Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

4 Tháng Ba, 2024

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
8

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
8
Bạn
  • 1 người khác thấy bổ ích
  • 1 người khác thấy cảm hứng
  • 3 người khác thấy xúc động

Nội dung mô tả

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát này, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 4 tháng 3 năm 2024

PHÁP SAI CHỨ NGƯỜI KHÔNG SAI

Phật tử H.L thưa hỏi

Hỏi: Dạ con kính chào sư cô, con tìm mãi mới thấy được Facebook của sư cô. Dạ con thưa sư cô! Học hết lớp 12, rời khỏi gia đình là con đã mang ước mơ của một người tu sĩ và xin xuất gia tu hành, con đâu nghĩ đến một ngày con lại rơi xuống hố sâu tăm tối mà không có đường thoát ra này. Con kính mong sư cô lắng nghe con!

Con kính mong sư cô từ bi hoan hỷ giúp con đi ra khó khăn khổ đau hiện tại con đang gặp phải với ạ. Hiện tại con rất đau khổ, con kính mong sư cô giúp con, mong sư cô mở lòng từ bi cứu cuộc đời con.

Con kính thưa sư cô, con là tu sĩ và đã thọ giới Tỳ kheo ni. Con rất ham tu nên ở chùa con cũng đã cố gắng tu tập rất nhiều để giữ gìn giới pháp, nhưng vì đời sống không có pháp hành tu tập, chỉ biết làm việc rồi công phu ngồi thiền, tụng kinh, tụng giới, v.v… nên chỉ biết ức chế tâm để giữ giới mà lại không có pháp hành tu tập để xả, nên vẫn phạm những giới nhỏ nhặt này kia nhưng chưa đến nỗi phạm vào trọng giới, con vẫn thường tự phản tỉnh tâm mình và phát lồ sám hối để ăn năn sửa đổi. Nhưng rồi con có vướng mắc tình cảm với một người, vì không làm chủ được tâm ái dục và cũng không có pháp hành tu tập, nên con đã lỡ phạm vào Ba la di giới, trọng giới đầu tiên của giới Tỳ kheo ni. Con và vị đó cả hai đã rất đau khổ vì không làm chủ được tâm mình, vì vị kia cũng rất ham tu.

Con cũng chỉ mới vừa biết pháp Trưởng lão, con thấy sao con khổ quá, tại sao con không biết pháp sớm hơn, có pháp hành tu tập rõ ràng để làm chủ được tâm mình và xả ly được tâm ái dục đó của mình. Con đau khổ rất nhiều sư cô ơi, thật sự con rất thèm tu, rất muốn tu. Cả đời con, con nghĩ con chỉ muốn tu thôi, chưa từng khởi niệm sẽ phải ra đời sống cư sĩ gì hết. Con và vị kia đều rất ham tu nên cả hai đều ăn năn hối lỗi và quyết định chừa bỏ không phạm lỗi lầm này thêm lần nào nữa. Nhưng giới thì cũng đã lỡ phạm rồi, lại là trọng giới Ba la di không cho sám hối, con như người chết rồi vậy. Giờ đời thì không ra được mà tu thì mất hết giới thể rồi. Ngày nào con cũng chỉ biết lạy sám hối mà không có lối nào để thoát ra hết. Sư cô ơi, sư cô có cách nào cứu con, con xin sư cô từ bi chỉ dạy cho con với được không ạ. Thực sự con dày vò bản thân mình chịu hết nổi rồi. Con cầu xin sư cô mở lòng từ bi giúp con. Con kính lạy tạ ơn sư cô!

Đáp: Kính gửi chị H.L!

Pháp sai chứ người không sai. Chị là một cô gái có quyết tâm tu hành, nên đã sớm dấn chân vào cửa đạo để thực hiện ước mơ trở thành một người tu sĩ bước đi trên con đường giải thoát trong khi tuổi đời còn rất trẻ, đó là một điều đáng trân trọng biết bao. Nhưng thật không may, chị lại gặp phải pháp tu không đúng được dán nhãn Phật giáo nhưng không có pháp hành xả tâm, chỉ dạy những giáo điều, giới cấm, răn đe, khiến cho chị phải ức chế tâm trong hình thức giới luật. Nếu cố thực hiện giới điều thì bị nén tâm, mà bung ra theo lòng ham muốn thì tâm hối hận vì lỡ phát nguyện giữ gìn những giới điều này và bị chính chiếc áo tu sĩ trói buộc, thật là trở đi mắc núi trở về mắc sông, tiến thoái lưỡng nan, dở dở ương ương thật là khổ não! Cho nên, đây là một giai đoạn hết sức đáng thương trong tâm hồn của chị!

Nhưng chẳng phải chị đã gặp chánh pháp của Đức Phật mà Trưởng lão Thích Thông Lạc triển khai dựng lại rồi sao? Đó là một phước duyên rất lớn của chị, không phải dễ gì có được. Đức Phật dạy: “Được thân người là khó, gặp được chánh pháp lại càng khó hơn”, chị có được thân người, lại gặp được chánh pháp từ lúc còn trẻ thì thật là hy hữu.

Vì trước đây gặp pháp sai, nên lòng quyết tâm tu hành đã biến chị trở thành một con người đáng thương, phải ức chế tâm trong hình thức giới luật. Bây giờ chị đã gặp đúng chánh pháp, thì chỉ có việc xả tâm là giải thoát. Xả ít giải thoát ít, xả nhiều giải thoát nhiều, xả sạch là chứng đạo, tu hành chỉ có vậy mà thôi.

Vì trước đây gặp pháp sai, khiến cho lòng quyết tâm tu hành của chị sanh ra ước mơ trở thành người “tu sĩ”, nhưng tu sĩ đâu phải là giải thoát, mà giải thoát ở chỗ tâm không còn tham, sân, si; ở chỗ hành động sống không làm khổ mình khổ người; ở chỗ tâm không có chướng ngại, chứ đâu phải ở hình thức tu sĩ, phải không chị? Còn chánh pháp mà Trưởng lão Thích Thông Lạc triển khai là xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, chứ không phải là tôn giáo, không có cấp bậc hay giáo điều. Người nào thực hiện đạo đức càng thấm nhuần thì càng giải thoát, dù ở chiếc áo nào đi chăng nữa, cư sĩ hay tu sĩ nếu xả tâm đều giải thoát như nhau, người ta chửi mà không giận là chứng đạo.

Gặp đúng chánh pháp thì chúng ta chỉ có ước mơ trở thành người có đạo đức không làm khổ mình khổ người, tức là biết ngăn ác diệt ác trong tâm của mình để từng bước trở thành một con người hoàn hảo, tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ. Cho nên, giải quyết cái tâm là giải quyết được mọi việc, tâm an thì các pháp đều an, tâm giải thoát thì tất cả các pháp không còn chướng ngại nữa. Do đó, chị hãy cố gắng giải quyết cái tâm của mình, xem nó đang vướng mắc chỗ nào thì tìm cách xả bỏ vướng mắc ở chỗ đó, thì tâm sẽ được bình an. Tất cả mọi giáo phẩm, cấp bậc do con người đặt ra đều không nói lên được nội hàm giải thoát, mà đó là nhân quả mà thôi.

Hiểu rõ chánh pháp là nền đạo đức của con người, thì cái tâm trạo hối vì dính mắc vào phẩm hàm, cấp bậc tôn giáo, giới điều sẽ giảm bớt cho đến lúc triệt tiêu. Chị chỉ cần suy nghĩ: Mình là con người ham muốn tu hành, mà tu hành là xả tâm ly dục ly ác pháp, tâm mình còn sắc dục thì mình phải tìm cách xả sắc dục, tâm mình còn trạo hối thì phải tìm cách xả tâm trạo hối. Muốn xả những tâm dục và ác pháp này thì mình phải sống đúng 5 giới, triển khai tri kiến Định Vô Lậu và dùng pháp Như Lý Tác Ý để dứt trừ, đoạn tận chúng, thì sẽ được giải thoát.

Cho nên, không có con người sai mà chỉ vì pháp sai nên dẫn con người vào chỗ khổ đau. Còn gặp đúng pháp rồi thì chị hãy dẫn tâm vào đúng chánh pháp để xả sạch chướng ngại, thì tâm sẽ được bình an.

Đạo Phật là một nền đạo đức nhân bản – nhân quả của con người, vì hiểu sai nên giáo pháp phát triển đã biến nó thành giáo điều áp đặt con người bằng giới luật mà không dạy giới đức, giới hạnh và giới hành, khiến cho phần lớn mọi người đều bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, nên chỉ giữ được giới tướng mà phạm giới thể, thành ra không có sự giải thoát.

Tất cả mọi pháp trên thế gian này đều là nhân quả, mà nhân quả thì có thể chuyển đổi được, thế mà giáo pháp phát triển dạy rằng, phạm trọng giới Ba la di thì không sám hối được. Không sám hối được có nghĩa là không chuyển được phải không? Nếu không chuyển được thì con người làm sao mà có thể giải thoát, vì Đức Phật dạy: Nếu có một pháp thường hằng nhỏ như đất trong móng tay thì đạo ta không ra đời, vì không thể giải thoát cho ai được. Do các pháp là vô thường, cho nên Đạo Phật ra đời giúp chúng ta chuyển đổi nhân quả, làm chủ nhân quả, nên tâm được giải thoát ra khỏi nhân quả.

Một người tu hành bị đắm nhiễm sắc dục tức là bị nhân quả chi phối, nhân quả của tâm sắc dục là do nghiệp nhân sắc dục đã huân tập từ trước hợp duyên với đối tượng sắc dục (hình tướng, lời nói, cử chỉ, hành động của người khác phái, hoặc phim ảnh, sách báo khiêu dâm gợi dục…) thì sẽ sanh khởi tâm sắc dục. Do vậy, khi duyên thay đổi thì tâm sắc dục cũng thay đổi và khi triệt tiêu đoạn tận gốc nghiệp sắc dục, tức là chặt đứt cái nghiệp nhân thì quả tâm sắc dục bị tan hoại, không thể phát khởi, tức là tâm được giải thoát khỏi mọi đối tượng sắc dục, không còn bị những đối tượng này chi phối nữa.

Cho nên, chỉ cần xả sạch gốc nghiệp sắc dục thì tâm được thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì Giới Đức Thanh Tịnh được giữ trọn vẹn. Còn sám hối mà không có pháp xả thì gốc nghiệp sắc dục vẫn còn nguyên đó, có điều kiện nó sẽ phát khởi tiếp. Do vậy, chị hãy tìm cách xả sạch tâm sắc dục một cách đúng phương pháp thì tâm chị sẽ thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì có đầy đủ đức hạnh của một người con Phật, xứng đáng là đệ tử của Đức Phật.

Chúng ta biết rằng, tất cả mọi người trên thế gian này đều sanh ra từ con đường sắc dục, có nghĩa là họ đã tạo nghiệp đắm nhiễm sắc dục thì mới có thể tương ưng tái sanh qua con đường sắc dục được, dù đó là Đức Phật hay Trưởng lão Thích Thông Lạc khi ra đời và chưa tu hành chứng đạo đều là người phàm phu hết. Nghiệp sắc dục có một sức hút rất mạnh để tạo ra quỹ đạo cho con người và các loài chúng sanh đi vào con đường nhân quả, trầm luân sinh tử, mà hầu như rất ít người có thể thoát ra được.

Con người khi còn bé thơ, rồi đến tuổi thiếu niên thì đã mang nghiệp sắc dục, nhưng cơ thể chưa phát triển đủ duyên khiến cho nghiệp chưa tác động để sanh tâm sắc dục nhiều, chỉ đến khi cơ thể bắt đầu trưởng thành đủ duyên, thì nghiệp sắc dục sẽ tác động để phát khởi sanh tâm sắc dục mạnh mẽ. Cho nên, không ai dạy cho con người về sắc dục, nhưng đến một độ tuổi nhất định mà người ta gọi là tuổi dậy thì con người đều biết khởi tâm sắc dục, là vì cái nghiệp sắc dục đã huân tập từ trước, bây giờ đã đủ duyên để bộc lộ ra thành tâm ham muốn ái dục.

Đức Phật trong lúc tu hành cũng bị nghiệp sắc dục tác động vào tưởng thức sanh khởi những hình ảnh tiên nữ kiều diễm quyến rũ, nhưng Ngài đã xả sạch và cuối cùng chứng đạo.

Ở văn phòng làm việc, Thầy Thông Lạc đã từng kể với Nguyên Thanh rằng: “Trong thời gian tu hành chính Thầy cũng phải chịu sự dày vò của tâm sắc dục”, mặc dù Thầy Thông Lạc là bậc chân tu, một mình lên đỉnh Hòn Sơn ăn lá cây rừng để tu hành, nhưng ở giai đoạn tu tập chưa đúng chánh pháp, thì niệm sắc dục sanh khởi làm cho tâm Thầy bị chướng ngại. Chỉ đến lúc Thầy bắt gặp được pháp Như Lý Tác Ý xả tâm thì Thầy sử dụng nó để xả dần tâm dục và ác pháp cho đến khi sạch hẳn thì Thầy chứng đạo giải thoát, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chấm dứt tái sanh luân hồi.

Các bậc thầy tổ của chúng ta từ hơn 2.500 năm nay không thiếu người quyết tâm tu hành, nhưng vì pháp sai nên dẫn họ vào chỗ lầm lạc, không giải thoát. Chỉ đến khi Thầy Thông Lạc tu hành chứng đạo thì mới dựng lại chánh pháp của Đức Phật, thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh để giúp cho mọi người có phương pháp tu hành giải thoát khổ đau.

Chúng ta nên nhớ rằng, trên đời này không có người xấu ác hay kém dở, mà chỉ có người vô minh, khi vô minh hết thì xấu ác, kém dở cũng không còn.

Chị có phước gặp chánh pháp là gặp được ánh sáng tri kiến minh chiếu vào tâm hồn, vậy chị hãy nương vào ánh sáng đó để phá sạch tâm vô minh, thì tâm hồn sẽ được bình an.

Chỉ vì gặp pháp tu hành ức chế tâm mà khiến chị phải rơi vào tâm trạng khổ sở, dằn vặt, trạo hối vô cùng mà chưa biết cách thoát ra, nhưng may mắn thay chị đã gặp chánh pháp thì cũng như người đi đêm có đèn đuốc, người đi biển có la bàn, người đi đường có bản đồ, thì còn sợ gì chông gai, hầm hố, phải không chị?

Đạo Phật là một nền đạo đức của con người, vì chân lý của Đạo Phật nằm trong tâm của mỗi người, chứ không phải nằm ở phẩm hàm, cấp bậc tôn giáo hay giới điều, vì bài pháp đầu tiên mà Đức Phật đã giảng dạy là Tứ Diệu Đế, tức là Bốn Chân Lý của con người, chứ không phải chân lý của tôn giáo.

˗ Chân lý thứ nhất: Khổ đế, Đức Phật đã xác định: Tham, sân, si là khổ. Bất kỳ ai khởi tâm tham, sân, si thì đều khổ như nhau, dù đó là người trẻ hay người già, người nam hay người nữ, người giàu hay người nghèo, người phương Đông hay người phương Tây, người da trắng hay da đen, người có tôn giáo hay không có tôn giáo, người tu theo Đạo Phật hay không theo Đạo Phật, người tu sĩ hay cư sĩ, v.v.. hễ tham, sân, si có mặt là khổ có mặt, đó là sự thật, nên được gọi là chân lý.

Nói một cách ngắn gọn: Người ta chửi mà giận hờn là khổ đau.

˗ Chân lý thứ hai: Tập đế, Đức Phật đã xác định: Nguyên nhân của khổ đau là lòng ham muốn, do có ham muốn thì mới có tham, sân, si, mà ai cũng có lòng ham muốn, cho nên nó là chân lý.

˗ Chân lý thứ ba: Diệt đế, Đức Phật đã xác định: Trạng thái tâm không tham, sân, si là giải thoát, là Niết Bàn, Trưởng lão Thích Thông Lạc gọi trạng thái này là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Tâm không khởi niệm lo lắng, giận hờn, phiền não, phóng dật là tâm thanh thản; thân không đau nhức, tê mỏi, khó chịu là thân an lạc; thân tâm không làm gì là vô sự. Bất kỳ con người nào dù chưa tu hành cũng có trạng thái này, ít nhất cũng phải có vài giây thanh thản, an lạc, vô sự, nên nó được gọi là chân lý.

˗ Chân lý thứ tư: Đạo đế, Đức Phật đã xác định: Muốn giải thoát thì phải tu tập theo chương trình giáo dục đào tạo Bát Chánh Đạo, vì Bát Chánh Đạo có 8 lớp học mục đích làm cho 6 cái biết mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thanh tịnh, mà tâm là tổng hợp của 6 cái biết này. Cho nên, ngoài Bát Chánh Đạo thì không còn con đường nào khác có thể giúp cho tâm thanh tịnh được, cho nên Bát Chánh Đạo là chân lý tu tập.

Dựa theo lời khai thị của Đức Phật mà Nguyên Thanh đã tóm lược ở trên thì chị đã xác định được bản thân mình đang ở chân lý nào rồi phải không?

Tâm chị đang khổ đau, dằn vặt, bất an, trạo hối, tức là đang khởi tham, sân, si. Nguyên nhân của những sự khổ đau này là do chị đã phát khởi và có hành động sắc dục với người khác phái. Vậy muốn giải thoát ra những sự khổ đau này thì chị hãy nương theo chương trình giáo dục Bát Chánh Đạo, dùng Định Vô Lậu và pháp Như Lý Tác Ý để xả gốc nghiệp sắc dục sanh ra những chướng ngại pháp này.

Chị nên nhớ kỹ, khổ đau hay giải thoát nằm trong tâm của chính con người mình, tâm động là đau khổ, tâm bất động là giải thoát; tâm bị dục chi phối là đau khổ, tâm ly dục là hết khổ đau; tâm chướng ngại là đau khổ, tâm không chướng ngại là giải thoát. Do đó, khi tâm bị dục và chướng ngại pháp chi phối làm cho khổ đau, thì chúng ta hãy nhận diện nó và tìm cách xả tâm dục và ác pháp, chứ không phải chiếu theo luật này, luật khác rồi đi sám hối mà nó có thể hết khổ được. Sám hối chỉ nói lên việc chúng ta đã thừa nhận lỗi lầm và quyết tâm hối cải, còn muốn hết lỗi lầm thì phải xả tâm, ly dục ly ác pháp.

Con người là thừa tự của nghiệp tham, sân, si, tức là được sanh ra từ dục và ác pháp, nên không có một ai toàn thiện cả, nhưng vì biết cách ngăn ác diệt ác, ly dục, xả tâm mà trở nên hiền thiện và cuối cùng trở thành bậc Thánh nhân. Cho nên, làm con người không ai là không vấp ngã, nhưng giá trị con người là chỗ họ biết cách đứng dậy sau khi ngã. Do đó, chị hãy tìm cách quét sạch chướng ngại pháp ra khỏi tâm của mình để đứng lên.

Để xả tâm sắc dục thì chị cần phải dùng Định Vô Lậu quán xét thật sâu sắc những sự sanh khởi, sự tác hại, hệ lụy và bản chất của sắc dục cho thấm nhuần, rồi sau đó dùng pháp Như Lý Tác Ý xả sạch gốc nghiệp sắc dục. Chị có thể quán xét xả tâm sắc dục theo một số góc độ như sau:

1- Quán tâm sắc dục là bất tịnh, nhớt nhao, hôi thối, bẩn thỉu, uế trược.

2- Quán thân bất tịnh: Chị nên tới bệnh viện xin bác sĩ cho tham quan nhà xác để thấy cụ thể thân người chết hoặc một số địa phương có tục lệ bốc mộ, thì hãy xin họ tới xem, nhưng vì là thân nữ thì nhớ đi với vài người tin cậy để an toàn nơi đồng hoang người vắng và nhớ mang khẩu trang để giữ vệ sinh.

Hàng ngày nên quan sát thân người từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành, rồi chết đi, xem có lúc nào thân này thanh tịnh không?

Quán xét con người từ đầu đến chân, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ da đến xương và tất cả các bộ phận trong cơ thể người có gì là thanh tịnh chăng?

Quán xét con người lúc hồng hào khỏe mạnh và lúc ốm đau, bệnh tật, thậm chí nằm một chỗ ăn uống, bài tiết, xem có gì là thanh tịnh chăng?

Quán xét con người lúc xức dầu thơm và lúc mồ hôi ra, lúc cơ thể nhiều ngày không tắm gội, xem có gì là thanh tịnh chăng?

Quán xét con người lúc chết khi vừa mới tắt thở, rồi sau đó 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm, 10 năm, 50 năm… thì còn gì là thanh tịnh chăng? Hay là thân xác từ từ hoại diệt: da chuyển thành màu xác chết, trương sình, vi khuẩn phân hủy bốc mùi hôi thối càng lúc càng nồng nặc, ruồi nhặng bu vào, dòi bọ rúc rỉa lúc nhúc mỗi lúc một đông, da bắt đầu bong tróc lủng lỗ từng mảng, chất nhờn trong cơ thể chảy ra, ban đầu còn nhìn ra xác người, sau một thời gian thì không còn thấy xác mà chỉ thấy ruồi nhặng bu kín và lúc nhúc giòi bọ, khi chúng rúc rỉa xong phần thịt thì bắt đầu những mẫu xương lộ dần ra, từ màu ngà nhầy nhụa cả xương lẫn gân, cơ, thịt cho đến màu trắng hêu hếu của khúc xương, loang ra từng mảng cho đến lúc phơi ra nguyên một bộ xương người, nhiều năm tháng sau những khúc xương này cũng bắt đầu hoại diệt dần dần chỉ còn là đống chất mùn hòa tan vào lòng đất… Như vậy, thân người này có gì là thanh tịnh chăng?

Bí quyết của quán thân bất tịnh là làm sao khi suy nghĩ về thân xác của con người, nhất là người khác giới thì trong tâm phải hiện được tướng bất tịnh (xác phân hủy, xương trắng…) và mùi bất tịnh bốc lên. Không ai có thể khởi được tâm sắc dục khi mùi hôi thối của xác chết bốc lên nồng nặc, cho nên quán xét đến mức độ xuất hiện được mùi xác chết trong tư tưởng thì nó sẽ là vũ khí đối trị tâm sắc dục cực kỳ hiệu quả.

Cho nên, bản chất thân người là bất tịnh, là hôi thối, bẩn thỉu, uế trược, là ổ bệnh chứ chẳng có gì là thanh tịnh cả.

3- Quán xét tâm sắc dục tạo ra nghiệp sắc dục tương ưng tái sanh làm thân người hoặc thân chúng sanh để tiếp nối con đường sinh tử luân hồi khổ đau vô cùng tận.

4- Quán xét Tứ Diệu Đế để thấy tâm sắc dục là nguyên nhân sanh ra mọi thứ khổ đau của con người, từ ái kiết sử, hờn giận, ích kỷ, chiếm hữu, ghen tuông, rồi gia đình, con cái, trách nhiệm, bổn phận ràng buộc con người trong mạng lưới nhân quả chằng chịt không biết lúc nào có thể thoát khỏi sự bủa vây của nó.

Đi tù còn có ngày mãn hạn, chứ một khi đã vướng vào tâm sắc dục rồi thì không biết bao giờ thoát khỏi thiên la địa võng nhân quả của tâm sắc dục.

5- Quán xét tâm sắc dục hợp thành đời sống vợ chồng, nào là bổn phận, trách nhiệm; nào là ghen tuông, nghi kỵ, giận hờn; nào là sinh con đẻ cái; nào là đối nội, đối ngoại; nào là cơm áo gạo tiền; nào là nhu cầu cuộc sống; nào là bạn bè; nào là bệnh tật, ốm đau… đủ thứ khổ đau đè nặng trên vai khi vướng vào cuộc sống vợ chồng, bắt nguồn từ tâm sắc dục.

6- Quán xét thân vô thường, các pháp vô thường, không có gì là ta, là của ta cả, tại sao lại u mê đắm nhiễm tâm sắc dục?

Sau khi thấu suốt sự nguy hiểm của tâm sắc dục thì chị hãy dùng pháp Như Lý Tác Ý: “Sắc dục là nhớt nhao, hôi thối, là con đường sanh tử luân hồi, tiếp nối khổ đau vô cùng vô tận từ đời này sang đời khác, sắc dục là mạng lưới nhân quả bủa vây con người trong trách nhiệm, bổn phận để mà khổ đau. Đi tù còn có ngày mãn hạn, còn đi vào con đường sắc dục thì không biết ngày nào mới thoát khỏi thiên la địa võng của mạng lưới nhân quả. Do đó, nhất định ta phải dứt trừ, xả ly, đoạn tận tâm sắc dục! Sắc dục là ác pháp hãy cút khỏi tâm ta!”.

Thường xuyên tư duy quán xét cho thấm nhuần sự nguy hiểm của tâm sắc dục và dùng pháp Như Lý Tác Ý xả bỏ nó, thì nghiệp sắc dục của chị sẽ muội lược dần, trả lại cho tâm hồn một sự bình an, giải thoát ngày càng hiện rõ.

Nguyên Thanh đã triển khai tri kiến bài viết: “Quán thân bất tịnh”, “Nghiệp sắc dục”, “Vọng tưởng sắc dục”… chị có thể tham khảo thêm để biết cách quán và xả tâm sắc dục.

Khi xả được tâm sắc dục thì tâm chị sẽ thanh thản, an lạc và vô sự, tâm thanh thản, an lạc và vô sự không có chỗ cho sự trạo hối, cho nên tâm trạo hối cũng tự động biến mất.

Pháp sám hối bản chất là giúp chúng ta nhận ra lỗi lầm của mình để quyết tâm từ bỏ, nhưng phải biết từ bỏ lỗi lầm đúng pháp thì lỗi lầm mới bị triệt tiêu. Còn sám hối mà không có pháp hành xả bỏ lỗi lầm, chướng ngại trong tâm thì cũng chỉ là một sự nén tâm mà thôi. Cho nên, xả tâm là giải thoát ra mọi sự lỗi lầm, là cách sửa lỗi tốt nhất.

Như vậy, qua phân tích ở trên thì chị đã biết cách xả tâm sắc dục và tâm trạo hối rồi đúng không?

Chị hãy nên nhớ, nhiệm vụ bây giờ của chị là giải quyết cái tâm, tâm an thì các pháp an, tâm bất động thì các pháp không còn chướng ngại. Việc xả tâm phải do chính bản thân mình, không ai có thể làm thay cho mình được. Do đó, chị hãy âm thầm xả tâm, ly dục ly ác pháp, chứ đừng nên nói chuyện của mình với bất kỳ ai, nhất là những người huynh đệ hay những chức sắc trong trú xứ của mình, vì bản thân những người này cũng còn tham, sân, si, họ cũng bị ức chế tâm do không có pháp hành, nên hoặc là họ sẽ chỉ trích để cho chị càng thêm đau khổ, hoặc có người thông cảm, nhưng đến một lúc nào đó tâm họ bị chướng ngại thì họ cũng lôi chuyện của chị ra để chỉ trích, thành ra họ vừa tạo nghiệp ác, vừa làm cho chị khổ đau và có thể làm động chúng, mà chẳng giải quyết được vấn đề gì. Chân lý Đạo Phật nằm trong tâm của chính bản thân con người, nên khi gặp chánh pháp thì chúng ta áp dụng triển khai tri kiến xả tâm để được giải thoát.

Khi chị xả được tâm sắc dục, tâm bình an trở lại thì những chuyện đã qua trở thành kinh nghiệm quý báu và chị trở thành người có bản lĩnh vì đã tự chiến thắng tâm mình như Đức Phật đã dạy: “Thắng trăm trận không bằng thắng mình một trận, thắng tâm mình mới là chiến công oanh liệt nhất”.

Và khi chiến thắng được bản thân thì chị rất thương cho huynh đệ đồng tu của mình, dù họ mang giáo phẩm, cấp bậc như thế nào đi chăng nữa, nhưng chắc chắn phần lớn họ đều bị ức chế tâm, đều phạm giới thể, mặc dù nhiều người chế ngự được bản thân nên không phạm giới tướng mà thôi. Bởi vì pháp sai thì dẫn con người đi vào con đường khổ đau, chứ không còn cách nào khác. Chỉ có pháp đúng mới dạy con người từng bước giải thoát tâm mình ra khỏi khổ đau. Do đó, khi chị gặp đúng pháp và xả tâm được, thì tự bản thân chị sẽ có lòng thương với huynh đệ đồng tu, cũng như mọi người trên thế gian này.

Mặc dù hiện giờ chị đang mặc chiếc áo của người xuất gia, thì đây là nhân quả hoàn cảnh của chị, chứ nó không nói lên được sự giải thoát, vì giải thoát hay không là ở chỗ nội tâm, tâm không có chướng ngại là xuất gia.

Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy: “Tu trong hoàn cảnh của mình”, do vậy chị vẫn cứ giữ nguyên hoàn cảnh hiện tại, đừng thay đổi gì cả, luôn sống nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng với mọi người, luôn tuân thủ nội quy của chốn thiền môn, nhưng chỉ thay đổi pháp ức chế tâm bằng pháp xả tâm, ly dục ly ác pháp thì chị sẽ có sự giải thoát, an ổn.

Còn sau này nếu có ai giúp đỡ cho chị một trú xứ thuận tiện thì chị có thể tới đó tu hành để chủ động hơn trong đời sống của mình.

Có lần Thầy Thông Lạc dạy Nguyên Thanh rằng, trong con mắt Thầy thì hầu hết các tu sĩ hiện nay đều là cư sĩ trọc đầu, vì bậc tu chứng họ nhìn vào tâm nghiệp chúng sanh chứ không nhìn vào chiếc áo. Do đó, sự tu hành phải căn cứ trên trạng thái tâm mà áp dụng pháp tu cho đúng. Tâm còn động thì phải dùng pháp Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, đến khi tâm bất động trước cảnh động thì mới vào cảnh tịnh tu tập độc cư, ly dục ly ác pháp vi tế, rèn nội lực nhập thiền định.

Khi tâm còn động thì tu ở đâu cũng được, trong mọi việc làm, mọi hoàn cảnh, trước mọi đối tượng.

May mắn là chị còn trẻ, chưa vướng bận gia đình, lại được gặp chánh pháp thì đó là phước duyên rất lớn, chị hãy cố gắng tu tập từng bước thật là căn bản, vững chắc. Giai đoạn này của chị là giai đoạn cần phải triển khai tri kiến trau dồi giới luật đức hạnh:

˗ Chị hãy triển khai thông suốt 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người. Chị nên tham khảo bộ sách “Giáo Án Rèn Nhân Cách – Lớp Ngũ Giới” của Trưởng lão Thích Thông Lạc để biết cách triển khai cụ thể.

˗ Sau đó chị bắt đầu nghiên cứu lớp Chánh Kiến, triển khai những đề tài Định Vô Lậu căn bản như: Nhân Quả Thảo Mộc, Nhân Quả Con Người (thân hành, khẩu hành, ý hành), Các Pháp Vô Thường, Thân Vô Thường, Quán Thân Bất Tịnh, Quán Thực Phẩm Bất Tịnh, Tứ Vô Lượng Tâm…

Mỗi đề tài đều phải triển khai kỹ lưỡng trên tập vở giống như sinh viên làm bài luận văn vậy. Làm kỹ lưỡng, cụ thể, rõ ràng cho đến khi thấm nhuần mới chuyển sang đề tài khác. Mỗi đề tài làm xong là áp dụng ngay liền vào đời sống. Ví dụ: Khi triển khai xong nhân quả thảo mộc, nhân quả con người, thì hãy dùng tri kiến đó để nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, từ tâm niệm bên trong đến các pháp bên ngoài đều không ngoài nhân quả; khi triển khai xong các pháp vô thường, thì dùng nó để nhìn mọi pháp diễn biến vô thường sanh diệt, dù là thân tâm hay ngoại cảnh… Do biết áp dụng tri kiến vào đời sống để thực hiện đạo đức không làm khổ mình khổ người thì sẽ càng thấm nhuần tri kiến giải thoát.

Nguyên Thanh lưu ý, bước đầu tiên của việc triển khai Định Vô Lậu là đề tài Nhân Quả Thảo Mộc, chỉ có triển khai cho thấu suốt, thấm nhuần nhân quả thảo mộc một cách cụ thể, rõ ràng, khoa học thì chị mới có thể triển khai các đề tài Định Vô Lậu khác và áp dụng vào đời sống hiệu quả được.

˗ Khi làm xong các đề tài Định Vô Lậu thì chị áp dụng tổng hợp các tri kiến để phân tích mổ xẻ từng tâm niệm của mình cũng như các pháp xảy ra xung quanh bản thân, luôn phải tĩnh giác trên thân hành, khẩu hành, ý hành để ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp. Đây chính là chị đang tu tập lớp Chánh tư duy, lớp Chánh ngữ, lớp Chánh nghiệp và lớp Chánh mạng.

˗ Thỉnh thoảng chị nên tập thọ Bát Quan Trai, sống một mình ngồi chơi xả tâm một ngày trong thất, đó là tập một ngày sống như Phật, như các bậc giải thoát không vướng bận duyên sanh, ngày đó chị tu tập pháp Tứ Chánh Cần để xả chướng ngại pháp, giữ gìn tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.

Quan trọng nhất đối với người tu hành là tri kiến giải thoát, trong đó Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác là phương pháp tu tập chính để giúp cho tâm mình được giải thoát. Định Vô Lậu thì chị triển khai căn bản theo từng đề tài trên lớp Chánh kiến, còn Định Chánh Niệm Tĩnh Giác thì chị nên trau dồi lòng từ trong đời sống hàng ngày. Chị có thể tham khảo bài “Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống” để biết cách áp dụng tu tập chánh niệm tĩnh giác mà không bị ức chế tâm.

Còn đối với người bạn đồng tu mà chị đã lỡ dính mắc với họ khi bị nghiệp sắc dục lôi kéo, thì chị hãy thông cảm cho họ và khuyên họ triển khai tri kiến xả tâm như mình, vì bản chất bạn ấy cũng là người quyết tâm tu hành. Cả hai lỡ vấp ngã thì hãy giúp đỡ nhau đứng dậy, thì đó là tình đồng đạo cao thượng.

Tình yêu của con người luôn có bản chất tốt đẹp, nhưng vì con người ai cũng có nghiệp sắc dục, nên tình yêu của người nam và người nữ thường bị nghiệp sắc dục làm cho nó vẫn đục, biến thành thứ tình cảm vị kỷ đầy trói buộc và khổ đau. Cho nên, chỉ cần biết xả tâm sắc dục, thì tình cảm con người dù nam hay nữ đều trở nên trong sáng, đẹp đẽ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống rất là tuyệt vời.

Vì hiện tại chị vẫn đang sống trong môi trường tu hành, có những thanh quy của chốn thiền môn, thì chị nên lo tu tập cho mình, chú trọng xả tâm thật kỹ lưỡng, có dịp gặp thì nên khuyên bạn đồng tu đó cũng xả tâm, vượt qua chính mình, thì cả hai sẽ có kết quả giải thoát tốt đẹp.

Trên cuộc đời này không có người xấu ác, chỉ có người vô minh, khi vô minh xả hết thì xấu ác cũng không còn. Đã là con người thì ai cũng đều từ vô minh sinh ra cả, nên ít nhiều ai cũng bị sa hầm lọt hố nhân quả do nghiệp lực lôi kéo, tác động, nhưng chỉ cần có duyên gặp được chánh pháp, biết cách tu tập xả tâm thì mọi người đều có thể vượt qua nhân quả của mình.

Con người sinh ra không có ai là hoàn hảo, ai cũng có lúc vấp ngã, điều quan trọng là biết tự mình đứng dậy sau khi vấp ngã, giá trị của con người là chỗ đó. Chị hãy cố gắng lên nhé!

Cho nên, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy: “Người sinh ra trên đời có ai không có những phút lầm lạc, nhưng lầm lạc thì cần phải sửa sai, thì đó là một sự chuyển đổi làm cho đời sống tốt lại. Thánh nhân cũng từ phàm phu tội lỗi, nhưng các Ngài biết khắc phục sửa sai mình mà trở thành Thánh nhân, chứ đâu có Thánh nhân sẵn, Thánh nhân có sẵn là Thánh nhân do con người tưởng tượng ra”.

Những chuyện xảy ra với chị là một tai nạn nhân quả, không phải lỗi của chị, mà lỗi ở cái nghiệp lôi kéo thúc đẩy, khi trong tay chị chưa được trang bị vũ khí để chiến đấu chống lại nó. Nhưng duyên phước chị cũng lớn, nên gặp được chánh pháp, thì chị hãy tự mình mài sắc tri kiến xả tâm, vượt lên chính mình.

Tu hành là một cuộc chiến đấu nội tâm để vượt qua chướng ngại, tức là vượt qua chính mình, chứ không có việc gì khác hơn, vì vậy mà Thầy Thông Lạc đã dạy: “Đứng lại thì chìm xuống, tiến tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua”. Chị hãy nhớ câu này để vượt qua chính mình, tức là xả tâm, ly dục ly ác pháp thì chị sẽ bình an trong nghiệp quả của mình.

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

* P/s: Chị vui lòng tham khảo thêm các tư liệu:

[1] Quán thân bất tịnh

[2] Nghiệp sắc dục

[3] Vọng tưởng sắc dục

[4] Giáo Án Rèn Nhân Cách – Lớp Ngũ Giới

[5] Lớp Chánh Kiến

[6] Nhân Quả Thảo Mộc

[7] Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Đọc thêm
  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 tháng trước

    "Tu hành là một cuộc chiến đấu nội tâm để vượt qua chướng ngại, tức là vượt qua chính mình, chứ không có việc gì khác hơn, vì vậy mà Thầy Thông Lạc đã dạy: “Đứng lại thì chìm xuống, tiến tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua”. Chị hãy nhớ câu này để vượt qua chính mình, tức là xả tâm, ly dục ly ác pháp thì chị sẽ bình an trong nghiệp quả của mình." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Xúc động
    3

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    3
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 tháng trước

    "Con người sinh ra không có ai là hoàn hảo, ai cũng có lúc vấp ngã, điều quan trọng là biết tự mình đứng dậy sau khi vấp ngã, giá trị của con người là chỗ đó." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Xúc động
    3

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    3
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 tháng trước

    "Chúng ta nên nhớ rằng, trên đời này không có người xấu ác hay kém dở, mà chỉ có người vô minh, khi vô minh hết thì xấu ác, kém dở cũng không còn." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Xúc động
    3

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    3
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 tháng trước

    "Cho nên, không có con người sai mà chỉ vì pháp sai nên dẫn con người vào chỗ khổ đau." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Xúc động
    3

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    3
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 tháng trước

    "Gặp đúng chánh pháp thì chúng ta chỉ có ước mơ trở thành người có đạo đức không làm khổ mình khổ người, tức là biết ngăn ác diệt ác trong tâm của mình để từng bước trở thành một con người hoàn hảo, tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ. Cho nên, giải quyết cái tâm là giải quyết được mọi việc, tâm an thì các pháp đều an, tâm giải thoát thì tất cả các pháp không còn chướng ngại nữa." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Xúc động
    3

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    3
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 tháng trước

    "Vì trước đây gặp pháp sai, khiến cho lòng quyết tâm tu hành của chị sanh ra ước mơ trở thành người “tu sĩ”, nhưng tu sĩ đâu phải là giải thoát, mà giải thoát ở chỗ tâm không còn tham, sân, si; ở chỗ hành động sống không làm khổ mình khổ người; ở chỗ tâm không có chướng ngại, chứ đâu phải ở hình thức tu sĩ, phải không chị? Còn chánh pháp mà Trưởng lão Thích Thông Lạc triển khai là xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, chứ không phải là tôn giáo, không có cấp bậc hay giáo điều. Người nào thực hiện đạo đức càng thấm nhuần thì càng giải thoát, dù ở chiếc áo nào đi chăng nữa, cư sĩ hay tu sĩ nếu xả tâm đều giải thoát như nhau, người ta chửi mà không giận là chứng đạo." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Xúc động
    3

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    3
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 tháng trước

    "Vì trước đây gặp pháp sai, nên lòng quyết tâm tu hành đã biến chị trở thành một con người đáng thương, phải ức chế tâm trong hình thức giới luật. Bây giờ chị đã gặp đúng chánh pháp, thì chỉ có việc xả tâm là giải thoát. Xả ít giải thoát ít, xả nhiều giải thoát nhiều, xả sạch là chứng đạo, tu hành chỉ có vậy mà thôi." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Xúc động
    3

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    3
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 tháng trước

    "Pháp sai chứ người không sai. Chị là một cô gái có quyết tâm tu hành, nên đã sớm dấn chân vào cửa đạo để thực hiện ước mơ trở thành một người tu sĩ bước đi trên con đường giải thoát trong khi tuổi đời còn rất trẻ, đó là một điều đáng trân trọng biết bao. Nhưng thật không may, chị lại gặp phải pháp tu không đúng được dán nhãn Phật giáo nhưng không có pháp hành xả tâm, chỉ dạy những giáo điều, giới cấm, răn đe, khiến cho chị phải ức chế tâm trong hình thức giới luật. Nếu cố thực hiện giới điều thì bị nén tâm, mà bung ra theo lòng ham muốn thì tâm hối hận vì lỡ phát nguyện giữ gìn những giới điều này và bị chính chiếc áo tu sĩ trói buộc, thật là trở đi mắc núi trở về mắc sông, tiến thoái lưỡng nan, dở dở ương ương thật là khổ não! Cho nên, đây là một giai đoạn hết sức đáng thương trong tâm hồn của chị!" (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Xúc động
    3

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    3
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 5 Tháng Ba, 2024, 07:53
Bài viết liên quan
Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Làm chủ cái ngủ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.

Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Tái sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Sống tích cực

Nguyên Thanh

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

Ly dục ly ác pháp tâm bất động

Nguyên Thanh

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

Lòng yêu thương đúng lộ trình nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.

Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát

Nguyên Thanh

Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.

Nghiệp và tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.

Xả tâm ngã mạn

Nguyên Thanh

Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.

Sống là tu, tu là sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!

Nhân quả công bằng

Nguyên Thanh

Trong cuộc đời này ai cũng muốn sống hạnh phúc, bình yên, no ấm, nhưng vì vô minh nên họ mới làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, vì thế ta đừng oán trách những người đã vô tình hay hữu ý gây đau khổ cho mình bởi họ chỉ là duyên để cho ta trả nhân quả, hãy tha thứ cho họ để chấm dứt sự tiếp nối của nhân quả khổ đau. Cho nên, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác, chứ đừng nhìn đúng sai phải trái để cho tâm hồn ta được thanh thản, an vui, sống những ngày tháng vô sự.

Khởi động ăn chay

Nguyên Thanh

Tóm lại, bằng mọi giá phải giữ cho được thân người, vì chỉ ở thân người thì mới có bộ óc biết triển khai tri kiến phân biệt thiện ác, đủ điều kiện tu hành giải thoát, còn làm thân chúng sanh sống theo bản năng nghiệp lực đưa đẩy nên không thể tu hành. Muốn giữ được thân người thì phải chấm dứt vay nợ xương máu chúng sanh, muốn chấm dứt vay nợ xương máu chúng sanh thì phải thiện xảo trau dồi Đức Hiếu Sinh và thực hiện hạnh ăn chay trong đời sống hàng ngày.

Không diệt ý thức

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đức Phật đã di chúc: “Lấy giới luật và giáo pháp ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành”, mà “giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó, tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến” nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy: triển khai tri kiến giải thoát cũng chính là lời di chúc giống như Đức Phật. Triển khai tri kiến giải thoát là triển khai ý thức để có sự hiểu biết không khổ đau, chứ không phải diệt ý thức để trở thành cây đá.

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm