệp thì trong thế gian này có bốn hạng người:

– Hạng người thứ nhất: Chết khổ, là hạng người bị bệnh đau khổ sở vô cùng, ăn, ỉa, đái một chỗ, chịu hôi chịu thối của xác thân tứ đại, cho đến khi chết phải đau nhức, trăn trở, khổ sở tận cùng rồi mới chịu chết, đó là hạng người chết khổ.

Đối với hạng người này thì do đời sống chuyên làm ác, đã tạo nhiều nghiệp ác như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, lừa đảo, chia rẽ, kích động, phá hoại môi trường, gây đau khổ cho mình, cho người và cho các loài chúng sanh, nên khi chết phải chịu nhiều đau khổ, và nghiệp đau khổ này sẽ tái sanh làm những loài chúng sanh thọ chịu quả khổ tương ưng với nhân ác đã tạo.

Người tự tử cũng là người chết trong đau khổ, người này tạo nghiệp ác tự đoạt mạng chính mình, tức là tạo nghiệp sát sanh, nên sẽ tái sanh vào lốt nghiệp chúng sanh có hoàn cảnh khổ đau.

– Hạng người thứ hai: Chết ít khổ là những hạng người bị bệnh mà không phát hiện ra, đến khi thình lình đứt mạch máu não hoặc rút tay, giật chân, méo miệng rồi ngã lăn ra chết; hoặc bị bệnh sơ sơ rồi chết, những người này thời gian thọ bệnh khổ rất ngắn, đó là hạng người chết ít khổ.

Hạng người này có làm thiện có làm ác, nên chết ít khổ hơn, thì sẽ tái sanh vào nơi ít khổ.

– Hạng người thứ ba: Chết không khổ là hạng người không bị bệnh đau gì, thường nằm ngủ luôn rồi chết. Đó là hạng người chết không khổ.

Hạng người này chuyên làm thiện, thường sống không làm khổ mình khổ người, nên tạo nghiệp thiện, chết trong an ổn. Hạng người này nếu tái sanh, chắc chắn tương ưng với lốt nghiệp thân người, sanh vào gia đình có đạo đức, hoàn cảnh no đủ, thuận lợi, bình an.

Thầy Thông Lạc dạy rằng, những nhà nho chân chính giữ gìn đạo nghĩa làm người, tức là sống trong thiện pháp, thì khi chết họ rất an ổn, thậm chí biết trước ngày giờ ra đi.

Đối với người tu hành theo chánh pháp, giữ gìn đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người một cách trọn vẹn, viên mãn, thì khi chết cũng ra đi trong an ổn, biết trước ngày giờ chết.

Nếu người nào tu xả tâm ngăn ác diệt ác theo phương pháp Tứ Chánh Cần làm muội lược nghiệp lực tham, sân, si khoảng 50% thì sẽ không còn tương ưng với bất kỳ chúng sanh nào trên thế gian để tái sanh, mà tồn tại trong từ trường thiện đó để tiếp tục tu trong trạng thái tưởng uẩn cho đến khi xả sạch tham, sân, si thì cũng vào từ trường bất động, nơi Đức Phật và các bậc Thánh Tăng an trú.

Thầy Thông Lạc nói rằng: Thời Đức Phật số lượng các vị Tỳ kheo tu hành muội lược tham, sân, si và sau khi chết tiếp tục tu trong tưởng uẩn cho đến khi vào Niết Bàn (từ trường bất động) cũng nhiều.

Còn nếu muội lược 50% tham, sân, si mà không biết tu trong tưởng uẩn, thì chỉ hưởng quả phước thiện ở từ trường đó, chờ đến khi hết quả phước thiện đó mới tái sanh làm người trở lại.

Mẹ của Thầy Thông Lạc 90 tuổi, sau khi Thầy chứng đạo 3 tháng, nhờ có Thầy dạy mẹ cách thức tu hành làm chủ sống chết mà bà ra đi rất an ổn, thân chết tới đâu thì tâm tỉnh táo biết rõ đến đó.

– Hạng người thứ tư: Làm chủ sự sống chết, muốn sống là sống muốn chết là chết dễ như trở bàn tay, tự tại sinh tử, đó là những bậc tu hành chứng đạo như Đức Phật, như các bậc Thánh Tăng A La Hán, Trưởng lão Thích Thông Lạc.

Những bậc giải thoát này đã tu hành xả sạch tham, sân, si, có đầy đủ thần lực Tứ Thần Túc làm chủ nhân quả, chấm dứt tái sanh luân hồi, nhân quả không còn tác động vào tâm của họ được nữa, mà sanh, già, bệnh, chết là những sự kiện nhân quả, nên các ngài làm chủ sống chết rất dễ dàng.

Cô Liễu Kim là một đệ tử cư sĩ của Trưởng lão Thích Thông, nhờ lòng tin kiên cố và siêng năng tu tập, mặc dù cô bị bệnh ung thư, trải qua mấy cuộc phẫu thuật, nhưng trước khi chết nhờ bức thư của Thầy sách tấn, với tín lực mạnh mẽ, cô đã giữ gìn được tâm bất động khi chết, nên không còn tương ưng tái sanh luân hồi.

Không phải đợi đến lúc chết thì nghiệp của con người mới tái sanh, mà ngay khi còn sống từ trường hành động thân, khẩu, ý đã tương ưng tái sanh theo tính chất thiện ác của hành động đã tạo. Cận tử nghiệp là nghiệp cuối cùng mà con người tạo tác trước khi chết.

Nếu nghiệp ác thì tái sanh trong hoàn cảnh khốn khổ đủ điều hoặc thậm chí sanh làm những loài vật nhỏ bé như côn trùng, sâu bọ, v.v.. cuộc sống mong manh, thời gian sống ngắn ngủi, tuổi thọ không được dài lâu.

Nếu nghiệp thiện nhiều ác ít thì sẽ tương ưng những từ trường thiện ác có cùng mức độ trong môi trường sống để tái sanh thọ hưởng quả báo theo nghiệp đã tạo.

Nếu biết sống giữ gìn 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, tức là tạo nghiệp làm người thì chắc chắn có được thân người.

Nếu nghiệp thiện không tương ưng với nghiệp của bất kỳ chúng sanh nào thì hưởng quả phước trong từ trường thiện, khi nào hưởng xong thì tái sanh trở lại làm người.

Nếu xả sạch nghiệp tham, sân, si thì không còn tương ưng tái sanh, đây là trường hợp của Đức Phật và các bậc Thánh Tăng, chấm dứt tái sanh, an trú trong từ trường bất động vĩnh viễn.

4- Muốn được thân người thì phải làm thế nào?

Muốn được thân người thì phải tạo nghiệp tương ưng với thân người, đó là sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người: đức hiếu sinh, đức ly tham, đức chung thủy, đức thành thật và đức minh mẫn, trong đó đức hiếu sinh đứng hàng đầu, tức là không vay nợ xương máu chúng sanh và tôn trọng sự sống của các loài chúng sanh.

Nếu những ai chưa giữ gìn đức hiếu sinh thì có thể tham khảo bài “Khởi động ăn chay” trên trang web Tri Kiến Giải Thoát để biết cách thức triển khai tri kiến và thực hành đức hiếu sinh.

Để sống trọn vẹn 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người thì nên rèn luyện theo bộ sách “Giáo Án Rèn Nhân Cách – Lớp Ngũ Giới” mà Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy.

Con người sinh ra từ nghiệp tương ưng với các duyên, tức là sinh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả, nếu vô minh tạo nghiệp ác thì chết sẽ trở về với nhân quả, tức là trở về môi trường sống, trở về với môi trường sống tức là phải chịu tái sanh luân hồi.

Muốn chấm dứt tái sanh luân hồi, ra khỏi môi trường nhân quả, thì chúng ta phải sống đúng đạo đức nhân quả, không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người tức là ngăn chặn nhân ác trong hiện tại, luôn luôn làm việc thiện nên tương lai không có quả khổ. Do hiện tại không gieo nhân ác, luôn vui vẻ trước quả khổ hiện tại thì tức là đã chuyển đổi nghiệp quả khổ của nhiều kiếp trong quá khứ. Nhân quả quá khứ, vị lai không tác động được vào thân tâm tức là đã chuyển đổi nhân quả, làm chủ nhân quả, giải thoát ra khỏi nhân quả, thì chết không trở về với nhân quả, tức là không tái sanh luân hồi.

Đức Phật dạy: “Sống là sự trả nghiệp chứ không phải là sự tham đắm”, tức là vui vẻ trả nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người thì không tạo nghiệp để tương ưng tái sanh, nên được giải thoát.

Lộ trình tu tập của một người mới biết đến Đạo Phật là nên thực hiện đúng 5 giới, triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người và thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai thì sẽ được hạnh phúc, an vui và bước đi thênh thang trên con đường giải thoát.

Giữ gìn 5 giới là tạo nghiệp làm người.

Sống không làm khổ mình khổ người thì thân tâm sẽ thanh thản, bình an trong nhân quả.

Thọ Bát Quan Trai tức là tập sống như Đức Phật và các bậc Thánh Tăng ngày đó để gieo duyên làm một bậc tu hành giải thoát không vướng bận duyên sanh, tiến tới chấm dứt sanh tử luân hồi. Nhờ gieo duyên thọ Bát Quan Trai nên đời đời kiếp kiếp sanh ra làm người liền gặp được chánh pháp, không gặp tà sư ngoại đạo. Ví như cây cổ thụ kia ngã về hướng nào thì bóng của nó sẽ ngã về hướng đó, người thọ Bát Quan Trai cũng vậy.

Cho nên, khi hiểu được nguyên nhân của sự tái sanh là do nghiệp ác, thì chúng ta phải siêng năng triển khai tri kiến ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, bước đi trên con đường thiện để tới chỗ giải thoát hoàn toàn.

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

Đọc thêm
  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Cho nên, khi hiểu được nguyên nhân của sự tái sanh là do nghiệp ác, thì chúng ta phải siêng năng triển khai tri kiến ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, bước đi trên con đường thiện để tới chỗ giải thoát hoàn toàn." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Muốn chấm dứt tái sanh luân hồi, ra khỏi môi trường nhân quả, thì chúng ta phải sống đúng đạo đức nhân quả, không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người tức là ngăn chặn nhân ác trong hiện tại, luôn luôn làm việc thiện nên tương lai không có quả khổ. Do hiện tại không gieo nhân ác, luôn vui vẻ trước quả khổ hiện tại thì tức là đã chuyển đổi nghiệp quả khổ của nhiều kiếp trong quá khứ. Nhân quả quá khứ, vị lai không tác động được vào thân tâm tức là đã chuyển đổi nhân quả, làm chủ nhân quả, giải thoát ra khỏi nhân quả, thì chết không trở về với nhân quả, tức là không tái sanh luân hồi." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Con người sinh ra từ nghiệp tương ưng với các duyên, tức là sinh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả, nếu vô minh tạo nghiệp ác thì chết sẽ trở về với nhân quả, tức là trở về môi trường sống, trở về với môi trường sống tức là phải chịu tái sanh luân hồi." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Để tái sanh làm người thì chúng sanh phải tạo nghiệp tương ưng với loài người, thì mới có thể sanh làm con người được. Đức Phật và Trưởng lão Thích Thông Lạc đã chỉ dạy cho chúng ta biết rằng, muốn được thân người thì phải giữ gìn 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, đó là: đức hiếu sinh, đức ly tham, đức chung thủy, đức thành thật và đức minh mẫn. Người sống đúng tiêu chuẩn 5 đạo đức này thì sẽ tạo nghiệp tương ưng tái sanh làm người đúng thật là người, tức là con người 5 giới." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Như vậy, tái sanh là sự bắt đầu một sự sống mới ở các loài động thực vật. Đối với con người thì nhân quả con người tái sanh, chứ bản thân con người không tái sanh. Nhân quả con người xuất phát từ hành động thân, khẩu, ý do vô minh điều khiển tạo nghiệp để tương ưng với các duyên trong môi trường sống tái sanh làm chúng sanh, có thể là động vật hoặc con người. Còn hành động thân, khẩu, ý do lưu xuất từ tâm bất động thì không tạo nghiệp tái sanh." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Do vậy, Đức Phật đã xác định: “Nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi” và: “Chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ”, có nghĩa là hành động sống của con người sẽ tạo nghiệp tương ưng tái sanh thành người hoặc chúng sanh để thọ nhận sự khổ vui tùy theo tính chất của hành động đó là thiện hay ác." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Cho nên, một lời nói, một ý nghĩ, một hành động do vô minh thúc đẩy đều có thể tạo thành nghiệp nhân để tương ưng hợp duyên tái sanh thành con người hoặc các loài động vật. Ở đây, chúng ta lưu ý: nghiệp con người tái sanh, chứ bản thân con người không thể tái sanh, vì nghiệp là từ trường nên có thể tương ưng với các duyên trong môi trường sống để hợp duyên tạo thành con người hoặc động vật mới; còn thân xác con người là pháp vô thường thì không thể tương ưng tái sanh. " (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Nói một cách ngắn gọn, hành động làm khổ mình khổ người sẽ tương ưng tái sanh, còn hành động không làm khổ mình khổ người thì không tương ưng tái sanh." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Như vậy, đối với loài thảo mộc thì nhân quả tái sanh, chứ bản thân cây thảo mộc không tái sanh. Đây là một kết luận quan trọng để chúng ta hiểu sự tái sanh ở con người và các loài động vật." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    3 tháng trước

    "Tái sanh có nghĩa là bắt đầu một sự sống mới ở các loài động thực vật, trong đó có con người.

    Muốn hiểu sự tái sanh của con người thì phải hiểu sự tái sanh ở loài thảo mộc, nếu không hiểu sự tái sanh ở loài thảo mộc thì không thể nào hiểu được sự tái sanh đối với các loài động vật và con người, vì sự tái sanh ở loài thảo mộc là cụ thể, rõ ràng, khoa học và có thể quan sát được, còn sự tái sanh ở động vật và con người thì trừu tượng hơn" (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 17 Tháng Hai, 2024, 21:48
Bài viết liên quan
Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Sống tích cực

Nguyên Thanh

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

Hành trang cho con

Nguyên Thanh

Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.

Ly dục ly ác pháp tâm bất động

Nguyên Thanh

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

Lòng yêu thương đúng lộ trình nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.

Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát

Nguyên Thanh

Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.

Nghiệp và tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.

Xả tâm ngã mạn

Nguyên Thanh

Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.

Sống là tu, tu là sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!

Nhân quả công bằng

Nguyên Thanh

Trong cuộc đời này ai cũng muốn sống hạnh phúc, bình yên, no ấm, nhưng vì vô minh nên họ mới làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, vì thế ta đừng oán trách những người đã vô tình hay hữu ý gây đau khổ cho mình bởi họ chỉ là duyên để cho ta trả nhân quả, hãy tha thứ cho họ để chấm dứt sự tiếp nối của nhân quả khổ đau. Cho nên, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác, chứ đừng nhìn đúng sai phải trái để cho tâm hồn ta được thanh thản, an vui, sống những ngày tháng vô sự.

Khởi động ăn chay

Nguyên Thanh

Tóm lại, bằng mọi giá phải giữ cho được thân người, vì chỉ ở thân người thì mới có bộ óc biết triển khai tri kiến phân biệt thiện ác, đủ điều kiện tu hành giải thoát, còn làm thân chúng sanh sống theo bản năng nghiệp lực đưa đẩy nên không thể tu hành. Muốn giữ được thân người thì phải chấm dứt vay nợ xương máu chúng sanh, muốn chấm dứt vay nợ xương máu chúng sanh thì phải thiện xảo trau dồi Đức Hiếu Sinh và thực hiện hạnh ăn chay trong đời sống hàng ngày.

Không diệt ý thức

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đức Phật đã di chúc: “Lấy giới luật và giáo pháp ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành”, mà “giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó, tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến” nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy: triển khai tri kiến giải thoát cũng chính là lời di chúc giống như Đức Phật. Triển khai tri kiến giải thoát là triển khai ý thức để có sự hiểu biết không khổ đau, chứ không phải diệt ý thức để trở thành cây đá.

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm