Xả tâm dính mắc
Nội dung mô tả
Tóm lại, các pháp thế gian là vô thường, vận hành theo quy luật nhân quả, có hợp thì phải có tan, có sanh phải có diệt, không có gì là ta, là của ta, cho nên chúng ta lấy các pháp làm đối tượng để phản tỉnh lại mình, xả tâm dính mắc, sống không làm khổ mình khổ người, thì sẽ bình an trước mọi cảnh.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:
Ngày 9 tháng 4 năm 2025
XẢ TÂM DÍNH MẮC
Thầy A.Đ thưa hỏi
Hỏi: Con chào sư cô! Thưa sư cô, con được biết đến sư cô qua một người bạn và con có một việc xin mạo muội tham vấn với sư cô, mong sư cô từ bi giúp con vượt qua sự khó khăn này. Con tu trong chúng ở trú xứ L.M được 10 năm và mới rời chúng ạ. Bây giờ con cảm thấy hụt hẫng, lo âu và bồn chồn, không nghĩ ngợi được chuyện gì nữa. Thưa sư cô, cho con hỏi nhân quả gì mà con bị rơi vào trạng thái tâm lý đó, có phải do rời tăng thân làm huynh đệ, anh chị em của mình buồn mà con bị vậy? Và con nên thực tập pháp Trưởng lão như thế nào để mình bình an trở lại ạ? Con kính cám ơn sư cô!
Con sống trong chúng bấy lâu nay, được sự che chở và bao bọc của đại chúng, bây giờ con cảm thấy hụt hẫng, mất chỗ đứng, không lẽ sống trong chúng lâu như vậy mà mình yếu đuối vậy sao. Không biết do nhân duyên gì mà con gánh lấy tâm lý khổ đau này. Trong khi đó người tạo nghiệp ác mới gánh lấy khổ đau, còn con không biết con tạo nghiệp ác nào ạ!
Xin sư cô từ bi hoan hỷ cho con ạ!
Đáp: Kính gửi Thầy A.Đ!
Tâm trạng của thầy khi rời xa trú xứ nơi mình đã gắn bó tu hành nhiều năm và đại chúng thân thương, đúng như câu: “Mái chùa xưa in dấu thân quen, bao kỷ niệm vẫn còn lưu luyến mãi”, đó là tâm ái kiết sử, với bao nỗi niềm thương nhớ còn vương vấn trong tâm. Đồng thời có chút bất an, lo lắng cho chặng đường sắp tới, không biết mình sẽ sống và tu tập như thế nào, có được an ổn không?
Như thầy đã biết, các pháp trên thế gian này đều vô thường theo quy luật nhân quả, có hợp thì phải có tan. Có sự bình yên nào là mãi mãi đâu? Cớ sao ta vui mừng khi duyên hợp, bâng khuâng lo lắng khi duyên tan?
Vì chưa thấu rõ nhân quả nên tâm chúng ta dính mắc vào các pháp thế gian, tức là những pháp hợp nên đời sống của mình. Khi những pháp đó mang lại cảm giác lạc thọ, thì sự dính mắc thể hiện qua sự thích thú, hưng phấn, bâng khuâng, thương nhớ, quyến luyến, mong ngóng… đó là dục tham ái. Còn những pháp mang lại cảm giác khổ thọ, thì sự dính mắc qua một trạng thái khác, đó là sự bất an, sợ hãi, lo lắng, tức giận, oán thù… gọi là dục sân. Dù yêu hay ghét cũng đều là tâm dính mắc cả. Dính mắc ở đâu, khổ đau ở đó; dính mắc nhiều, khổ đau nhiều; dính mắc ít, khổ đau ít; không dính mắc thì hết khổ đau, đó là giải thoát. Tâm dính mắc gọi là tâm dục.
Dục chính là nguyên nhân sanh ra mọi sự khổ đau của con người, như Đức Phật đã xác định trong chân lý Tập Đế: nguyên nhân của khổ đau là do lòng ham muốn, tức là do tâm dính mắc các pháp thế gian. Vì dính mắc các pháp thế gian, tức là có dục tham, dục sân, dục si, nên mới sanh ra các trạng thái buồn – vui, yêu thương – oán hận, hạnh phúc – khổ đau, hy vọng – tuyệt vọng, tự ti – ngã mạn, tin tưởng – hoài nghi, hào hứng – chán nản, yên tâm – bâng khuâng, bình an – lo lắng, dễ chịu – khó chịu, an lạc – đau đớn… Đó là những trạng thái lưu xuất từ lòng ham muốn của con người, dù có khổ thọ hay lạc thọ thì đều có sự khổ đau ở bên trong.
Muốn chấm dứt những trạng thái tâm này, phải xả tâm dính mắc các pháp thế gian, muốn xả tâm dính mắc các pháp thế gian thì phải hiểu bản chất các pháp thế gian. Các pháp thế gian do duyên hợp tạo thành, mà duyên hợp tạo thành thì nó là nhân quả. Do vậy, phải hiểu nhân quả thì mới xả tâm được. Hiểu nhân quả thì phải hiểu sự thành hoại của nhân quả để thấy được diễn biến vô thường của nhân quả theo quy luật hợp tan.
Vấn đề của thầy chính là chưa nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, mà vẫn còn thấy trú xứ và huynh đệ nơi mình ở là thật có, thấy đó là “ta”, là “của ta”, nên sanh tâm dính mắc thể hiện qua trạng thái lưu luyến, bâng khuâng, lo lắng, ưu tư, phiền não khi ra đi. Thật đúng là: “Một bước rời xa, vạn niệm chưa rời”.
Xét qua nhân quả thảo mộc chúng ta thấy rằng, có trùng trùng duyên hợp thì cũng có trùng trùng duyên tan, thành do duyên, hoại cũng do duyên. Thảo mộc không phải là một thực thể cố định, mà vận hành theo các duyên.
Lộ trình từ nhân đến quả của thảo mộc phải trải qua vô số duyên hợp theo các nhóm, như điều kiện vũ trụ (đất, nước, gió, lửa), yếu tố động vật và côn trùng, tác nhân con người. Và cũng có vô số duyên như vậy làm tan hoại nhân quả thảo mộc.
Từ hạt cam gieo xuống, hợp với điều kiện đất, nước, gió, lửa, động vật, côn trùng hay con người, đủ duyên thì phát triển thành cây cam, cho ra những quả cam, quả cam ngọt. Quả cam có thể bị hái, bị mưa gió thổi rụng, bị sâu ăn, bị trộm cướp, bị già rụng, hoặc cây chết thì quả cam cũng héo tàn theo… đó là những duyên tan của quả cam.
Về đặc tướng: Có quả cam xanh, có quả cam méo, có quả cam bị rám nắng, có quả bị u nần do ong chích, có quả vàng ươm, có quả vàng héo… Về đặc tính: Có quả cam ngọt, có quả cam nhạt, có quả ít nước, có quả nhiều nước, có quả cam bị sượng, có quả đắng khi còn nhỏ, có quả bị bốc mùi do úng nước… Cho nên, đặc tướng, đặc tính của quả cam là do duyên hợp lại tạo thành, mà các duyên luôn thay đổi liên tục không ngừng nghỉ, nên đặc tướng, đặc tính của quả cam luôn luôn thay đổi.
Như vậy, nhân quả thảo mộc không phải là thực thể cố định, nên nó không thật có, mà do duyên hợp lại tạo thành, hết duyên thì tan hoại.
Nhân quả con người cũng như nhân quả thảo mộc, cũng do duyên hợp lại tạo thành. Nhân quả thảo mộc thì cụ thể, rõ ràng, khoa học; còn nhân quả con người cũng rõ ràng, khoa học nhưng trừu tượng hơn, vì có nhiều duyên không dễ quan sát bằng mắt thường được.
Có người gieo nhân giữ gìn đức hiếu sinh, thì cuộc sống được bình an, thân thể khỏe mạnh. Có người gieo nhân sát sanh, ăn thịt chúng sanh, nợ máu xương với chúng sanh, đủ duyên sẽ bị bệnh tật, tai nạn…
Có người gieo nhân giàu có, đủ duyên thì họ có cuộc sống đầy đủ vật chất. Có người gieo nhân ích kỷ, bỏn xẻn, đủ duyên họ sẽ sống nghèo cùng, khốn khổ.
Có người gieo nhân tu hành, khi đủ duyên họ sẽ sống trong môi trường tu hành. Còn người không gieo nhân tu hành thì họ sẽ không sống trong môi trường tu hành.
Nhân quả con người cũng giống như nhân quả thảo mộc, nhưng con người là một cái cây có nhiều loại quả, chứ không chỉ có một loại quả. Vì thế, chúng ta thấy cuộc đời con người cũng thăng trầm, lúc thế này lúc thế khác, chứ không phải chỉ có một hình thái đơn điệu.
Có người tuổi trẻ nghèo cùng khốn khổ, nhưng tuổi trung niên giàu có, vinh hiển.
Có người tuổi trẻ sinh ra trong gia đình giàu sang, có người hầu kẻ hạ, nhưng đến cuối đời trắng tay, phải đi xin ăn.
Có người tuổi trẻ sức khỏe dồi dào, tráng kiện, nhưng tuổi già ốm đau, bệnh tật liên miên.
Có người tuổi trẻ ốm đau, bệnh tật nhiều, nhưng trung niên lại khỏe mạnh, tuổi già quắc thước, ít bệnh.
Đối với con người, nhân quả cứ hợp tan liên tục theo các duyên. Có người tuổi nhỏ thì ở trong chùm nhân quả gia đình, được cha mẹ bảo bọc; lớn lên đi học xa nhà phải tự lập, sống trong chùm nhân quả với các duyên khác; rồi ra đời bươn chải kiếm sống với bao nhiêu thăng trầm, đi nhiều nơi, gặp nhiều người, bôn ba khắp chốn, cứ hợp rồi tan, đều không ngoài nhân quả.
Có lần trong văn phòng, Nguyên Thanh hỏi vui Thầy Thông Lạc: “Khi con sinh ra, rồi sau đó đi tu, Thầy có biết không?”. Thầy đáp: “Thầy biết chứ”. Nguyên Thanh hỏi tiếp: “Vậy sao Thầy không đón con về dạy pháp tu cho con”. Thầy trả lời: “Con phải trả nhân quả ở gia đình, ở chùa, sau đó con mới vào chỗ Thầy được”.
Không phải trải qua một trận bệnh đau, hay đạt được thành công hiển hách, hoặc ở chỗ này một thời gian rồi tới chỗ kia, chúng ta mới nói đến nhân quả, mà nhân quả luôn chi phối cuộc sống con người theo thời gian từng phút giây và theo từng bước không gian. Vì con người sinh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả, chết lại trở về với nhân quả, cho nên cuộc sống con người không ngoài nhân quả.
Một chiếc lá rơi, một cơn gió thoảng, một tâm niệm buồn vui đều là nhân quả.
Nhân quả của con người thể hiện trên bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp. Ngoài thân, thọ, tâm, pháp thì không phải là cuộc sống con người.
˗ Thân: là cơ thể con người. Cơ thể con người luôn thay đổi từ bé đến lớn, từ trẻ đến già, từ khỏe mạnh đến bệnh tật… đó là nhân quả xảy ra trên thân của con người.
˗ Thọ là cảm giác nơi thân, gồm có 3 cảm giác: cảm giác an lạc; cảm giác đau khổ; cảm giác không an lạc, không đau khổ. Đó là nhân quả trên thân thọ của con người.
˗ Tâm là những niệm gồm có: Niệm lăng xăng (vọng tưởng); không niệm là tâm yên lặng, bất động. Những tâm niệm lăng xăng suy tư trong đầu đều là nhân quả trên tâm của con người.
˗ Pháp là âm thanh, sắc tướng, thời tiết, nắng mưa, gió bão, mọi sự việc gia đình, xã hội, tài sản, công việc, nơi cư trú… tác động vào thân tâm chúng ta. Đó là những nhân quả xảy ra trên mặt trận pháp.
Thầy vui lòng đọc lại bài “Diễn biến nhân quả con người”, mà Nguyên Thanh đã phân tích sâu hơn để tham khảo thêm nhé!
Thầy vừa rời trú xứ tu hành và đại chúng, nơi thầy đã gắn bó 10 năm thì đó là duyên tan nhân quả trên mặt trận pháp. Có hợp thì phải có tan, chứ không lẽ mình ở đó hoài? Nếu có người nào ở đó mãi, cũng có ngày họ phải già chết, tức là duyên tan nhân quả của họ, chứ không thể sống vĩnh viễn ở đó được.
Việc thầy rời trú xứ đó cũng nói lên cái nợ nhân quả của thầy với trú xứ đã hết. Khi đã trả xong nợ nần thì dính mắc làm gì cho tâm phải khổ đau?
Mỗi giai đoạn trong cuộc đời, ta đều có những mối quan hệ tưởng chừng như không thể rời xa. Thuở nhỏ, ta cùng lũ bạn ríu rít như đàn chim non dưới mái hiên chiều. Lớn lên, ta gặp bao bạn học, thầy cô, những gương mặt thân quen mỗi ngày… Nhưng đến một lúc nào đó ngoảnh đầu nhìn lại, ta chợt thấy: ai cũng đã rẽ theo hướng riêng, mỗi người một ngã, kẻ còn, người mất, người gần, kẻ xa, dần trở thành những ký ức xa mờ trong tâm tưởng. Đó đều là những sự hợp tan của nhân quả: hợp thì cùng nhau trên một chặng đường, tan thì đường ai nấy đi…
Chúng ta xét thêm một ví dụ: Anh A trồng một cây bưởi, hàng ngày anh chăm sóc, tưới nước cho cây bưởi của mình. Cây bưởi ngày một xanh tốt, đơm bông kết trái, những quả rất to và ngọt, khiến anh càng thêm yêu mến cây bưởi hơn. Như vậy, trong sự sống của cây bưởi có sự sống của anh A và trong sự sống của anh A có sự sống của cây bưởi.
Đến một ngày, anh A có việc phải xa nhà lên thành phố sống với người thân vài tháng. Đối với cây bưởi, vẫn là đất ôm lấy rễ, những giọt sương làm ẩm đất, những cơn gió mát, những trận mưa rào, mặt trời vẫn đều đặn chiếu sáng; những con côn trùng miệt mài cày ải làm cho đất tơi xốp, thỉnh thoảng vài con ong bướm ghé qua kiếm chút mật, đàn kiến cứ leo lên leo xuống ăn lá hoa; bác hàng xóm thỉnh thoảng vươn vòi nước tưới dùm… Cây bưởi vẫn sống theo các duyên hợp hiện tại của nó mà không phụ thuộc vào anh A. Và anh A vẫn sống theo các duyên hợp khác mà không phụ thuộc vào cây bưởi.
Vậy, nếu anh A nhớ thương, lo lắng, bâng khuâng về cây bưởi thì có giúp gì cho sự sống của cây bưởi hay chăng?
Chắc chắn là không! Vì sự sống của cây bưởi do vô số các duyên hợp lại tạo thành, chứ không phải chỉ do mỗi công chăm sóc của anh A. Nếu anh A vắng mặt, mà các duyên khác vẫn hợp đủ, thì cây bưởi vẫn sống theo các duyên đó, chứ không sống theo sự thương nhớ của anh A. Vậy anh A thương nhớ cây bưởi phỏng có ích gì? Đó là sự dính mắc để làm cho tâm bị động, mất đi sự thanh thản mà thôi.
Do vậy, khi thầy rời trú xứ L.M, đại chúng ở đó sẽ sống theo nhân quả của họ, còn thầy sẽ sống theo nhân quả của thầy. Có gì mà phải ưu tư để lòng mang phiền não?
Vậy thầy hãy tác ý trong tâm: “Tất cả đều là nhân quả, có hợp thì phải có tan, có gì là ta, là của ta đâu, tại sao lại buồn phiền làm gì cho khổ? Tâm phải bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.
Thường con người chỉ nhìn mọi vấn đề một cách hạn hẹp, mà không thấy được toàn diện của nhân quả. Thấy toàn diện của nhân quả thì phải thấy được vô số các duyên, mà đã thấy vô số các duyên thì làm gì chỉ có cái ta trong đó, nên tâm không giận hờn, phiền não, đó là tâm giải thoát. Cho nên, khi nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thì thầy sẽ thấy tâm được bình an liền.
Con người do tâm dính mắc, nên khi rời khỏi một nơi nào như gia đình, mái trường, công ty, ngôi chùa… phải xa những người thân yêu với biết bao kỷ niệm buồn vui, họ đều có những cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến, âu cũng là lẽ thường tình. Nhưng nếu họ hiểu nhân quả, thì sẽ thanh thản ra đi, chứ không dính mắc vào những hình bóng nhân quả.
Nhân quả là sự hợp và tan của các duyên, vì thế nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả là nhìn các duyên hợp và duyên tan, chứ không phải nhìn đúng sai, phải trái, hay phiến diện theo một góc độ nào.
Có những người gầy dựng được sự nghiệp thành công ở một công ty, đùng một cái công ty sa thải vì làm ăn khó khăn, khiến cho họ rất sốc, hụt hẫng, buồn bã, lo lắng, sợ hãi, xấu hổ, oán giận, tức tối, thậm chí tự ti đến mức rất ngại gặp bạn bè, người thân của mình. Đó là vì họ không hiểu nhân quả, không nhìn đời bằng đôi mắt duyên hợp duyên tan, mà nhìn đời bằng lòng ham muốn của mình, khi thuận ý thì vui mừng, khi nghịch lòng thì buồn khổ.
Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy: Khi ta tới một nơi nào mà mọi người vui vẻ đón chào, hỗ trợ cho mình, và mọi việc thuận lợi, là các duyên đang hợp để mình sống ở đó. Còn nếu mọi người gây khó dễ cho mình, mọi thứ xảy ra bất lợi, là các duyên tan đang tới.
Ở nơi mà mọi thứ khó khăn, bất lợi, nếu muốn tồn tại ở đó thì chúng ta phải vất vả tạo thêm các duyên cho đủ.
Quan sát một gia đình bình thường chúng ta thấy: khi họ kết hôn là kết quả của việc hai người thương yêu nhau, gia đình ủng hộ, bạn bè vun vén…; còn ly hôn là kết quả của chuỗi ngày hai người xung đột, nghi ngờ, cãi vã, nói xấu lẫn nhau… Đó là nhân quả hợp tan của gia đình đó.
Hoặc như, có những ngôi sao ca nhạc hay điện ảnh nổi lên thì đủ thứ thuận lợi, nào là sự nghiệp thành công, nào là mọi người yêu mến, đi đến đâu được trải thảm đỏ đến đó, phương tiện truyền thông lăng xê, đó là các duyên hợp nên “ngôi sao” này. Còn khi “ngôi sao” tắt thì cũng có đủ thứ chuyện xảy ra, nào là dính án này án khác, nào là sự nghiệp đi xuống, nào là cư xử không đúng mực, nào là khán giả quay lưng, đủ mọi thông tin bất lợi… đó là những duyên tan. Nhìn nhân quả thì chúng ta không khởi lòng thương ghét ai, mà chỉ thấy các duyên đang vận hành tương ưng với nghiệp mà người đó đã tạo.
Cho nên, dù mọi chuyện trong cuộc sống có xảy ra như thế nào đi chăng nữa, chúng ta cần phải nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để giữ tâm bất động và luôn luôn nghĩ những điều tốt đẹp. Đó là cách tạo ra từ trường thiện sẽ tương ưng với những điều tốt đẹp. Còn nếu chúng ta dính mắc các pháp rồi khởi tâm tham, sân, si, tức là tạo nghiệp ác, thì nghiệp đó sẽ chiêu cảm những điều khổ đau đến với mình.
Khi tiếp đón Phật tử thì Thầy Thông Lạc hay nói: “Hôm nay có đủ duyên các Phật tử về đây thăm Thầy…”, để chúng ta thấy rằng phải đủ duyên mới gặp được Thầy buổi hôm đó, còn không đủ duyên thì không thể gặp được. Khi gặp xong rồi thì họ chia tay Thầy về nhà, đó là duyên tan.
Có người hỏi Thầy Thông Lạc: “Sau khi tiếp tu sinh và Phật tử xong, thì tâm Thầy ở đâu ạ?”. Thầy đáp: “Tâm Thầy chỗ bất động, tức là biết động dụng trên thân hành của mình, chứ không còn dính mắc vào những diễn biến vừa xong”.
Tâm bậc Thánh là tâm không dính mắc, tâm không dính mắc là tâm giải thoát. Còn tâm của người phàm là tâm dính mắc, đụng chuyện gì dính mắc chuyện đó, nên phải chịu khổ đau. Vì thế, Thầy Thông Lạc đã dạy:
“Vạn cảnh đang lay động
Tùy cảnh tâm an vui
Nhờ cảnh tâm vô trụ
Không buồn cũng không vui”
Tất cả các cảnh thế gian đều không ngoài nhân quả, mà nhân quả là sự hợp tan của các duyên nên nó vô thường, vì vô thường nên không phải là ta, là của ta, vậy tại sao tâm phải dính mắc làm gì cho khổ?
Tâm dính mắc sanh ra sự khổ đau, nó là ác pháp. Cho nên, xả tâm dính mắc là xả nghiệp ác, xả nghiệp ác là tăng nghiệp thiện, tăng nghiệp thiện thì sẽ tương ưng với những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Do vậy, đối tượng đáng quan tâm nhất và đáng thương nhất của mỗi người là tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải lấy mọi cảnh làm đối tượng để phản tỉnh lại tâm mình mà ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, tức là sống không làm khổ mình khổ người, mà không làm khổ mình khổ người là giải thoát.
Vì vậy, tâm càng dính mắc thì càng khổ đau, còn tâm càng buông xả thì càng giải thoát, cuộc sống càng tốt đẹp.
Thầy là người không vướng bận gia đình, có duyên đi tu, lại gặp được chánh pháp mà Trưởng lão Thích Thông Lạc, bậc tu chứng làm chủ sanh, già, bệnh, chết dựng lại, thật là người có phước lớn. Vậy, thầy hãy cố gắng điều chỉnh phương pháp để bước đi vững chắc trên con đường giải thoát.
Đến với Đạo Phật, điều đầu tiên là thông suốt Tứ Diệu Đế, bốn chân lý của con người. Đã là con người thì ai cũng có bốn chân lý: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Tu hành là nương theo Đạo Đế, tức là chương trình giáo dục có 8 lớp Bát Chánh Đạo, chia làm ba cấp Giới – Định – Tuệ, để xả tâm, ly dục ly ác pháp, thì tâm sẽ thanh tịnh, tâm thanh tịnh là tâm giải thoát.
Muốn ly dục, ly ác pháp thì phải triển khai tri kiến giải thoát. Triển khai tri kiến giải thoát thì phải sống đúng giới luật, trau dồi Định Vô Lậu và tập Định Chánh Niệm Tĩnh Giác. Nhờ có Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác mà tâm có sự bình tĩnh trước các pháp để dùng tri kiến phân tích mổ xẻ từng tâm niệm và các pháp, rồi sau đó dùng pháp Như Lý Tác Ý xả bỏ gốc nghiệp sanh ra tâm chướng ngại, thì tâm sẽ được thanh thản, an lạc, vô sự.
Thầy có thể đọc lại bài “Lộ trình tu tập” để biết cách thức tu tập theo từng giai đoạn, đúng hoàn cảnh, đúng trạng thái tâm nhé!
Tóm lại, các pháp thế gian là vô thường, vận hành theo quy luật nhân quả, có hợp thì phải có tan, có sanh phải có diệt, không có gì là ta, là của ta, cho nên chúng ta lấy các pháp làm đối tượng để phản tỉnh lại mình, xả tâm dính mắc, sống không làm khổ mình khổ người, thì sẽ bình an trước mọi cảnh.
TM. Ban Biên Tập
Sc. Nguyên Thanh
Leave a Comment

Tóm lại, bệnh tật khổ đau là điều không ai mong muốn, nhưng nó cũng là tấm gương soi chiếu lại nghiệp ác mà mình đã tạo, để răn nhắc chúng ta phải biết sửa đổi theo lối sống thiện thuận chiều đạo đức nhân quả. Khi thực hành như vậy, bắt đầu từ năm tiêu chuẩn đạo đức làm người, thì sự bình an sẽ dần dần được phản ánh trên thân tâm của mình.

Tóm lại, muốn chuyển đổi nghề nghiệp của gia đình mà mình không có quyền quyết định, thì hãy cố gắng thay đổi bản thân theo lộ trình thiện pháp bằng cách sống đúng 5 giới, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để xả tâm, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai rồi ước nguyện, thì từ trường thiện của mình sẽ góp phần chuyển đổi nhân quả gia đình, khi đủ duyên thì họ sẽ thuận theo chánh nghiệp.

Tóm lại, tự kỷ là kết quả của việc nhìn đời qua lăng kính khối nghiệp sâu dày đã huân tập mà sao nhãng các diễn biến khác xảy ra xung quanh mình. Muốn xả bỏ chứng tự kỷ thì nên sống đúng 5 giới, trau dồi tâm từ để nâng cao sức tĩnh giác và triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt duyên hợp nhân quả để xả tâm dính mắc, thì sẽ bào mòn nghiệp tự kỷ dần dần cho đến sạch hẳn.

Tóm lại, nếu thấu rõ đời người là những vở tuồng nhân quả diễn ra trên bốn sân khấu: thân, thọ, tâm, pháp, dưới bàn tay đạo diễn của nghiệp lực, chúng ta cần phải sống thuận đạo lý nhân quả, không làm khổ mình khổ người, thì chân lý giải thoát sẽ hiện tiền trong tâm, giúp ta sống bình an trong nghiệp quả của mình.

Tóm lại, Đạo Phật dạy đời là khổ để vượt lên cái khổ của cuộc đời, để chuyển hóa cuộc đời vô đạo đức thành đời sống có đạo đức, biến cảnh sống bất an thành hoàn cảnh thuận lợi, chứ không phải là để trốn tránh cái khổ. Muốn vậy, chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, xả tâm trước các đối tượng và vui vẻ làm tròn bổn phận nhân quả của mình, thì sẽ được bình an trong nhân quả.

Tóm lại, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sinh ra các cảm thọ, các cảm thọ sinh ra dục, từ dục con người mới sinh ra dính mắc các pháp trần, do dính mắc các pháp trần nên mới sinh ra tâm tham, sân, si, tức là dục tham, dục sân, dục si để tạo nghiệp tham, sân, si khiến con người phải chịu nhiều ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết. Cho nên, phải tu tập theo lộ trình Bát Chánh Đạo để ly dục ly ác pháp, tức là giữ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, thì tâm sẽ được giải thoát khổ đau.

Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Thiện Tâm
5 ngày trước
Dạ, bài viết vô cùng hữu ích và có giá trị giúp Thầy A. Đ xả được tâm mình, và đồng thời giúp chúng con hiểu và có thêm tri kiến khi tu tập ạ! Con kính tri ân Sư Cô Nguyên Thanh cùng Ban Biên Tập nhiều ạ!🙏🙏🙏
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
7 ngày trước
"Vì vậy, tâm càng dính mắc thì càng khổ đau, còn tâm càng buông xả thì càng giải thoát, cuộc sống càng tốt đẹp." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
7 ngày trước
"Tâm dính mắc sanh ra sự khổ đau, nó là ác pháp. Cho nên, xả tâm dính mắc là xả nghiệp ác, xả nghiệp ác là tăng nghiệp thiện, tăng nghiệp thiện thì sẽ tương ưng với những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Do vậy, đối tượng đáng quan tâm nhất và đáng thương nhất của mỗi người là tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải lấy mọi cảnh làm đối tượng để phản tỉnh lại tâm mình mà ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, tức là sống không làm khổ mình khổ người, mà không làm khổ mình khổ người là giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
7 ngày trước
"Cho nên, dù mọi chuyện trong cuộc sống có xảy ra như thế nào đi chăng nữa, chúng ta cần phải nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để giữ tâm bất động và luôn luôn nghĩ những điều tốt đẹp. Đó là cách tạo ra từ trường thiện sẽ tương ưng với những điều tốt đẹp. Còn nếu chúng ta dính mắc các pháp rồi khởi tâm tham, sân, si, tức là tạo nghiệp ác, thì nghiệp đó sẽ chiêu cảm những điều khổ đau đến với mình." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
7 ngày trước
"Nhân quả là sự hợp và tan của các duyên, vì thế nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả là nhìn các duyên hợp và duyên tan, chứ không phải nhìn đúng sai, phải trái, hay phiến diện theo một góc độ nào." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
7 ngày trước
"Thường con người chỉ nhìn mọi vấn đề một cách hạn hẹp, mà không thấy được toàn diện của nhân quả. Thấy toàn diện của nhân quả thì phải thấy được vô số các duyên, mà đã thấy vô số các duyên thì làm gì chỉ có cái ta trong đó, nên tâm không giận hờn, phiền não, đó là tâm giải thoát. Cho nên, khi nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thì thầy sẽ thấy tâm được bình an liền." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
7 ngày trước
"Thầy vừa rời trú xứ tu hành và đại chúng, nơi thầy đã gắn bó 10 năm thì đó là duyên tan nhân quả trên mặt trận pháp. Có hợp thì phải có tan, chứ không lẽ mình ở đó hoài? Nếu có người nào ở đó mãi, cũng có ngày họ phải già chết, tức là duyên tan nhân quả của họ, chứ không thể sống vĩnh viễn ở đó được.
Việc thầy rời trú xứ đó cũng nói lên cái nợ nhân quả của thầy với trú xứ đã hết. Khi đã trả xong nợ nần thì dính mắc làm gì cho tâm phải khổ đau?" (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
7 ngày trước
"Dục chính là nguyên nhân sanh ra mọi sự khổ đau của con người, như Đức Phật đã xác định trong chân lý Tập Đế: nguyên nhân của khổ đau là do lòng ham muốn, tức là do tâm dính mắc các pháp thế gian. Vì dính mắc các pháp thế gian, tức là có dục tham, dục sân, dục si, nên mới sanh ra các trạng thái buồn – vui, yêu thương – oán hận, hạnh phúc – khổ đau, hy vọng – tuyệt vọng, tự ti – ngã mạn, tin tưởng – hoài nghi, hào hứng – chán nản, yên tâm – bâng khuâng, bình an – lo lắng, dễ chịu – khó chịu, an lạc – đau đớn… Đó là những trạng thái lưu xuất từ lòng ham muốn của con người, dù có khổ thọ hay lạc thọ thì đều có sự khổ đau ở bên trong." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
7 ngày trước
"Vì chưa thấu rõ nhân quả nên tâm chúng ta dính mắc vào các pháp thế gian, tức là những pháp hợp nên đời sống của mình. Khi những pháp đó mang lại cảm giác lạc thọ, thì sự dính mắc thể hiện qua sự thích thú, hưng phấn, bâng khuâng, thương nhớ, quyến luyến, mong ngóng… đó là dục tham ái. Còn những pháp mang lại cảm giác khổ thọ, thì sự dính mắc qua một trạng thái khác, đó là sự bất an, sợ hãi, lo lắng, tức giận, oán thù… gọi là dục sân. Dù yêu hay ghét cũng đều là tâm dính mắc cả. Dính mắc ở đâu, khổ đau ở đó; dính mắc nhiều, khổ đau nhiều; dính mắc ít, khổ đau ít; không dính mắc thì hết khổ đau, đó là giải thoát. Tâm dính mắc gọi là tâm dục." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc