Nội dung mô tả
Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát này, hoặc xem trực tiếp như sau:
Ngày 26 tháng 8 năm 2019
SỐNG LÀ TU, TU LÀ SỐNG
Phật tử P.V.Đ thưa hỏi
Hỏi: Thưa sư cô Nguyên Thanh!
Con quyết định là bỏ bữa ăn sáng, mới đầu thì cũng đơn giản con chỉ nghĩ là ăn sáng tốn hơn 30 phút buổi sáng nấu nướng, ăn, dọn dẹp, nghỉ ngơi nên con không ăn nữa, để thời gian đó ngồi chơi hoặc làm việc khác.
Hôm nay sang ngày thứ 6, chuyện là như vậy, hôm qua ngày thứ năm con cũng không ăn như bình thường, mọi hôm trời tạnh ráo tầm 8h là con ra khỏi nhà làm việc như bình thường, hôm qua trời mưa con không đi làm được nên ở nhà đến hơn 10 giờ mới ra khỏi nhà, khi ở nhà không làm việc gì thì con thấy đói nhưng con không thể triển khai tri kiến vì có người khác ở cùng con nữa, có hiện tượng là từ chiều con đã có cảm giác khó chịu trong người, con đã bị ốm từ cuối giờ chiều tới đêm, sáng nay con đỡ rồi nhưng vẫn chưa khỏe được như mọi ngày.
Có lúc con bị dục ngủ lôi kéo xong con cũng cố gắng ngồi dậy tác ý khoảng 10 phút: “Ta là con Phật, là đệ tử của Trưởng lão Thích Thông Lạc, không sợ nhân quả, không sợ cảm thọ, bệnh tật cảm sốt ra khỏi cơ thể ngay” và một vài câu nữa về tri kiến, cả đêm con mê man, lúc tỉnh con lại tác ý câu trên, con thấy nhẹ người hơn dù vẫn còn mê man, sáng nay con khỏe hơn hôm qua.
Con hỏi sư cô đây có phải là nhân quả của việc thay đổi lối sống khác bình thường của người mới vào tu? Con không sợ không dao động trước cảm thọ đó.
Con chọn cách làm chủ duyên sanh bằng việc bỏ ăn bữa sáng (dục ăn). Sau này khi ổn rồi con sẽ làm chủ dục ngủ sẽ không ngủ nhiều như bây giờ (8-10 giờ/ngày).
Do tính chất công việc con không nặng nhọc nên con mới có thể nhịn ăn được chứ công việc khác thì con không thể làm được.
Sư cô ơi, cô hãy giúp con trở thành “hành giả” chứ không trở thành “học giả”. Khi con đã thực hành có tiến bộ con sẽ làm gương cho người thân của con, mong sư cô chứng nhận cho con.
Đáp: Kính gửi chú P.V.Đ!
Theo thư chú gửi thì chú còn đang làm việc và giao tiếp, cho nên phải xác định chú đang tu tập ở giai đoạn nào?
Giai đoạn của chú là đang sống trong cảnh động cùng với mọi người và làm các công việc thì chưa phải lúc ăn ngày một bữa hay tiết độ ăn uống. Cái đó không phải là ly dục mà hình thức ly dục, vì nội tâm vẫn còn thèm ăn, bằng chứng là chú cảm thấy khó chịu trong người và bị ốm, đó là làm khổ mình.
Chú bây giờ tu ở giai đoạn sống đạo đức 5 giới, làm tròn bổn phận đạo đức làm người, xả tâm trong cảnh động bằng cách nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả.
Nếu có thời gian thì chú nên sắp xếp thọ Bát Quan Trai, trong ngày này chú ăn một bữa, ngủ nghỉ đúng giờ, tập sống độc cư và xả các chướng ngại trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của mình.
Tu hành phải xác định đúng giai đoạn, áp dụng đúng giới luật và tu đúng pháp thì tu tập mới có kết quả, còn tu sai giai đoạn thì chỉ được hình thức bên ngoài mà nội tâm thì ức chế, không có lợi ích gì.
Tu có nghĩa là sửa đổi những thói hư tật xấu trên thân hành, khẩu hành, ý hành để trở nên thiện pháp, mà thân hành, khẩu hành, ý hành là những hành động sống hàng ngày, vì thế Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy: “Tu là sống, sống là tu”.
Tu là sống ngăn ác diệt ác cho tâm thanh thản, an lạc, vô sự; sống đạo đức không làm khổ mình khổ người chính là tu.
Trong mọi công việc nương theo hành động để tâm tĩnh giác là tu tập, trên mọi đối tượng luôn luôn triển khai tri kiến để tâm không chướng ngại là tu tập.
Ví dụ 1: Khi đi thì nhắc tâm phải tĩnh giác quan sát không dẫm đạp chúng sanh là tu tập; khi làm việc thì nhắc miệng phải nói những lời làm vui lòng mình vui lòng người là tu tập; bình thường thì luôn nhắc tâm không được giận hờn phiền não, không được ganh ghét, đố kỵ, không nhìn lỗi ai cả là tu tập.
Khi có đối tượng sự việc gì làm cho tâm bất an thì phải triển khai tri kiến Định Vô Lậu xả tâm ngay liền, làm cho tâm thanh thản trở lại, đó là tu tập.
Ví dụ 2: Người ta chửi mà mình không giận là tu tập, vì hiểu rõ người chửi mình là một nhân duyên để mình trả quả đã từng chửi bới người khác trong quá khứ, cho nên mình vui vẻ trả nhân quả. Với lại, người chửi mình là người đang đau khổ, đang đau khổ thì mới chửi người khác được, do đó mình thương yêu và tha thứ cho họ.
Ví dụ 3: Khi làm việc với đồng nghiệp cùng giải quyết một vấn đề trong dự án, mình tích cực nêu ý kiến đóng góp xây dựng và đồng nghiệp cũng nêu ý kiến khác với mình, thậm chí trái ngược, nhưng không vì thế mà mình thấy tự ái hay tức giận, mà vẫn vui vẻ bình thường, tôn trọng ý kiến của họ và cùng thảo luận để tìm ra những ưu điểm của các ý kiến đóng góp cho dự án tốt đẹp thì đó là biết tu tập.
Ví dụ 4: Đối với bản thân khi làm việc ở nhà hay ở công ty đều cẩn thận, kỹ lưỡng, gọn gàng, ngăn nắp để không bị sai sót, còn đối với người khác nếu họ không cẩn thận, kỹ lưỡng thì mình không sanh tâm chướng ngại, mà lựa đúng lúc vui vẻ, dùng lời nói nhẹ nhàng, tôn trọng để khéo léo nhắc nhở họ làm tốt hơn thì đó là sống tích cực, chủ động nhưng xả tâm.
Ví dụ 5: Khi làm việc gì thì nên để tâm chú ý tới việc ấy, nếu tâm khởi lên những việc khác làm sao nhãng hành động hiện tại thì nên xả ngay liền để tập trung vào công việc, thì đó là tu tập. Còn làm việc mà cứ nghĩ chuyện nọ chuyện kia thì đó là thiếu chánh niệm tĩnh giác.
Ví dụ 6: Khi đọc hay nghe thấy một chuyện gì ở ngoài xã hội thì chúng ta nhìn bằng đôi mắt nhân quả thiện ác, không thấy đúng sai phải trái để xả tâm chướng ngại đó là tu tập.
Ví dụ 7: Trên con đường tu tập phải thành thật với chính bản thân mình, không ảo tưởng, phải hiểu rõ khi chưa hết tham, sân, si thì vẫn còn khổ đau, cho nên ta không chỉ trích, nói xấu ai cả, không bới lông tìm vết, mà chỉ cố gắng tĩnh giác để xem tâm mình có khởi niệm chướng ngại gì không? Có nhìn lỗi người không? Nếu có thì hãy tư duy suy nghĩ để xả niệm đó, làm như vậy chính là biết cách sửa lỗi trong tâm của mình, biết hoàn thiện mình, biết tiến tu.
Ví dụ 8: Khi gặp chánh pháp mà đức Trưởng lão Thích Thông Lạc đã khổ công dựng lại cho nhân loại trên hành tinh này sau hơn 2500 năm vắng bóng thì ta phải tư duy suy nghĩ làm cách nào để áp dụng vào đời sống hàng ngày cho đúng để không làm khổ mình khổ người, để đền đáp ơn Đức Phật, Thầy Thông Lạc, đó chính là sự tu tập; ngược lại, dùng lời Phật lời Thầy để đi chỉ trích người khác, hệ phái khác là đi sai tông chỉ của Phật giáo.
Ví dụ 9: Luôn tôn trọng tất cả mọi người, nếu thấy một người làm sai, làm ác thì ta nhắc nhở mình đừng nên làm như vậy sẽ dẫn tới hậu quả khổ đau; còn nếu thấy ai làm tốt, làm thiện, làm đúng thì ta vui vẻ, hoan hỷ học tập và nhắc mình phải tốt, phải thiện, làm đúng để đưa đến sự bình an cho mình cho người.
Ví dụ 10: Thường xuyên phản tỉnh trên thân hành, khẩu hành, ý hành của mình để không làm khổ mình khổ người là tu tập; ngược lại phản tỉnh trên thân hành, khẩu hành, ý hành của người khác là tâm bỉ thử, hơn thua, đố kỵ, chướng ngại, sân hận, nên tâm bị phiền não, khổ đau, làm như vậy là không biết tu tập.
Nhiều người hiểu sai về Đạo Phật nên sống khác tu khác. Sống thì tâm đầy phiền não và chướng ngại mà cứ cố ăn ít, ngủ ít thì phỏng có ích gì?
Đối với Đạo Phật, tu là cuộc sống, là hành động sống không làm khổ mình khổ người. Cho nên, sự tu tập luôn luôn thường xuyên và cần thiết như cơm ăn áo mặc hàng ngày, chứ không phải chỉ có mỗi ăn ít, ngủ ít là tu, không phải vậy, mà nhờ sống đạo đức, biết xả tâm, ly dục ly ác pháp, biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng thì tự động dục ăn, dục ngủ giảm bớt lại, khi đó mình giảm ăn, giảm ngủ một cách tự nhiên không có gò bó ức chế.
Một số người tu trong thất cũng vậy, họ không xác định được sức của mình mà cứ cố thức đêm tu cho nhiều, gây quá sức, bị hôn trầm, nên phải dụng công phá hôn trầm rất mệt mỏi, vì thế không có thời gian tỉnh táo để xả tâm, không xả tâm được thì hôn trầm cứ thăm viếng, cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn, khiến cho họ tu không tiến lên được.
Khi tu hành hay làm bất cứ việc gì ở trên đời, phải làm vừa sức mình thì mới có kết quả. Khi tu tập nội tâm có xả ly, có an trú mới tăng giờ lên thì thân tâm không mệt mỏi mà cảm thấy thoải mái, thanh thản, nhẹ nhàng, sáng suốt.
Muốn làm nên những việc lớn thì phải làm tốt những việc nhỏ; muốn xây một ngôi nhà cao thì hãy làm nền móng thật vững chắc; muốn tiến tu thì phải giữ gìn giới luật đúng giai đoạn và tu tập có chất lượng từng hơi thở, từng tâm niệm; muốn trở thành bậc Thánh thì hãy sống trọn vẹn đạo đức làm người, đừng tu theo lòng ham muốn của mình mà đốt cháy giai đoạn, dễ dẫn đến sự đổ vỡ sau này.
Chú nên triển khai tri kiến Định Vô Lậu cho thật sắc bén, tu tập tĩnh giác trên hành động hàng ngày, áp dụng tri kiến và sức tĩnh giác để xả tâm tham, sân, si thì đó gọi là triển khai tri kiến giải thoát. Đạo Phật giải thoát là nhờ sự hiểu biết ly tham, sân, si, vì thế mới gọi là đạo trí tuệ.
Thầy Thông Lạc dạy Nguyên Thanh rằng: “Người tu chứng họ cũng sống bình thường như mọi người, nhưng ngầm trong tri kiến của họ có một nội lực ly tham, sân, si, giữ tâm bất động kinh thiên động địa không có một pháp nào trên thế gian này có thể làm lay chuyển tâm họ được. Vì thế, ác pháp tác động vào thân tâm họ rất thản nhiên (bất động tâm).
Khi nào cần hiểu một điều gì mà ý thức không thể hiểu thì họ mới sử dụng trí tuệ Tam Minh quan sát, chứ không phải lúc nào cũng sống trong trí tuệ Tam Minh”.
Do đó người tu chứng cũng sống bằng tri kiến giải thoát.
Nguyên Thanh làm việc gần Thầy thấy Thầy luôn vui vẻ, hài hước, hóm hỉnh, tạo cho người khác cảm giác rất thoải mái và thanh thản, khi làm việc gì Thầy cũng rất cẩn thận, kỹ lưỡng, tập trung, nhưng mọi việc xung quanh không qua mắt Thầy được.
Hiện nay chú còn làm công việc, giờ giấc thay đổi, lúc đi sớm lúc về muộn, có khi việc nhiều có khi việc ít… nên không thể cố định giờ giấc tu tập, nếu làm như vậy là cứng nhắc và không có kết quả.
Trong đời sống hàng ngày với mọi người thì hãy sống bình thường như những người khác, tu như người không tu, nhưng thiện xảo không làm khổ mình khổ người chính là tu tập, là xả tâm.
Ví dụ: Khi chú làm công việc cần tiếp xúc với đối tác, mời đối tác chén trà, cái bánh, bữa ăn chay… thì không sao vì không làm khổ ai. Nếu khư khư giữ giới ăn một bữa thì sai giai đoạn, tạo ra khoảng cách với đối tác trong công việc thì nó lỡ dở, công việc không trôi chảy mà tâm thì không giải thoát.
Chúng ta phải xác định rõ lời Đức Phật và Thầy Thông Lạc dạy: Người cư sĩ sống 5 giới, xả tâm bằng tri kiến nhân quả, thỉnh thoảng Thọ Bát Quan Trai, đừng làm hơn lời Phật dạy mà hãy thực hiện cho đúng thì mới có kết quả giải thoát trong cuộc sống.
Đạo Phật là chân lý của con người, xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả để thoát khỏi khổ đau, nên cách thức tu tập có thứ lớp, tuần tự theo từng giai đoạn, có khoa học, có lộ trình, chứ không phải tu đại, tu cho có, hoặc tu nhảy cóc, tu hình thức, tu theo ý thích lòng ham muốn của mình hoặc bắt chước người khác.
Nền đạo đức này có từng cấp độ, mỗi cấp độ có giới luật, tri kiến và phương pháp tu tập khác nhau, không thể áp dụng giới luật của giai đoạn này đối với giai đoạn khác được, làm như vậy là lộn xộn, thiếu khoa học và không có kết quả.
Giới luật chính là nội tâm không tham, sân, si, nên tâm giải thoát thì tướng mới giải thoát, nghĩa là tâm có ly dục ly ác pháp thì mới giảm ăn và giảm ngủ, tỉnh thức một cách rất tự nhiên. Còn cố gắng nhịn ăn, ngủ ít mà không xả tâm là ức chế tâm trong hình tướng giới luật.
Đạo Phật chỉ có giới đức, giới hạnh, giới hành chứ không có giới cấm, nên Thầy Thông Lạc dạy chúng ta Đức Hiếu Sinh, Đức Ly Tham, Đức Chung Thủy, Đức Thành Thật, Đức Minh Mẫn, Đức Nhẫn Nhục, Đức Tùy Thuận, Đức Bằng Lòng…
Người mới bước chân vào Đạo Phật được dạy về Đạo Đức Hiếu Sinh để trau dồi lòng thương yêu, làm cho nó lớn mạnh lên thì từ đó họ ăn thực vật (ăn chay) rất dễ dàng.
Còn nếu chúng ta không học Đức Hiếu Sinh mà giữ giới cấm sát sanh thì sự ăn chay như lời Thầy Thông Lạc nói: “Như con bò ăn cỏ”. Con bò ăn cỏ là ăn chay nhưng nó vẫn sân hận, húc nhau sứt đầu mẻ trán như thường thì nó đâu có Đức Hiếu Sinh?
Nhờ có Đạo Đức Hiếu Sinh mà chúng ta ăn chay thì sự ăn chay đó thể hiện lòng yêu thương chúng sanh; ngược lại có một số người ăn chay nhưng tâm bỉ thử, hơn thua, nói xấu, chỉ trích người khác thì thử hỏi lòng yêu thương ở đâu? Đó là đi sai tông chỉ của Phật giáo.
Do vậy, vào Đạo Phật chỉ có học đạo đức thôi, đạo đức không làm khổ mình khổ người là đạo đức của Đạo Phật.
Cũng như chương trình giáo dục phổ thông ngoài đời có thứ lớp từ thấp đến cao, từ lớp 1 cho đến lớp 12, mỗi lớp có những môn học khác nhau, không thể bắt học sinh lớp 1 học toán lớp 5, lớp 7 được, làm như vậy là không có kết quả.
Khi ăn một bữa thì người đó phải ít lao động, ít tiếp duyên, phải xả tâm nhiều, luôn sống nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, nên tâm có thanh thản, tâm thanh thản thì ít vọng niệm tham, sân, si sanh khởi, vì thế mà không hao tổn nhiều năng lượng và tâm không thèm ăn, do vậy chỉ cần ăn một bữa vẫn đảm bảo sức khỏe để tu tập xả ly các chướng ngại pháp trong tâm.
Bỏ bữa ăn không phải là làm chủ duyên sanh mà ở chỗ trong mọi việc làm, trước mọi đối tượng khi tiếp xúc mà tâm không giận hờn, phiền não, không ganh ghét đố kỵ, luôn vui vẻ tùy hỷ, thương yêu và tha thứ thì mới gọi là làm chủ duyên sanh.
Ngủ là một tướng trạng của tâm si, muốn ly dục ngủ thì phải xả tâm, ly dục ly ác pháp, chứ không phải ép cơ thể bớt ngủ mà chỗ xả ly các chướng ngại pháp trong tâm thì từ đó cơ thể sẽ tỉnh thức, ngủ ít nhưng vẫn sáng suốt và khỏe mạnh.
Muốn bớt ăn bớt ngủ thì thời gian ăn và ngủ đó phải được thay bằng trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, muốn tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì phải xả tâm tham, sân, si, muốn xả tâm tham, sân, si thì phải triển khai tri kiến giải thoát, muốn triển khai tri kiến giải thoát thì nên nương theo các hành động trong mọi việc làm để tập tĩnh giác gọi là thân hành niệm và triển khai Định Vô Lậu để xả chướng ngại trong tâm của mình.
Vì thế, Thầy Thông Lạc đã dẫn lời Đức Phật dạy: “Ta không thấy một pháp nào khác đưa đến hôn trầm chưa sanh lại không sanh, đã sanh thì bị diệt như là dõng mãnh giới, tinh tấn giới”, mà giới luật chính là xả tâm ly dục ly ác pháp, xả tâm ly dục ly ác pháp là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát là sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là đạo đức của Phật giáo.
Thầy Thông Lạc thường nhắc nhở chúng ta mục đích của Đạo Phật là xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, trên nền tảng đạo đức đó mới đi sâu vào thiền định, tức là an trú tâm trên thân hành của mình.
“Sanh” là đời sống, làm chủ sanh là làm chủ đời sống, có nghĩa là sống với mọi người tích cực làm mọi công việc nhưng tâm không chướng ngại, chỗ không chướng ngại mới gọi là “độc cư”.
Nếu chú muốn trở thành một hành giả đó là điều rất tốt, vậy hãy triển khai tri kiến phân biệt pháp nào là ác, pháp nào là thiện, pháp ác thì ngăn và diệt, pháp thiện thì tăng trưởng để luôn sống không làm khổ mình khổ người, nhờ sống như vậy tâm mới thanh thản, an lạc và vô sự.
Đạo Phật lấy đạo đức đi vào chỗ giải thoát, người luôn triển khai tri kiến giải thoát chính là hành giả.
Tu tập mà không triển khai tri kiến Định Vô Lậu xả tâm thì sẽ bị ức chế tâm, lúc này cho dù chú có sống đúng tướng giới luật đi chăng nữa mà không có tri kiến xả tâm đi kèm thì chỉ là ức chế thân tâm trong hình thức giới luật, đó là làm khổ mình. Nếu ức chế lâu ngày thì tâm sẽ lý luận để phạm giới.
Khi chú sống không làm khổ mình khổ người là chú đã báo ơn Đức Phật, ơn Trưởng lão Thích Thông Lạc, ơn cha mẹ, ơn sự sống và chiêu cảm những người xung quanh học tập theo gương hạnh của chú để được bình an.
Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!
TM. Ban Biên Tập
Sc. Nguyên Thanh
Leave a Comment
Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.
Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.
Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.
Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.
Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.
Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.
Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.
Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.
Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.
Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.
Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.
Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.
Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Khi chú sống không làm khổ mình khổ người là chú đã báo ơn Đức Phật, ơn Trưởng lão Thích Thông Lạc, ơn cha mẹ, ơn sự sống và chiêu cảm những người xung quanh học tập theo gương hạnh của chú để được bình an." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Vì thế, Thầy Thông Lạc đã dẫn lời Đức Phật dạy: “Ta không thấy một pháp nào khác đưa đến hôn trầm chưa sanh lại không sanh, đã sanh thì bị diệt như là dõng mãnh giới, tinh tấn giới”, mà giới luật chính là xả tâm ly dục ly ác pháp, xả tâm ly dục ly ác pháp là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát là sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là đạo đức của Phật giáo." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Muốn bớt ăn bớt ngủ thì thời gian ăn và ngủ đó phải được thay bằng trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, muốn tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì phải xả tâm tham, sân, si, muốn xả tâm tham, sân, si thì phải triển khai tri kiến giải thoát, muốn triển khai tri kiến giải thoát thì nên nương theo các hành động trong mọi việc làm để tập tĩnh giác gọi là thân hành niệm và triển khai Định Vô Lậu để xả chướng ngại trong tâm của mình." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Do vậy, vào Đạo Phật chỉ có học đạo đức thôi, đạo đức không làm khổ mình khổ người là đạo đức của Đạo Phật." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Người mới bước chân vào Đạo Phật được dạy về Đạo Đức Hiếu Sinh để trau dồi lòng thương yêu, làm cho nó lớn mạnh lên thì từ đó họ ăn thực vật (ăn chay) rất dễ dàng.
Còn nếu chúng ta không học Đức Hiếu Sinh mà giữ giới cấm sát sanh thì sự ăn chay như lời Thầy Thông Lạc nói: “Như con bò ăn cỏ”. Con bò ăn cỏ là ăn chay nhưng nó vẫn sân hận, húc nhau sứt đầu mẻ trán như thường thì nó đâu có Đức Hiếu Sinh?" (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Đạo Phật là chân lý của con người, xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản - nhân quả để thoát khỏi khổ đau, nên cách thức tu tập có thứ lớp, tuần tự theo từng giai đoạn, có khoa học, có lộ trình, chứ không phải tu đại, tu cho có, hoặc tu nhảy cóc, tu hình thức, tu theo ý thích lòng ham muốn của mình hoặc bắt chước người khác." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Trong đời sống hàng ngày với mọi người thì hãy sống bình thường như những người khác, tu như người không tu, nhưng thiện xảo không làm khổ mình khổ người chính là tu tập, là xả tâm." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Thầy Thông Lạc dạy Nguyên Thanh rằng: “Người tu chứng họ cũng sống bình thường như mọi người, nhưng ngầm trong tri kiến của họ có một nội lực ly tham, sân, si, giữ tâm bất động kinh thiên động địa không có một pháp nào trên thế gian này có thể làm lay chuyển tâm họ được. Vì thế, ác pháp tác động vào thân tâm họ rất thản nhiên (bất động tâm).
Khi nào cần hiểu một điều gì mà ý thức không thể hiểu thì họ mới sử dụng trí tuệ Tam Minh quan sát, chứ không phải lúc nào cũng sống trong trí tuệ Tam Minh”.
Do đó người tu chứng cũng sống bằng tri kiến giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Đối với Đạo Phật, tu là cuộc sống, là hành động sống không làm khổ mình khổ người. Cho nên, sự tu tập luôn luôn thường xuyên và cần thiết như cơm ăn áo mặc hàng ngày, chứ không phải chỉ có mỗi ăn ít, ngủ ít là tu, không phải vậy, mà nhờ sống đạo đức, biết xả tâm, ly dục ly ác pháp, biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng thì tự động dục ăn, dục ngủ giảm bớt lại, khi đó mình giảm ăn, giảm ngủ một cách tự nhiên không có gò bó ức chế." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Tu là sống ngăn ác diệt ác cho tâm thanh thản, an lạc, vô sự; sống đạo đức không làm khổ mình khổ người chính là tu." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Tu có nghĩa là sửa đổi những thói hư tật xấu trên thân hành, khẩu hành, ý hành để trở nên thiện pháp, mà thân hành, khẩu hành, ý hành là những hành động sống hàng ngày, vì thế Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy: “Tu là sống, sống là tu”." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
12 tháng trước
"Giai đoạn của chú là đang sống trong cảnh động cùng với mọi người và làm các công việc thì chưa phải lúc ăn ngày một bữa hay tiết độ ăn uống. Cái đó không phải là ly dục mà hình thức ly dục, vì nội tâm vẫn còn thèm ăn, bằng chứng là chú cảm thấy khó chịu trong người và bị ốm, đó là làm khổ mình.
Chú bây giờ tu ở giai đoạn sống đạo đức 5 giới, làm tròn bổn phận đạo đức làm người, xả tâm trong cảnh động bằng cách nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả.
Nếu có thời gian thì chú nên sắp xếp thọ Bát Quan Trai, trong ngày này chú ăn một bữa, ngủ nghỉ đúng giờ, tập sống độc cư và xả các chướng ngại trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của mình." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc