Làm chủ cái ngủ

Nguyên Thanh

8 Tháng tư, 2024

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
8

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
8
Bạn
  • 1 người khác thấy bổ ích
  • 1 người khác thấy cảm hứng
  • 3 người khác thấy xúc động

Nội dung mô tả

Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 8 tháng 4 năm 2024

LÀM CHỦ CÁI NGỦ

Phật tử N.T.B.B thưa hỏi

Hỏi: Kính gửi Ban Biên tập và Sư cô Nguyên Thanh!

Tôi là N.T.B.B ở An Giang năm nay đã 75 tuổi. Tôi biết đến Trưởng lão Thích Thông Lạc đã hơn 5 năm và may mắn nghe được rất nhiều bài giảng của Thầy cũng như đã đọc hết toàn bộ bài trả lời của sư cô dành cho Phật tử, hằng ngày tôi sống xả tâm, ngăn ác diệt ác những niệm khởi lên trong tâm, luôn nhìn đời bằng nhân quả, vô thường, bất tịnh, sống tùy thuận, nhẫn nhục với các con cháu trong gia đình. Trong tâm tôi luôn biết ơn Phật, ơn Trưởng lão và sư cô.

Tôi có tâm nguyện đủ duyên về sống ở gần từ trường của Trưởng lão những năm cuối đời. Tôi đã đến một trú xứ nhập thất đã 3 lần: lần một 7 ngày, lần hai, lần ba 14 ngày. Cuộc sống trong thất rất thích hợp với tôi. Nhưng tôi không biết cách khắc phục cái ngủ. Trong giờ tu, tôi rất buồn ngủ, đến khi đi kinh hành cũng buồn ngủ, tôi cố gắng chịu đựng cho đến hết giờ tu nhưng khi đến giờ ngủ tôi lại ngủ không được dù đã tác ý rất nhiều lần “Cái thân này hãy ngủ đi, tâm phải tỉnh thức trong hơi thở”. Do tuổi già, tôi được trú xứ cho 9 giờ tối đi ngủ và 3 giờ sáng mới dậy, nhưng tôi cứ nằm trằn trọc mãi đến 1 giờ sáng mới ngủ được. Đến 3 giờ sáng cô quản lý gõ cửa tôi thức dậy trong trạng thái uể oải, khó chịu. Ban đầu tôi nghỉ vài ngày sẽ khắc phục được nhưng trên 10 ngày, 14 ngày tình trạng vẫn như vậy. Tôi có thưa hỏi thầy trụ trì nhưng thầy vẫn bảo tôi cố gắng tác ý. Tôi biết những ngày xin nhập thất là những ngày tôi bị ức chế tâm. Đó là do tôi chưa đủ duyên.

Tôi viết thư này với mong muốn sư cô giúp tôi cách tu tập để xả bỏ và vượt qua cái tâm si (ngủ) này. Tôi cám ơn sư cô rất nhiều!

Chúc Ban Biên tập và sư cô an lạc mạnh khỏe!!

Đáp: Kính gửi bác N.T.B.B!

Bác cũng đã khá nhiều tuổi, nhưng có duyên lớn gặp được chánh pháp mà Trưởng lão Thích Thông Lạc triển khai dựng lại của Đức Phật, rồi tinh tấn tu hành trong đời sống, cũng như nỗ lực, trăn trở cách thức khắc phục tâm buồn ngủ khi tu hành trong thất, thật là một người có lòng nhiệt tâm tu hành giải thoát.

Buồn ngủ chính là hôn trầm, thuộc một trong ba trạng thái si hôn ám: hôn trầm, vô ký, thùy miên, mà người tu hành cần phải biết cách khắc phục, làm chủ để tâm được tỉnh thức, nhờ sự tỉnh thức mà biết rõ tâm niệm của mình để triển khai tri kiến thấu suốt từng tâm niệm đó, nếu là chướng ngại pháp thì dùng pháp Như Lý Tác Ý xả ra, bảo vệ tâm thanh thản, an lạc và vô sự, tức là hộ trì chân lý giải thoát.

Với người sống trong cảnh động thì cần phải triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trước mọi đối tượng, mọi sự việc, mọi hoàn cảnh, nhờ vậy mà không làm khổ mình khổ người, nên tâm được bình an trong nhân quả.

Còn người sống trong cảnh tịnh thì phải thực hiện hạnh ăn, ngủ, độc cư, rồi xả các chướng ngại trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp để hộ trì chân lý giải thoát. Hiện tại bác đang bị chướng ngại ở hạnh ngủ, tức là bị hôn trầm trong giờ tu và bị thao thức không ngủ được trong giờ ngủ, đó là chưa làm chủ được cái ngủ.

Tu đúng là làm chủ cái ngủ, giờ tu thì tâm phải tỉnh thức, giờ ngủ thì tâm phải ngủ. Hành động làm chủ ngủ là tu, tức là tỉnh thức, hành động tu là làm chủ ngủ, tức là ly dục, ly ác pháp. Ly dục, ly ác pháp tức là tâm thanh tịnh, giải thoát.

Muốn làm chủ cái ngủ, khắc phục hôn trầm, thì bác hãy ghi nhớ lời Đức Phật dạy: “Ta không thấy một pháp nào đưa đến hôn trầm chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt như là dõng mãnh giới, tinh tấn giới”.

Mà giới luật chính là chỗ xả tâm, ly dục ly ác pháp, muốn xả tâm, ly dục, ly ác pháp thì phải triển khai tri kiến giải thoát, vì như Đức Phật đã dạy: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm giới luật thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”. Cho nên, chúng ta cần phải triển khai tri kiến giải thoát để giữ gìn giới luật, giữ gìn giới luật tức là xả tâm được, xả tâm được thì hôn trầm sẽ giảm dần tương ứng theo mức độ xả tâm đó. Xả ít thì giảm ít, xả nhiều thì giảm nhiều, xả sạch thì hết hôn trầm, tức là chứng đạo.

Muốn triển khai tri kiến giải thoát, thì chúng ta cần trau dồi Định Vô Lậu và tập chánh niệm tĩnh giác.

Định Vô Lậu, mục đích là thấu suốt cái lý như thật của các pháp là nhân quả diễn biến vô thường, không có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nên tâm không dính mắc, chấp đắm vào các pháp, nhờ vậy mà diệt được tâm tham, sân, tức là dục lậu, hữu lậu.

Còn chánh niệm tĩnh giác, mục đích là giúp tâm bình tĩnh trước sự tác động của nghiệp lực để thấu rõ pháp nào là thiện, pháp nào là ác, từ đó dùng Định Vô Lậu quét sạch ác pháp để bảo vệ tâm trong thiện pháp. Chánh niệm tĩnh giác dùng để đối trị tâm si, tức là vô minh lậu.

Do đó, Định Vô Lậu và chánh niệm tĩnh giác là vũ khí chính để chiến đấu với giặc sinh tử, quét sạch dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu để tâm được vô lậu, giải thoát.

Muốn trau dồi Định Vô Lậu thì phải triển khai theo các đề tài từ căn bản đến nâng cao, bắt đầu từ đề tài Nhân Quả Thảo Mộc, sau đó đến Nhân Quả Con Người, Quán Thân Nhân Quả, Quán Tâm Nhân Quả, Quán Thọ Nhân Quả, Quán Các Pháp Nhân Quả, Các Pháp Vô Thường, Thân Vô Thường, Thọ Vô Thường, Tâm Vô Thường, Quán Thân Bất Tịnh, Quán Thực Phẩm Bất Tịnh, Tứ Vô Lượng Tâm, v.v.. Sau khi triển khai xong những đề tài này thì áp dụng để phân tích từng tâm niệm và các pháp tác động vào thân tâm của mình để ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp, tức là xả tâm chướng ngại.

Muốn tập chánh niệm tĩnh giác thì nên trau dồi lòng từ theo những hành động sống hàng ngày hoặc tập pháp đi kinh hành chánh niệm tĩnh giác theo 4 giai đoạn mà Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy.

Vấn đề của bác bây giờ là: trong giờ tu thì buồn ngủ, đi kinh hành cũng buồn ngủ, còn đến giờ ngủ thì nó trằn trọc, thao thức không ngủ được, tức là vừa bị hôn trầm vừa bị trạo cử. Hiện tại bác chưa làm chủ được cái ngủ của mình.

Trong giờ tu mà buồn ngủ, đi kinh hành cũng buồn ngủ, tức là tâm không tỉnh thức, tâm không tỉnh thức thì ngồi chơi xả tâm không được, ngồi chơi xả tâm không được thì tham, sân, si vẫn còn đó, tham, sân, si vẫn còn đó thì hôn trầm, thùy miên cứ tiếp diễn, vì thế nó tạo thành cái vòng luẩn quẩn, không giải thoát.

Còn trong giờ ngủ muốn ngủ để cơ thể phục hồi sức khỏe, thì tâm không ngủ, nó cứ thao thức hoài, nên cơ thể không được nghỉ ngơi để phục hồi, vì thế mà sáng hôm sau dậy tu thì uể oải, thiếu ngủ, bần thần, rã rượi, nên cứ tiếp tục buồn ngủ.

Như vậy, giờ tu thì bác bị nghiệp si hiện tướng hôn trầm chi phối, còn giờ ngủ thì bác bị nghiệp tham, sân hiện tướng thao thức, trằn trọc, trạo cử chi phối. Tất cả những chướng ngại này đều do nghiệp tạo ra, đó chính là giặc sinh tử mà người tu cần phải chiến đấu và phải chiến thắng nó thì mới giải thoát được.

Hiện tượng tu hành của bác nói lên rằng bác chưa làm chủ cái ngủ theo thời khóa của mình, chưa làm chủ cái ngủ tức là ý thức lực chưa đủ mạnh để nhiếp phục nghiệp buồn ngủ, nên bị nghiệp này tác động trong giờ tu làm cho bác sanh tâm buồn ngủ. Còn giờ ngủ thì nghiệp tác động ở góc độ trạo cử, tâm bồn chồn, trằn trọc, không thanh thản, thì đây cũng là một tướng trạng tham, sân, si, chứ không có gì lạ cả.

Sự làm chủ của tâm là do ý thức lực quyết định, nếu chưa rèn luyện để tâm có nội lực ý thức mạnh mẽ thì rất khó đối trị nghiệp lực của mình, trong đó có nghiệp si thể hiện qua tướng trạng hôn trầm, vô ký, thùy miên; hoặc nghiệp tham, sân thể hiện qua tâm trạo cử, trằn trọc, thao thức…

Vậy bác hãy xem xét lại nguyên nhân tại sao mình lại bị như vậy?

˗ Trước hết, xét về lộ trình Bát Chánh Đạo, nhập thất thuộc lớp thứ sáu, lớp Chánh tinh tấn. Muốn tu ở lớp này thì phải thuần thục 5 lớp đầu tiên: lớp Chánh kiến, lớp Chánh tư duy, lớp Chánh ngữ, lớp Chánh nghiệp, lớp Chánh mạng ở trong đời sống hàng ngày, tức là phải biết nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện thực hiện nếp sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, nhờ vậy mà nghiệp tham, sân, si muội lược nên tâm có sức tĩnh giác một cách tự nhiên và tâm có nội lực ly tham, ly sân, ly si do thường xuyên tác ý xả tâm chướng ngại.

Như vậy, nhờ tu 5 lớp đầu tiên của Bát Chánh Đạo làm cho muội lược tham, sân, si thì khi nhập thất trên lớp thứ 6 mới được an ổn. Bác thử xem mình đã thuần thục 5 lớp đầu tiên chưa, nhất là lớp Chánh kiến?

Vậy, thế nào là chánh kiến?

Trong thư bác nói rằng: “Tôi có tâm nguyện đủ duyên về sống gần từ trường của Trưởng lão những năm cuối đời”, vậy bác hiểu thế nào về “Từ trường Trưởng lão”? Từ trường của bậc Thánh là từ trường bất động, phủ trùm không gian, chứ không phải là dòng suối mà ở đầu nguồn thì nước chảy mạnh còn ở cuối nguồn thì chảy yếu. Do đó, bất kỳ ai giữ tâm bất động thì đều tương ưng với từ trường của Phật và các bậc Thánh tăng.

Một ví dụ đơn giản, Trưởng lão Thích Thông Lạc tu hành chứng đạo tại Việt Nam, chứ không phải tại Ấn Độ, quê hương Đức Phật. Cho nên, nếu nói gần từ trường của Trưởng lão theo kiểu khoảng cách địa lý, thì ở Ấn Độ phải có nhiều người tu chứng đạo rồi phải không? Hoặc ít ra thì dân Ấn Độ phải sống rất đạo đức, nhưng hiện nay có hàng triệu người Ấn Độ vẫn có thói quen đi vệ sinh lộ thiên, và duy trì nhiều tập tục mê tín như tắm trên sông Hằng để gột rửa nghiệp… thì chúng ta biết rằng nền đạo đức nhân bản – nhân quả đã không còn hiện hữu trên quê hương Đức Phật nữa rồi.

Thời Thầy Thông Lạc, cô Liễu Kim giữ tâm bất động trước khi chết trong chính ngôi nhà của cô, chứ đâu phải chỗ của Thầy, vậy mà cận tử nghiệp của cô vẫn tương ưng với từ trường bất động, nên chấm dứt tái sanh.

Do đó, Trưởng lão Thích Thông Lạc thường dạy mọi người: “Giữ tâm bất động là tương ưng với Phật, với Thầy”, chứ không phải sống gần Thầy thì mới hưởng được tâm bất động.

Đạo Phật là đạo của con người, vì Tứ Diệu Đế là chân lý của con người, bất kỳ ai xả sạch nghiệp tham, sân, si thì đều sống trong chân lý giải thoát, bất động, thanh thản, an lạc, vô sự tương ưng với từ trường của các bậc Thánh, chứ không phải ở gần họ là giải thoát, hay ở gần nơi chôn cất của họ là giải thoát.

Đạo Phật là đạo đức của con người, cho nên bất cứ người nào sống đúng đạo đức không làm khổ mình khổ người thì đều giải thoát như nhau.

Còn biết bao nhiêu điều chánh kiến mà chúng ta phải triển khai cho đúng đắn, chỉ cần hiểu sai một chút thì sẽ biến chúng ta thành những tín đồ mê tín tôn giáo chỉ biết sống gần người nọ người kia để nuôi hy vọng hưởng từ trường này, từ trường khác, chứ họ không còn muốn nỗ lực tự mình triển khai tri kiến, thắp lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để soi sáng con đường giải thoát của mình.

Nếu nói về “gần từ trường của Thầy” là giải thoát, tại sao bác lại khổ sở chiến đấu với hôn trầm như vậy?

Chẳng phải Đức Phật đã dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không thể đi thay cho các con được” đó sao? Vậy mà có người lầm lạc nghĩ rằng, gần mộ của Đức Phật hay mộ của người tu chứng là gần từ trường Phật là không đúng.

Chỗ tâm bất động là giải thoát, là tương ưng với từ trường của Phật và các bậc Thánh, dù người đó ở bất kỳ nơi đâu trên thế gian này.

Cho nên, chánh kiến rất quan trọng, nếu không có chánh kiến thì sẽ không bao giờ có sự giải thoát.

˗ Xét về hoàn cảnh tu thì: người muốn nhập thất lâu dài trong cảnh tịnh thì trước cảnh động tâm phải bất động, do vậy khi vào cảnh tịnh phòng hộ sáu căn, xả tâm vi tế, rèn nội lực mới thuận lợi.

Còn có tu nhưng tâm chưa thật sự bất động trước cảnh động mà vội bước vào thất để tu tập trong cảnh tịnh, thì nghiệp tham, sân, si sẽ tác động vào thân tâm của mình dồn dập, rõ nhất là mặt trận hôn trầm, sau đó đến vọng tưởng, loạn tưởng, bệnh tật, cảm thọ khổ…

Vậy bác hãy xem tâm mình đã bất động trước cảnh động chưa? Mặc dù bác có triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả và sống nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, nhưng khi nhập thất có nhiều chướng ngại thì tự bác biết tâm đã muội lược chưa?

Người muốn nhập thất lâu dài an ổn thì nên đi từng bước:

Thứ nhất, họ phải sống đúng 5 giới, triển khai tri kiến xả tâm trong đời sống và trả xong nợ nhân quả gia đình.

Thứ hai, họ nên tập sống ít nói chuyện, chuyện gì đáng nói thì mới nói.

Thứ ba, họ nên tập sống riêng, làm việc riêng một mình.

Thứ tư, họ nên tập sống không làm việc, ngồi chơi vô sự.

Thứ năm, họ nên tập sống độc cư một tháng một ngày, tức là thọ Bát Quan Trai, đảm bảo trong một ngày đó giữ đúng hạnh ăn, ngủ, độc cư theo thời khóa phù hợp với bản thân mình và biết cách áp dụng pháp tu để xả các chướng ngại pháp trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp một cách cụ thể, rồi mới tăng lên một tháng sống độc cư 2 ngày, 3 ngày, 7 ngày… cho đến khi thuần thục thì mới sống độc cư hoàn toàn.

˗ Xét về trạng thái tâm: tâm động thì tu Tứ Chánh Cần ở trong mọi đối tượng, mọi việc làm, mọi hoàn cảnh; tâm bất động thì tu Tứ Niệm Xứ để kéo dài trạng thái bất động, thanh thản, an lạc và vô sự.

Khi nhập thất thì cần phải thuần thục pháp Tứ Chánh Cần trong cuộc sống, tức là biết ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp. Còn nếu chưa thuần thục Tứ Chánh Cần mà nhập thất, thì nghiệp sẽ tác động dồn dập trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp sanh ra những chướng ngại khiến cho người tu lâm vào thế bị động chống đỡ, thậm chí là thua cuộc.

Tu hành cũng như làm những công việc khác, phải có thứ tự từ thấp đến cao, chứ không phải tu theo ý muốn của mình. Ví dụ: Muốn làm một con đường thì điều đầu tiên là phải giải tỏa dân cư, giải phóng mặt bằng xong xuôi thì sau đó mới đến việc san lấp, lót đá, rải nhựa… Còn chưa giải phóng mặt bằng mà vội tiến hành làm đường thì đủ thứ chướng ngại xảy ra như: dân kiện tụng đền bù, hoặc nền móng chưa có nên không thể thi công, v.v..

Thì tu hành cũng vậy, trước cảnh động mà nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để xả tâm giúp cho tâm muội lược tham, sân, si, làm cho tri kiến càng sắc bén, ý thức lực càng tăng, đó là giải phóng mặt bằng, gia cố nền móng, để khi trả xong nhân quả gia đình bước vào cảnh tịnh tu tập thì thân tâm được an ổn để xả niệm vi tế, rèn nội lực, kéo dài trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự cho đến khi viên mãn là chứng đạo.

Ngủ là một thói quen nghiệp lực rất nặng của thân, nó sinh ra vô minh, lười biếng khiến cho thân tâm ta uể oải, bần thần, mỏi mệt. Thiếu ngủ thì con người thiếu nghị lực, không còn tinh tấn siêng năng làm việc, học tập hay tu hành. Trong lúc ngủ thì ý thức tạm dừng hoạt động, không suy nghĩ lăng xăng, nên cơ thể tự động tái tạo năng lượng phục hồi sức khỏe. Vì thế, người bình thường sau một giấc ngủ ngon thì cơ thể sảng khoái, tinh thần thoải mái. Người bị bệnh đau nếu ngủ được thì cơ thể sẽ phục hồi tốt. Nhưng nếu chúng ta ngủ nhiều thì sinh ra đần độn, ngu si, không thông minh.

Ngủ là hôn trầm thuộc nghiệp si trong ngũ triền cái tham, sân, si, mạn, nghi, nếu không chiến thắng giặc hôn trầm thì con đường giải thoát trở nên mờ mịt, không lối thoát.

Khi ngủ thì ý thức không hoạt động, nên cơ thể được hồi phục tự động. Do vậy, muốn giảm ngủ thì phải thay thế thời gian ngủ đó bằng trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì ý thức sẽ tỉnh táo, sáng suốt, nhưng không sanh vọng tưởng lăng xăng, nên cơ thể sẽ được phục hồi một cách tự nhiên, sung mãn. Muốn tâm thanh thản thì phải xả tâm tham, sân, si, muốn xả tâm tham, sân, si thì phải triển khai tri kiến giải thoát, muốn triển khai tri kiến giải thoát thì phải trau dồi Định Vô Lậu và tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, đó là vũ khí chính để đối trị nghiệp tham, sân, si trong đó có giặc hôn trầm, vô ký, thùy miên.

Cho nên, triển khai tri kiến giải thoát sẽ giúp chúng ta sống đúng giới luật, sống đúng giới luật mới phá được hôn trầm như Đức Phật đã dạy: “Ta không thấy một pháp nào đưa đến hôn trầm chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt như là dõng mãnh giới, tinh tấn giới”.

Vậy giải quyết vấn đề của bác một cách cụ thể như thế nào?

1/ Nếu bác vẫn muốn tu trong thất như hiện tại, thì bác phải chấp nhận kỷ luật của trú xứ, họ cho phép bác ngủ từ 9 giờ cho đến 3 giờ sáng thức dậy, đó là quy định, nếu lỡ dậy muộn thì có người tới gõ cửa. Dù rằng trong lớp Chánh kiến, Trưởng lão Thích Thông Lạc luôn nhắc nhở tu sinh tự chọn thời khóa phù hợp với bản thân, tức là phù hợp với nghiệp lực của mình để trong thời gian tu được tỉnh táo, sáng suốt mà xả tâm, khi xả tâm được thì mới tăng giờ lên.

Cho nên, ở đây có sự khác nhau rất rõ giữa sự đào tạo của bậc Thánh đối với môi trường hiện tại của bác. Bậc Thánh thì họ khuyến khích tu sinh chủ động đưa ra thời khóa phù hợp với bản thân, rồi sống đúng thời khóa đó, áp dụng pháp tu xả tâm chướng ngại để tâm được giải thoát. Còn trú xứ họ đặt ra các thời khóa theo mức trung bình, hoặc là 10 giờ tối ngủ – 2 giờ sáng thức; hoặc 9 giờ tối ngủ – 3 giờ sáng thức, chứ không phải theo nghiệp của người tu, thì điều này bác phải nhìn thấy đó là nhân quả hoàn cảnh tu tập của mình.

Nếu bác vẫn muốn quyết tâm tu, thì chỉ còn cách là để thân tâm thích ứng với thời khóa, tức là khi tâm bị hôn trầm thì bác phải ráng đi kinh hành, rồi tác ý xả tâm si, nhắc tâm phải tỉnh thức: “Tâm phải tỉnh táo, sáng suốt, lìa xa hôn trầm ám muội”, “Hôn trầm do vô minh sinh ra lười biếng, ám muội, hãy rời khỏi tâm ta, tâm phải tỉnh táo, sáng suốt như mặt trời” hoặc “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si cho thật sạch”… khi tâm tỉnh thức thì cố gắng ngồi chơi phân tích từng tâm niệm để xả tâm, xả tâm được thì tâm mới tĩnh giác thật sự. Nhưng thực tế thì trong thời tu lúc nào bác cũng buồn ngủ dù có đi kinh hành, thì lấy đâu ra thời gian tỉnh thức để ngồi chơi xả tâm, có phải không bác?

Nếu bác cứ cố gắng đi kinh hành để chịu đựng chiến đấu với cảm thọ buồn ngủ tận cùng thì đến một lúc nào đó, nghiệp hôn trầm của bác giảm thì bác sẽ thấy tỉnh táo hơn, tức là sự cố gắng chiến đấu chống hôn trầm được bù đắp bằng sự tỉnh táo, nhờ tỉnh táo nên bác sẽ dễ dàng ngồi chơi xả tâm hơn.

Tuy nhiên, nếu bác đi trong thời gian dài mà hôn trầm không giảm thì sao?

Thì bác sẽ kéo dài sự bần thần, mệt mỏi, làm tiêu hao nghị lực, sanh tâm chán nản vô cùng, vì nó không có giây phút nào giải thoát cả. Tu sao khổ cực như vậy?

Sự thật ra, Đức Phật đã dạy: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, tức là tu hành là phải có sự giải thoát ngay liền, chứ không phải lăn lộn chiến đấu, chịu đựng gian khổ như kiểu tập võ thì không đúng đường lối giải thoát.

Nguyên Thanh biết có một tu sinh nam, thầy M.T rất nỗ lực tu hành, khi nhập thất, nghiệp hôn trầm của thầy rất nặng, nên suốt ngày: buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, buổi khuya, thầy phải chiến đấu với hôn trầm rất cực khổ. Thầy M.T rất nỗ lực, thậm chí khi buồn ngủ quá, thầy còn vác cả viên đá ong to bằng quả dưa hấu đưa lên đầu để tay bị sức nặng cục đá đè khiến cơ tay phải gồng, nên tâm không ngủ được. Quá trình chiến đấu của thầy nhiều năm như vậy, khiến người ta phải khâm phục về nghị lực tu hành, nhưng vẫn không thắng được nghiệp hôn trầm. Vì sao?

Vì muốn chiến thắng hôn trầm, thì phải xả tâm như lời Đức Phật dạy: “Ta không thấy một pháp nào khác đưa đến hôn trầm chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt như là dõng mãnh giới, tinh tấn giới”. Nói giới luật tức là xả tâm, ly dục ly ác pháp, vậy tâm không tỉnh táo thì làm sao mà ngồi chơi phân tích từng tâm niệm để xả tâm? Không xả tâm được thì nghiệp tham, sân, si không giảm, nghiệp tham, sân, si không giảm thì hôn trầm không giảm, thậm chí càng kéo dài thời gian thì nó làm thân tâm mỏi mệt, tiêu hao nghị lực tu hành.

Nếu thầy M.T khoan nhập thất vội, mà dành thời gian triển khai tri kiến Định Vô Lậu trong cảnh động và tập làm chủ cái ngủ trong một thời gian ngắn hàng ngày, ví dụ như dậy sớm hơn một chút tu tập, thì làm cho tri kiến thêm sắc bén và do tu tập vừa sức nên trong thời gian tu tập tâm được tỉnh táo, tâm được tỉnh táo thì áp dụng tri kiến Định Vô Lậu xả tâm được dễ dàng, xả tâm được thì tâm sẽ thanh thản, an lạc, vô sự, tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì hôn trầm, vô ký, thùy miên bị đẩy lùi một cách rất tự nhiên, đó chính là sự giải thoát không có thời gian đến để mà thấy.

Thậm chí nhiều người tu 5, 10 năm, với thời gian nhập thất lâu dài, nhưng nếu họ không biết cách thì họ vẫn chưa làm chủ được nghiệp si trong thời khóa, vì tu tập không đúng cách.

Nên nhớ, Định Vô Lậu là chính, định chánh niệm tĩnh giác là phụ. Đi kinh hành chánh niệm tĩnh giác là để cắt cơn buồn ngủ, làm cho tâm tỉnh táo, nhờ tâm tỉnh táo nên mới dùng Định Vô Lậu phân biệt niệm nào là thiện, niệm nào là ác, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý xả bỏ niệm ác, thì tâm sống trong thiện pháp, tâm sống trong thiện pháp là tâm sống đúng giới luật, tâm sống đúng giới luật thì hôn trầm biến mất, vì hôn trầm thuộc nghiệp si, đó là ác pháp.

Nếu bác thấy bức tường nghiệp của mình còn dày, thì bác xem lại các góc độ: theo lộ trình Bát Chánh Đạo, theo hoàn cảnh và theo trạng thái tâm, bác có nên tu ở trong thất một cách lâu dài bây giờ chưa?

Nếu bác thấy bây giờ chưa phải là lúc tu ở trong thất lâu dài, thì bác nên tu tập như sau:

2/ Bác nên tu tập trong cảnh động, tức là sống ở nhà, tiếp duyên bình thường và thực hiện những điều dưới đây:

˗ Thứ nhất, bác triển khai Định Vô Lậu cho thông suốt, bắt đầu từ đề tài Nhân Quả Thảo Mộc cho đến các đề tài khác trong lớp Chánh kiến, rồi áp dụng vào đời sống để xả tâm, nhất định là phải nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thật sắc bén.

Triển khai Định Vô Lậu thì buộc lòng ý thức phải tư duy suy nghĩ, mà ý thức tư duy suy nghĩ thì hôn trầm không xen vào được, nên càng triển khai tâm càng tỉnh táo.

˗ Thứ hai, bác tu tập chánh niệm tĩnh giác bằng cách trau dồi lòng từ trong mọi việc làm, mọi hành động, lúc nào cũng tu được, mà lại không bị ức chế tâm.

Ví dụ: Khi quét nhà thì bác nhắc tâm: “Cẩn thận không làm tổn hại các bạn chúng sanh nhỏ bé, tôi biết tôi đang quét nhà”.

Khi đi thì bác nhắc tâm: “Cẩn thận không dẫm đạp chúng sanh, tôi biết tôi đang đi”.

Khi nhặt rau thì bác nhắc tâm: “Cẩn thận không làm chết chúng sanh, tôi biết tôi đang nhặt rau”.

Bình thường thì bác nên nhắc tâm: “Tất cả đều là nhân quả, không có gì là ta, là của ta cả, tâm không được chướng ngại, tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự”.

Hành động nào bác cũng nhắc tâm trau dồi lòng từ được cả, dù là đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, nói, làm việc…

Bác có thể đọc lại bài “Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống” để biết cách thực hành trau dồi tâm từ trong đời sống hàng ngày. Nhờ trau dồi tâm từ như vậy, nên hành động nào bác cũng tu được, mỗi hành động trau dồi lòng từ là tâm được sống trong vô lậu, nên sức tĩnh giác tăng trưởng, và do thường xuyên sử dụng pháp Như Lý Tác Ý nên ý thức lực của bác mạnh lên, giúp bác đối trị với nghiệp lực của mình, trong đó có nghiệp hôn trầm.

˗ Thứ ba, bác giảm thời gian ngủ, thay thế bằng thời gian xả tâm, ly dục ly ác pháp.

Ví dụ: Bình thường bác thức dậy lúc 5h, thì bác giảm xuống còn 4h45. 15 phút đó bác tỉnh táo ngồi quan sát từng tâm niệm của mình để triển khai tri kiến xả tâm chướng ngại. Thuần thục trong 15 phút, tức là tỉnh táo biết rõ từng tâm niệm và xả tâm được thì mới thức dậy lúc 4h30 (giảm 30 phút so với lúc đầu) và cứ tu như vậy, ngồi chơi xả tâm. Nếu có buồn ngủ thì bác đứng dậy đi kinh hành cho tỉnh táo, rồi sau đó ngồi tu Tứ Chánh Cần.

Với cách làm này, giảm ngủ từ từ, thì nếu bác có hôn trầm cũng ít, và phá nó cũng dễ, vì nằm trong khả năng xả tâm của mình.

Còn nếu giảm đột ngột, hôn trầm sẽ bủa vây làm cho bác không còn tỉnh táo để ngồi chơi xả tâm nữa, thì sẽ không bao giờ thắng được giặc hôn trầm.

Ngoài đời, muốn vác được 1 bao 100kg, thì người ta vác dần dần từ 10kg, rồi tăng lên 20kg, rồi 30kg, 40kg… để cơ thể thích ứng, chứ vác ngay 100kg thì không chừng vẹo lưng để lại cái tật rất khó phục hồi. Tu hành cũng vậy, nếu tu quá sức thì bị nghiệp lực đánh cho tâm tơi tả, nên nó sanh ra sợ hãi, không dám tu, hoặc tu cầm chừng, lấy lệ.

˗ Thứ tư, mỗi tháng bác dành ra một ngày thọ Bát Quan Trai. Nếu nhà bác có điều kiện thì nên thực hiện ngay ở trong nhà của mình, chỉ cần có một phòng trống, dặn con cháu không làm phiền mình trong ngày đó, rồi bác tự đặt ra thời khóa phù hợp với bản thân, mục đích là trong thời gian tu tập được tỉnh táo, sáng suốt để ngồi chơi xả tâm. Đừng quá ép mình thức khuya dậy sớm mà phải căng sức ra phá hôn trầm, khiến cho sự tu hành chỉ là hình thức, mà không có kết quả giải thoát cụ thể.

Qua một số lần điều chỉnh thời khóa, thì bác sẽ chọn được thời khóa phù hợp với bản thân của mình. Cứ giữ như vậy tu tập cho thuần thục, khi nào xả tâm được, tâm có trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự thì mới tăng thời gian tu lên thì cơ thể sẽ thích ứng một cách tự nhiên, không có khó khăn.

Nhiều người tu hành trong thất, nhưng họ không hiểu một nguyên tắc: muốn tăng giờ tu, giảm giờ ngủ thì phải thay thế bằng trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự ở khoảng tăng giờ đó, tức là phải xả tâm được. Còn không xả tâm được mà cứ tăng giờ lên thì phải gồng mình chiến đấu với nghiệp si, thành ra tạo thêm áp lực cho thân tâm, nên không có kết quả giải thoát.

Đến khi nào bác nắm rõ pháp tu, tức là biết triển khai tri kiến giải thoát, giải quyết xong mọi chuyện gia đình và trong thời gian tu tập thọ Bát Quan Trai ở nhà bác giữ gìn thời khóa đúng như thời khóa ở trú xứ mà bác muốn tới, thì khi bác tới trú xứ đó xin tu tập lâu dài, bác sẽ thích ứng rất dễ dàng. Do thích ứng được thời khóa của trú xứ, nên không có ai tới gõ cửa bác, do vậy mà tâm không sợ hãi, chỉ có thoải mái ngồi chơi xả tâm chướng ngại mà thôi, tức là bác sẽ sống an ổn trong môi trường tu hành.

Thực tế bây giờ bác đã 75 tuổi, cũng khá cao. Nếu bác thấy cơ thể của mình bất thường, buổi đêm thì hay khó ngủ, trằn trọc, sức khỏe không tốt lắm, có những chướng ngại trên thân… thì bác nên xem xét cách tu cho người già như sau:

3/ Pháp tu cho người già.

Người già thì cơ thể cằn cỗi, các bộ phận trong cơ thể hoạt động không còn tốt như lúc còn trẻ, nên hay có sự bất thường. Ví dụ: Lúc trẻ thì con người rất ham ngủ, nhưng khi về già có người không ngủ được, hay phải thao thức trằn trọc, khiến cho cơ thể thường xuyên mỏi mệt do không đủ thời gian phục hồi. Do đó, nếu áp dụng thời khóa một cách cứng nhắc thì cơ thể dễ rối loạn, do không ngủ được ban đêm, nên ban ngày thiếu ngủ phải ngủ bù, nhưng vì tuân thủ thời khóa, nên họ cố gắng chống lại cơn buồn ngủ, nhưng ý thức lực còn yếu, nên họ cứ chống đỡ một cách dật dờ nửa tỉnh, nửa buồn ngủ. Do tâm dật dờ không tỉnh táo hẳn, nên không thể ngồi chơi xả tâm được khiến cho tâm hôn trầm không dứt, lâu ngày thì càng mệt mỏi, tiêu hao nghị lực, tâm sợ hãi, không còn ý chí tu hành.

Chính vì lẽ đó, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy pháp tu cho người già, đó là ngồi chơi giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Lúc nào tỉnh táo thì ngồi chơi xả tâm, lúc cơ thể mệt mỏi thì nghỉ, chứ không áp đặt theo thời khóa.

Ngồi chơi xả tâm là ngồi chơi quan sát từng tâm niệm của mình, tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng, thấy đó là chướng ngại pháp thì dùng pháp Như Lý Tác Ý xả bỏ để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự. Nếu tâm đang thanh thản, thì thỉnh thoảng nhắc tâm: “Tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự” để kéo dài sự thanh thản.

Buổi đêm, nếu tâm thao thức không ngủ được, tức là nó đang trạo cử, thì hãy xả tâm trạo cử, dẫn tâm vào chỗ thanh thản, an lạc, vô sự: “Tất cả đều là nhân quả, có gì mà phải thao thức, trạo cử, tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự”, hoặc nhắc tâm: “Tâm trạo cử hãy đi đi, tâm phải ngủ ngon để cơ thể phục hồi khỏe mạnh”, v.v..

Theo Nguyên Thanh thiết nghĩ, đường phải đi từng bước, việc làm cần có trước có sau. Bác có tâm nhiệt thành tu tập, muốn sống những năm cuối đời trong môi trường tu hành là điều tốt, nhưng vẫn nên đi theo lộ trình, đừng tu theo lòng mong muốn của mình.

Theo đúng lộ trình, tức là bác vừa trau dồi Định Vô Lậu, vừa tập chánh niệm tĩnh giác bằng cách trau dồi tâm từ trong đời sống hàng ngày, vừa tập dậy sớm ngồi chơi xả tâm và thọ Bát Quan Trai theo định kỳ để tâm vừa nắm vững pháp tu, nghiệp lực được muội lược dần, ý thức lực tăng và tâm thích ứng với cảnh tu hành yên tịnh, thì bác mới sống yên ổn trong cảnh tịnh lâu dài được.

Thầy Thông Lạc đã dạy: Người tu hành không thể đốt cháy giai đoạn được, vì họ cần phải bào mòn bức tường nghiệp lực tham, sân, si của mình, do vậy mà mỗi giai đoạn tu hành chính là một quá trình bào mòn nghiệp lực cho muội lược dần thì mới tiến sâu vào sự giải thoát được.

Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

* P/s: Tham khảo thêm tư liệu:

[1] Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Đọc thêm

Leave a Comment

  • Thiện Tâm

    5 tháng trước

    Con kính tri ân Sư Cô cùng Ban Biên Tập
    đã chia sẽ cho chúng con bài viết vô cùng hữu ích ạ!🙏❤️

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Thiện Tâm

  • Tri Kiến Giải Thoát

    5 tháng trước

    "Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    5 tháng trước

    "Thầy Thông Lạc đã dạy: Người tu hành không thể đốt cháy giai đoạn được, vì họ cần phải bào mòn bức tường nghiệp lực tham, sân, si của mình, do vậy mà mỗi giai đoạn tu hành chính là một quá trình bào mòn nghiệp lực cho muội lược dần thì mới tiến sâu vào sự giải thoát được." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    5 tháng trước

    "Ngủ là một thói quen nghiệp lực rất nặng của thân, nó sinh ra vô minh, lười biếng khiến cho thân tâm ta uể oải, bần thần, mỏi mệt. Thiếu ngủ thì con người thiếu nghị lực, không còn tinh tấn siêng năng làm việc, học tập hay tu hành. Trong lúc ngủ thì ý thức tạm dừng hoạt động, không suy nghĩ lăng xăng, nên cơ thể tự động tái tạo năng lượng phục hồi sức khỏe. Vì thế, người bình thường sau một giấc ngủ ngon thì cơ thể sảng khoái, tinh thần thoải mái. Người bị bệnh đau nếu ngủ được thì cơ thể sẽ phục hồi tốt. Nhưng nếu chúng ta ngủ nhiều thì sinh ra đần độn, ngu si, không thông minh.

    Ngủ là hôn trầm thuộc nghiệp si trong ngũ triền cái tham, sân, si, mạn, nghi, nếu không chiến thắng giặc hôn trầm thì con đường giải thoát trở nên mờ mịt, không lối thoát." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    5 tháng trước

    "Muốn làm chủ cái ngủ, khắc phục hôn trầm, thì bác hãy ghi nhớ lời Đức Phật dạy: “Ta không thấy một pháp nào đưa đến hôn trầm chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt như là dõng mãnh giới, tinh tấn giới”.

    Mà giới luật chính là chỗ xả tâm, ly dục ly ác pháp, muốn xả tâm, ly dục, ly ác pháp thì phải triển khai tri kiến giải thoát, vì như Đức Phật đã dạy: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm giới luật thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”. Cho nên, chúng ta cần phải triển khai tri kiến giải thoát để giữ gìn giới luật, giữ gìn giới luật tức là xả tâm được, xả tâm được thì hôn trầm sẽ giảm dần tương ứng theo mức độ xả tâm đó. Xả ít thì giảm ít, xả nhiều thì giảm nhiều, xả sạch thì hết hôn trầm, tức là chứng đạo." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    5 tháng trước

    "Tu đúng là làm chủ cái ngủ, giờ tu thì tâm phải tỉnh thức, giờ ngủ thì tâm phải ngủ. Hành động làm chủ ngủ là tu, tức là tỉnh thức, hành động tu là làm chủ ngủ, tức là ly dục, ly ác pháp. Ly dục, ly ác pháp tức là tâm thanh tịnh, giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 8 Tháng tư, 2024, 11:34
Bài viết liên quan
Pháp tu cho người già

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Chánh niệm tĩnh giác để xả tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Tầm tứ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Sống tích cực

Nguyên Thanh

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

Hành trang cho con

Nguyên Thanh

Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.

Ly dục ly ác pháp tâm bất động

Nguyên Thanh

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát

Nguyên Thanh

Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.

Nghiệp và tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.

Sống là tu, tu là sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!

Khởi động ăn chay

Nguyên Thanh

Tóm lại, bằng mọi giá phải giữ cho được thân người, vì chỉ ở thân người thì mới có bộ óc biết triển khai tri kiến phân biệt thiện ác, đủ điều kiện tu hành giải thoát, còn làm thân chúng sanh sống theo bản năng nghiệp lực đưa đẩy nên không thể tu hành. Muốn giữ được thân người thì phải chấm dứt vay nợ xương máu chúng sanh, muốn chấm dứt vay nợ xương máu chúng sanh thì phải thiện xảo trau dồi Đức Hiếu Sinh và thực hiện hạnh ăn chay trong đời sống hàng ngày.

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm