Sống tích cực

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
10

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
10
Bạn
  • 2 người khác thấy bổ ích
  • 2 người khác thấy cảm hứng
  • 3 người khác thấy xúc động
Chuyển sang nghe podcast

Nội dung mô tả

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 19 tháng 9 năm 2019

SỐNG TÍCH CỰC

Phật tử X.T thưa hỏi

Hỏi: Con kính bạch sư cô! Phật tử còn gia duyên nhân quả gia đình nhiều nên con chưa tu tập được gì. Hiện giờ khi con gặp những chướng ngại trong cuộc sống tâm con không còn lo lắng buồn hay vui nữa, lúc đó con hay trầm lặng suy tư thấy chán nản cuộc sống phàm phu đó và con không còn ý chí phấn đấu công danh sự nghiệp nữa, chỉ tùy thuận làm công việc hiện tại cho xong thôi. Thưa sư cô, giờ con phải sống thế nào cho đúng với con đường tu tập? Con kính mong sư cô hoan hỷ chỉ dạy giúp cho con với ạ!

Đáp: Kính gửi cô X.T!

Khi gặp chánh pháp chúng ta được trang bị cái nhìn rộng rãi, thấu suốt những lẽ thật ở đời giúp cho chúng ta có một tâm hồn phóng khoáng nhìn mọi việc một cách nhẹ nhàng, thoải mái, buông xả trong tình thương yêu và tha thứ, nhờ đó mà vượt qua các chướng ngại trong tâm để sống tích cực với mọi người, mọi việc.

Còn khi trong tâm chúng ta có chướng ngại mà chưa giải quyết được thì điều đầu tiên là phải nghĩ tới những gì căn bản nhất của Đạo Phật, đó là bốn chân lý của con người để xác định mình đang ở trong chân lý nào.

Bài pháp đầu tiên đánh dấu quá trình truyền dạy chánh pháp cho nhân loại trên hành tinh này của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, tức là bốn chân lý bất di bất dịch của con người, là con người ai cũng phải có bốn chân lý này.

Vì chân lý là sự thật nên bất cứ người nào cũng có thể nhận ra và xác định một cách rõ ràng và cụ thể:

˗ Chân lý thứ nhất: Khổ đế, xác định một sự thật tham, sân, si là khổ. Đây là một lẽ thật mà không một ai có thể chối cãi được, dù là người già hay trẻ, người nam hay nữ, vua quan hay dân thường, người tu hay không tu, người theo Đạo Phật hay không theo Đạo Phật, tu sĩ hay cư sĩ, hễ tham, sân, si có mặt là khổ có mặt, có nghĩa là ông vua mà nổi giận thì cũng như dân thường đều khổ như nhau.

˗ Chân lý thứ hai: Tập đế, xác định sự thật về nguyên nhân của khổ là do lòng ham muốn, từ lòng ham muốn thì mới có tham, sân, si, đây là một sự thật mà mọi người đều nhận ra dễ dàng.

Ví dụ: Một đứa trẻ vì khát sữa (muốn uống sữa) nên nó khóc (nổi sân) đòi uống sữa; một người vì muốn mọi việc thuận lợi với mình, nên trước nghịch cảnh thì thất vọng, buồn chán (tham, sân, si).

˗ Chân lý thứ ba: Diệt đế, xác định một sự thật bất kỳ ai hễ tham, sân, si không có mặt thì giải thoát có mặt, đây là trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự. Nói một cách ngắn gọn, người ta chửi mà không giận là giải thoát, là thanh thản, an lạc, vô sự. Ai cũng có giây phút không lo lắng, không suy tư, không ham muốn, không giận hờn phiền não cả, thì đó chính là phút giây giải thoát, nên nó là chân lý.

˗ Chân lý thứ tư: Đạo đế, xác định chân lý tu tập là chương trình giáo dục đào tạo Bát Chánh Đạo, gồm có 8 lớp đào luyện con người thực hiện những hành động sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh xuất phát từ thân, khẩu, ý. Đây là một sự thật ai cũng có thể nhận ra, vì nếu thân, khẩu, ý hành ác thì khổ đau, còn hành thiện thì hết đau khổ.

Cũng là sự hiểu biết nhưng nếu sự hiểu biết có tham, sân, si sẽ đưa đến khổ đau, còn sự hiểu biết không tham, sân, si là sự hiểu biết không có khổ đau, gọi là giải thoát.

Trạng thái giải thoát tức là tâm thanh thản, an lạc, vô sự của con người thì ai cũng có chứ không phải đợi tu tập mới có, cho nên Đức Phật dạy chúng ta giác ngộ chân lý rồi mới hộ trì chân lý, chứ không phải tu rồi chân lý mới xuất hiện, không phải như vậy.

Chân lý thanh thản, an lạc, vô sự mỗi người đều có nhưng thời gian dài ngắn khác nhau. Vì tâm con người thường bị nghiệp tham, sân, si tác động làm cho mất trạng thái này nên chúng ta cần phải bảo vệ nó bằng cách ngăn và diệt tâm tham, sân, si, do đó phương pháp tu tập đầu tiên của Đạo Phật là ngăn ác diệt ác sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, gọi là Tứ Chánh Cần.

Trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự của con người cũng giống như bầu trời xanh, nó luôn hiện hữu, và đám mây ví như là tâm tham, sân, si của con người, khi xua tan những đám mây thì bầu trời xanh sẽ hiện ra.

Trong thư cô nói rằng trước cảnh chướng ngại trong cuộc sống tâm cô không lo lắng hay buồn vui nữa, nhưng thấy chán nản về cuộc sống phàm phu thì đây là tâm trạng của người vì ham muốn giải thoát mà có ý buông xuôi cuộc sống, có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống chứ không phải là người thực sự xả tâm, những người này chỉ nhìn thấy mặt khổ của cuộc đời, chứ chưa thấy mặt giải thoát của cuộc đời.

Nhiều người hiểu sai về Khổ đế, chân lý thứ nhất của Đạo Phật, nên cứ theo kinh sách phát triển nói “đời là khổ”, đây là sự hiểu sai lầm của Đạo Phật, vì sự khổ đau là do tham, sân, si, chứ không phải đời là khổ. Cho nên, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy chúng ta ngắn gọn: “Người ta chửi mà không giận là chứng đạo”, còn: “Người ta chửi mà giận hờn thì khổ đau”, thì như vậy người ta chửi mà không giận là thanh thản, an vui, hạnh phúc, chứ đâu phải nói đời là khổ!?

Cuộc sống này mọi hoàn cảnh luôn diễn biến theo quy luật nhân quả, nhưng lúc nào tâm tham, sân, si có mặt thì khổ có mặt, còn lúc nào tâm tham, sân, si không có mặt thì hạnh phúc, giải thoát có mặt. Vì vậy, khổ đau hay giải thoát đều do trạng thái của tâm quyết định, chứ không phải do hoàn cảnh quyết định.

Đức Phật dạy chúng ta phải tích cực ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp để đẩy lùi tham, sân, si, khi tham, sân, si không có mặt thì giải thoát có mặt, giải thoát có mặt thì tâm không còn chướng ngại nữa, tâm không còn chướng ngại nên tâm thanh thản, tâm thanh thản nên luôn vui vẻ thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm nhân quả của mình, vui vẻ thực hiện bổn phận nhân quả tức là sống cần lao nhưng buông xả, không làm khổ mình khổ người.

Như đã nói ở trên, bốn chân lý của Đạo Phật đã xác định trạng thái khổ là do tâm tham, sân, si, khi hết tham, sân, si là hết khổ, muốn hết khổ thì phải tu tập theo Bát Chánh Đạo để lìa tâm ham muốn của mình.

Khi sống trong cảnh động tiếp xúc với mọi người hay khi làm mọi việc thì đó là chất xúc tác để nghiệp tham, sân, si của chúng ta phát khởi, nhờ vậy chúng ta mới tìm cách quét sạch đám mây tham, sân, si thì bầu trời thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra.

Khi sống trong cảnh tịnh tâm thường sanh vọng tưởng thì chúng ta phải biết cách phân tích mổ xẻ để thấu suốt từng tâm niệm đó, nếu nó có tính chất làm khổ mình khổ người thì chúng ta phải xả bỏ để cho tâm trở về trạng thái thanh thản.

Tu hành cũng giống như người làm vệ sinh, phải xem trên xem dưới, lật qua lật lại, nhìn vào mọi ngóc ngách để tìm bụi rác bẩn, cặn cáu, càng tìm thấy nhiều rác thì càng siêng năng quét dọn, siêng năng quét dọn thì môi trường càng sạch, môi trường càng sạch thì càng trong lành, an ổn và dễ sống. Còn ngược lại, thấy rác mà chán nản thì rác thải càng chồng chất nên sẽ làm ô nhiễm môi trường, gây hại cho sự sống của chúng ta.

Cũng như một đất nước, nếu chính quyền chủ động đối mặt, siêng năng truy quét tội phạm và tệ nạn xã hội thì xã hội ngày càng yên bình, nhờ đó mọi người được an ổn sinh sống xây dựng hạnh phúc ấm no. Còn nếu chính quyền bỏ bê không truy quét tội phạm thì tệ nạn hoành hành, đất nước sẽ bất ổn, ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống, ai cũng thấy bất an, khổ đau.

Cho nên, chúng ta không sợ chướng ngại vì nhờ nó mà ác pháp trong tâm sanh khởi để ta biết mà diệt trừ nên tâm mới thanh tịnh. Ác pháp càng nhiều thì càng tích cực ngăn ác diệt ác, càng tích cực ngăn ác diệt ác thì thiện pháp càng tăng trưởng chính là tâm thanh thản, an lạc, vô sự càng nhiều.

Vì vậy, trước các chướng ngại tâm không nao núng, trước vọng tưởng tâm không sợ hãi, đó là dũng khí của người tu tập.

Ở đời, người càng biết khắc phục khó khăn thì càng bản lĩnh, người càng sợ khó khăn thì càng nhu nhược. Do đó phải biết lấy mọi người, mọi việc xảy ra xung quanh chúng ta làm đối tượng để mài giũa tâm tính thì tâm sẽ càng sáng.

Tu hành theo Đạo Phật không thể tránh cảnh mà tâm thanh tịnh được, mà phải trực tiếp đối mặt với mọi cảnh để thấu suốt nó, nhờ đó mới xả tâm được.

Đạo Phật dạy đời khổ là để vượt lên cái khổ của cuộc đời, chuyển hóa cuộc đời trở nên tốt đẹp, chứ không phải để buông xuôi không làm gì cả, vì buông xuôi thì khổ sẽ chồng thêm khổ.

Ví như chúng ta có một dòng sông ngập tràn rác bẩn, chất thải độc hại thì phải trên chính dòng sông đó chúng ta tích cực vớt rác, thanh lọc nguồn nước thì dòng sông mới trong xanh, hiền hòa, mát mẻ và hữu ích; ngược lại, chúng ta không dám đối mặt với hiện trạng mà trốn tránh việc xử lý rác thì không bao giờ dòng sông có thể trong xanh được, nó sẽ tiếp tục ô nhiễm nặng hơn.

Chúng ta phải hiểu một điều, dù hoàn cảnh có thuận lợi bao nhiêu đi chăng nữa, dù tiền bạc có ngập tràn không gian, danh lợi vang lừng bốn biển thì khi chết đi cũng không bao giờ có thể mang theo được, nên đừng tìm cảnh thuận lợi mà hãy mượn cảnh để mài tâm cho sáng, vì tâm sáng thì nghiệp sẽ thiện, chính thiện nghiệp sẽ luôn luôn đồng hành để mang lại sự bình an trong tâm hồn và chuyển hóa hoàn cảnh của chúng ta.

Cho nên, phải cảm ơn mọi người đã gây ra cho ta nghịch cảnh hay thuận cảnh, vì nhờ có họ mà những góc khuất tham, sân, si trong tâm hồn chúng ta mới phát lộ để ta biết mà vệ sinh cho sạch sẽ, vệ sinh tâm là ly tham, sân, si, ly tham, sân, si thì cuộc sống không còn chướng ngại nữa, lúc đó chúng ta sẽ sống hạnh phúc trong nguồn vui giải thoát.

Vì thế, Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta, người tu hành phải như hoa sen mọc trong lò lửa, để chỉ cho sự tôi luyện tâm trước mọi hoàn cảnh.

Sinh thời lúc Thầy còn sống Nguyên Thanh có duyên được tu tập và làm việc dưới bóng mát của Thầy, mỗi khi Nguyên Thanh có chướng ngại đều chia sẻ với Thầy, Thầy thường khuyên Nguyên Thanh: “Xả tâm đi con, con đừng có buồn, vì con buồn sẽ sanh ra nhiều Nguyên Thanh buồn khổ đó con”.

Thầy luôn dặn Nguyên Thanh trong mọi tình huống phải suy nghĩ vấn đề theo hướng tích cực, đừng bao giờ nghĩ tiêu cực, vì nghĩ tiêu cực mình sẽ mắc nợ nhân quả (tạo nhân quả ác).

Trong sự tu tập của Nguyên Thanh có nhiều người gây khó khăn cho mình và đôi lúc mình thấy không còn tự tin vào bản thân nữa, Nguyên Thanh đến trình với Thầy: “Sao con không động chạm làm gì mọi người mà họ cứ tìm cách gây khó khăn với con hoài vậy Thầy?”, Thầy dạy: “Con hãy tha thứ cho họ vì con hơn họ rất nhiều, họ mới ăn chay được vài năm, biết pháp khi tuổi đã quá nửa đời người, đã gây biết bao nghiệp ác, còn con thì tu hành từ lúc còn nhỏ tuổi, giữ gìn Đức Hiếu Sinh từ thời niên thiếu, tất nhiên con phải hơn họ chứ”. Nghe Thầy dạy như vậy tự nhiên sự giận hờn trong tâm Nguyên Thanh biến mất, chỉ thấy thương cho những người bạn đồng tu đó mà thôi.

Chúng ta không nên so đo hơn thua với ai cả, nhưng phải biết mình biết người để yêu thương và tha thứ cho họ.

Khi chúng ta biết chánh pháp, biết giữ gìn Đức Hiếu Sinh và sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người là chúng ta đang bước đi trên con đường giải thoát, còn những người xung quanh, nhiều người chưa biết chánh pháp dù họ có gây chướng ngại cho chúng ta thì cũng đừng trách họ, mà hãy thương họ, vì họ không biết giữ Đức Hiếu Sinh, không biết chánh pháp, nên khi mạng chung chắc gì họ còn giữ được thân người nữa? Mà không giữ được thân người thì hố thẳm khổ đau đang chờ đón họ. Nếu họ làm mình buồn khổ có nghĩa là họ đang đau khổ, chỉ có người đang đau khổ mới làm hại người khác, chứ người hạnh phúc thì làm sao có thể làm hại người khác được? Đó là một sự thật, do vậy mà ta bỏ qua, tha thứ cho lỗi lầm của người khác rất dễ dàng.

Nhiều lúc trong văn phòng làm việc Thầy Thông Lạc thường nhắc Nguyên Thanh: “Thôi xả đi con, nhiều người trước đây họ làm thú mới được sanh lên làm người nên tính cách và hành vi còn thô tháo lắm, con đừng chấp”. Khi nghe Thầy dạy như vậy, Nguyên Thanh thấy thương họ, bao sự bâng khuâng trong lòng đều tan biến.

Cho nên, sự hiểu biết đúng đắn sẽ giúp chúng ta giải thoát, sự hiểu biết đó là chánh tri kiến, vì vậy Thầy Thông Lạc dạy mọi người hãy triển khai tri kiến giải thoát.

Chúng ta muốn bước đi thênh thang trên đạo lộ giải thoát mà không tích cực chuyển hóa nhân quả thì điều này không bao giờ có được. Cũng như muốn làm một con đường cao tốc mà không chịu giải phóng mặt bằng thì không bao giờ có thể hình thành nên con đường được, nếu cứ cố làm thì dân sẽ kiện tụng làm đình trệ và đẩy dự án rơi vào cảnh dở dang. Ở đây “giải phóng mặt bằng” tức là sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người, nhờ vậy mới chuyển hóa được nhân quả trở thành bệ phóng để giúp ta bước đi thênh thang trên lộ trình giải thoát với đầy đủ tri kiến đạo đức nhân quả.

Cho nên, nhiều người biết Đạo Phật, nghe dạy về làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chấm dứt tái sanh luân hồi hay quá, nên vội vàng tu tập mà không biết mình đang ở vị trí nào, chỉ có ham muốn chứng đạo cho nhanh nên đã bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ, bỏ con, bỏ công ăn việc làm tìm nơi thanh vắng tu tập, bởi vì họ nghĩ đời là khổ, các pháp vô thường, nên sống thêm làm gì nữa, chỉ có tu là giải thoát thôi.

Sự nghĩ tưởng đơn giản như vậy nên họ đã lầm, rốt cuộc tu thì không tới mà nhà cửa thì đã tan nát hết rồi, để lại một vết thương lòng cho những người thân thương trong gia đình…

Tu hành có từng giai đoạn, chứ không phải muốn là có thể giải thoát ngay được. Trong khi đạo đức làm người còn chưa xong thì làm sao mà có thể tu tập để làm một bậc Thánh nhân đây? Đó là sự ảo tưởng và ấu trĩ mà nhiều người đã gặp phải.

Gần đây, Nguyên Thanh có biết một câu chuyện về một vị cư sĩ, khi biết chánh pháp thì liền bỏ vợ bỏ con (con mới 5 tuổi) và bỏ công việc để vào một trú xứ xin tu tập, khoảng gần 2 tháng thì ức chế tâm và buộc phải xin ra thất. Rốt cuộc tất cả đều dở dang, gia đình tan vỡ, đời không xong mà đạo cũng không tới được.

Thời Đức Phật có bà Dhama khi được biết đạo Phật bà xin chồng xuất gia, nhưng người chồng không bằng lòng, bà phải chờ đến khi chồng mất mới xuất gia, lúc này Đức Phật đã già, nhưng bà vẫn nỗ lực tu hành và chứng quả A La Hán, là một Thánh ni thời Đức Phật.

Có lần trong văn phòng làm việc, sau khi Thầy tiếp một vị cư sĩ, Thầy kể với Nguyên Thanh: “Chú A xin xuất gia đó con, nhưng con của chú A còn rất nhỏ thì làm sao Thầy đồng ý được, Thầy khuyên về sống đạo đức, làm tròn bổn phận gia đình và xả tâm, sau này Thầy sẽ nhận vào tu tập để đi sâu hơn”.

Đối với người không vướng bận gia đình, con cái, công việc thì sự tu tập nghe có vẻ dễ dàng, còn đối với người còn vướng bận gia duyên thì khó khăn hơn, nhưng hãy lưu ý: nếu chúng ta tránh cảnh động mà vội vào tu trong cảnh tịnh thì rất khó ly dục ly ác pháp vì thiếu đối tượng, cho nên dễ bị ức chế tâm.

Sinh thời, lúc Thầy Thông Lạc còn đang tu hành, thời kỳ đầu Thầy vừa làm vừa tu để phụ giúp kinh tế gia đình (giai đoạn này khoảng trên 6 năm), sau này kinh tế ổn định thì Thầy mới chuyên tâm ngồi không để tu tập.

Đạo Phật lấy đạo đức đi vào chỗ giải thoát mà đạo đức chính là đời sống không làm khổ mình khổ người, đó chính là giới luật xả tâm, ly dục ly ác pháp nên nó sẽ chuyển đổi nhân quả, làm cho chúng ta thuận duyên trên bước đường tu hành. Cho nên, mục đích của Đạo Phật là xây dựng cho con người một đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, đó là nền tảng của thiền định chân chánh.

Giai đoạn sống đạo đức nhân bản – nhân quả và xả tâm thì tu ở đâu cũng được, trong mọi hoàn cảnh, mọi việc làm, trước mọi đối tượng. Đến khi nào xong nghĩa vụ nhân quả và trước cảnh động mà tâm bất động thì mới nên vào cảnh tịnh để tiếp tục xả ly rốt ráo tham, sân, si vi tế, gom đủ nội lực để tu tập giai đoạn thiền định.

Khi bước vào cảnh tịnh không phải là ngồi không tu tập bình thường mà đó là một quá trình lao động nghiêm túc và tích cực. Thầy Thông Lạc thường dạy Nguyên Thanh rằng: “Người siêng năng tu tập họ làm việc còn vất vả hơn người đời, vì suốt ngày họ phải luôn luôn ngăn ác diệt ác trong tâm và tìm cách nhiếp phục tâm mình, chứ không có rảnh rỗi đâu con ạ”. Khi nhập thất tu và khi ra thất thực tế thì Nguyên Thanh đều thấy đúng như vậy, đâu có thì giờ nghĩ đến chuyện người khác, cho nên phải luôn thiện xảo, khéo léo điều phục tâm mình để tâm sống trong trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự.

Đức Phật dạy: “Sống là sự trả nghiệp chứ không phải là sự tham đắm”, cho nên càng tích cực ly tham, sân, si thì trả nghiệp càng nhanh, trả nghiệp càng nhanh thì tâm thanh thản, an lạc, vô sự sẽ càng nhiều, tức là trạng thái giải thoát càng hiện ra rõ nét trong tâm mình.

Một người khi thực sự xả tâm thì tâm không chướng ngại, tâm không chướng ngại nên người đó vượt mọi khó khăn, siêng năng làm tròn bổn phận nhân quả của mình trong cuộc sống.

Trong cuộc đời này không ai có thể làm vừa lòng mình được, kể cả Đức Phật cũng không thể làm vừa lòng mình, nhưng một khi tâm đã ly dục ly ác pháp thì ai cũng có thể làm mình hài lòng dù đó là kẻ thù của mình đi chăng nữa.

Cho nên, hạnh phúc hay khổ đau chính là do tâm trạng của chúng ta chứ không phải hoàn cảnh, nhưng phải biết khéo léo mượn hoàn cảnh để tu tập.

Người sống trong cảnh động mà ưa cảnh tịnh là người chưa xả tâm và người sống trong cảnh tịnh mà ưa cảnh động cũng là người chưa xả tâm, chỉ có người sống trong cảnh nào thì áp dụng phương pháp tu tập ngăn ác và diệt ác pháp trong hoàn cảnh đó thì mới gọi là người tu tập xả tâm.

Trong cuộc sống này chúng ta phải luôn siêng năng xả các chướng ngại trong tâm của mình, nhờ đó mà việc to hóa việc nhỏ, việc nhỏ trở thành không có gì, đó là một lối sống tích cực, luôn an vui trên mọi hoàn cảnh nhân quả của mình.

Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy rằng: Khi tâm chưa ly dục ly ác pháp mà vội nhập thất để tu thiền định thì sẽ bị ức chế tâm. Cho nên, phải biết xả tâm trong cảnh động, đến khi nào tâm đã xả thuần thục quay về định trên thân không phóng dật ra ngoài thì mới nhập thất tu tập để đi tới rốt ráo.

Thầy Thông Lạc có bài kệ:

“Vạn cảnh đang lay động

Tùy cảnh tâm an vui

Nhờ cảnh tâm vô trụ

Không buồn cũng không vui”

Khi còn sống chung với mọi người thì cô nhớ giữ gìn 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, luôn xả tâm trước mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh bằng cách triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để gieo duyên làm một bậc tu hành giải thoát không vướng bận duyên sanh sau này. Sống đạo đức và xả tâm như vậy tự nó sẽ thúc đẩy cô đi đúng lộ trình giải thoát cho đến ngày hoàn mãn.

Hàng ngày khi tâm trạng bình thường thì thỉnh thoảng cô tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, còn khi gặp chướng ngại thì cô triển khai tri kiến xả tâm để tâm không còn khổ đau nữa.

Thầy Thông Lạc từng dạy Nguyên Thanh: Nhiều đời trước Thầy là Hòa thượng, nhưng nhờ siêng năng thọ Bát Quan Trai, nên đời này Thầy chỉ thích sống đạo đức, giới luật và Thầy tu chứng, cho nên những người nào khéo léo xả tâm trong cảnh động và biết thọ Bát Quan Trai thì họ sẽ đi đúng đường giải thoát.

Tu hành là một cuộc đấu tranh giành quyền làm chủ cho bản thân mình trước giặc vô thường sanh – già – bệnh – chết cũng giống như một cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước vậy. Phải tích cực chuẩn bị nhân lực, lương thực, vũ khí, chiến thuật, chiến lược, đầu tiên là đánh du kích, đánh những trận nhỏ, giải phóng từng làng mạc nhỏ, sau đó là đánh lớn dần lên, cho đến khi thời cơ chín muồi thì mới tổng tiến công và nổi dậy, quyết chiến để làm chủ sanh tử.

Nếu không thắng những trận nhỏ thì không thể thắng những trận lớn; nếu chưa giải phóng từng phần thì rất khó để giải phóng toàn phần.

Đối với sự tu hành, chưa làm chủ được sanh thì chưa thể làm chủ được già, bệnh, chết; chưa làm chủ từng tâm niệm thì chưa thể an trú tâm trên thân hành được; chưa bất động trong cảnh động thì chưa vào cảnh tịnh được; chưa ngăn ác diệt ác trên Tứ Chánh Cần thì chưa tu tập trên Tứ Niệm Xứ được; chưa tròn đạo đức làm người thì chưa thể tu tập đạo đức làm Thánh được; chưa xong giai đoạn đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người thì chưa thể đi đến giai đoạn thiền định được.

Do vậy, phải tích cực tu tập để làm chủ từng hoàn cảnh, từng tâm niệm, phải sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, lấy đó làm căn bản cho sự giải thoát hoàn toàn sau này.

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

Đọc thêm

Leave a Comment

  • Sita Mi

    8 tháng trước

    Bài pháp rất ý nghĩa và đi vào cuộc sống thường nhật cho chúng con, Nam mô Bổn sư thích ca Mô ni phật, Nam mô Đức TRưởng Lão Thích Thông Lạc
    con xin cảm ơn sư cô Nguyên Thanh

    • Cảm hứng
    • Xúc động
    Bổ ích

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    0
    Bạn
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Sita Mi

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Đạo Phật lấy đạo đức đi vào chỗ giải thoát mà đạo đức chính là đời sống không làm khổ mình khổ người, đó chính là giới luật xả tâm, ly dục ly ác pháp nên nó sẽ chuyển đổi nhân quả, làm cho chúng ta thuận duyên trên bước đường tu hành. Cho nên, mục đích của Đạo Phật là xây dựng cho con người một đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, đó là nền tảng của thiền định chân chánh." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    9

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    9
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Cho nên, nhiều người biết Đạo Phật, nghe dạy về làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chấm dứt tái sanh luân hồi hay quá, nên vội vàng tu tập mà không biết mình đang ở vị trí nào, chỉ có ham muốn chứng đạo cho nhanh nên đã bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ, bỏ con, bỏ công ăn việc làm tìm nơi thanh vắng tu tập, bởi vì họ nghĩ đời là khổ, các pháp vô thường, nên sống thêm làm gì nữa, chỉ có tu là giải thoát thôi.

    Sự nghĩ tưởng đơn giản như vậy nên họ đã lầm, rốt cuộc tu thì không tới mà nhà cửa thì đã tan nát hết rồi, để lại một vết thương lòng cho những người thân thương trong gia đình…" (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    9

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    9
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Chúng ta muốn bước đi thênh thang trên đạo lộ giải thoát mà không tích cực chuyển hóa nhân quả thì điều này không bao giờ có được. Cũng như muốn làm một con đường cao tốc mà không chịu giải phóng mặt bằng thì không bao giờ có thể hình thành nên con đường được, nếu cứ cố làm thì dân sẽ kiện tụng làm đình trệ và đẩy dự án rơi vào cảnh dở dang. Ở đây “giải phóng mặt bằng” tức là sống đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người, nhờ vậy mới chuyển hóa được nhân quả trở thành bệ phóng để giúp ta bước đi thênh thang trên lộ trình giải thoát với đầy đủ tri kiến đạo đức nhân quả." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    9

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    9
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Thầy luôn dặn Nguyên Thanh trong mọi tình huống phải suy nghĩ vấn đề theo hướng tích cực, đừng bao giờ nghĩ tiêu cực, vì nghĩ tiêu cực mình sẽ mắc nợ nhân quả (tạo nhân quả ác)." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    9

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    9
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Vì vậy, trước các chướng ngại tâm không nao núng, trước vọng tưởng tâm không sợ hãi, đó là dũng khí của người tu tập." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    9

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    9
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Đức Phật dạy chúng ta phải tích cực ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp để đẩy lùi tham, sân, si, khi tham, sân, si không có mặt thì giải thoát có mặt, giải thoát có mặt thì tâm không còn chướng ngại nữa, tâm không còn chướng ngại nên tâm thanh thản, tâm thanh thản nên luôn vui vẻ thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm nhân quả của mình, vui vẻ thực hiện bổn phận nhân quả tức là sống cần lao nhưng buông xả, không làm khổ mình khổ người." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    9

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    9
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Cuộc sống này mọi hoàn cảnh luôn diễn biến theo quy luật nhân quả, nhưng lúc nào tâm tham, sân, si có mặt thì khổ có mặt, còn lúc nào tâm tham, sân, si không có mặt thì hạnh phúc, giải thoát có mặt. Vì vậy, khổ đau hay giải thoát đều do trạng thái của tâm quyết định, chứ không phải do hoàn cảnh quyết định." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    9

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    9
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Nhiều người hiểu sai về Khổ đế, chân lý thứ nhất của Đạo Phật, nên cứ theo kinh sách phát triển nói “đời là khổ”, đây là sự hiểu sai lầm của Đạo Phật, vì sự khổ đau là do tham, sân, si, chứ không phải đời là khổ. Cho nên, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy chúng ta ngắn gọn: “Người ta chửi mà không giận là chứng đạo”, còn: “Người ta chửi mà giận hờn thì khổ đau”, thì như vậy người ta chửi mà không giận là thanh thản, an vui, hạnh phúc, chứ đâu phải nói đời là khổ!?" (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    9

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    9
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Trong thư cô nói rằng trước cảnh chướng ngại trong cuộc sống tâm cô không lo lắng hay buồn vui nữa, nhưng thấy chán nản về cuộc sống phàm phu thì đây là tâm trạng của người vì ham muốn giải thoát mà có ý buông xuôi cuộc sống, có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống chứ không phải là người thực sự xả tâm, những người này chỉ nhìn thấy mặt khổ của cuộc đời, chứ chưa thấy mặt giải thoát của cuộc đời." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    9

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    9
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Khi gặp chánh pháp chúng ta được trang bị cái nhìn rộng rãi, thấu suốt những lẽ thật ở đời giúp cho chúng ta có một tâm hồn phóng khoáng nhìn mọi việc một cách nhẹ nhàng, thoải mái, buông xả trong tình thương yêu và tha thứ, nhờ đó mà vượt qua các chướng ngại trong tâm để sống tích cực với mọi người, mọi việc.

    Còn khi trong tâm chúng ta có chướng ngại mà chưa giải quyết được thì điều đầu tiên là phải nghĩ tới những gì căn bản nhất của Đạo Phật, đó là bốn chân lý của con người để xác định mình đang ở trong chân lý nào." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    9

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    9
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 20 Tháng Một, 2024, 09:10
Bài viết liên quan
Dục là gì?

Nguyên Thanh

Tóm lại, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sinh ra các cảm thọ, các cảm thọ sinh ra dục, từ dục con người mới sinh ra dính mắc các pháp trần, do dính mắc các pháp trần nên mới sinh ra tâm tham, sân, si, tức là dục tham, dục sân, dục si để tạo nghiệp tham, sân, si khiến con người phải chịu nhiều ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết. Cho nên, phải tu tập theo lộ trình Bát Chánh Đạo để ly dục ly ác pháp, tức là giữ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, thì tâm sẽ được giải thoát khổ đau.

Hạnh nghiệp nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Pháp tu cho người già

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Chánh niệm tĩnh giác để xả tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Tầm tứ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Làm chủ cái ngủ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.

Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Tái sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Hành trang cho con

Nguyên Thanh

Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.

Lòng yêu thương đúng lộ trình nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.

Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát

Nguyên Thanh

Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.

Nghiệp và tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu