Đạo đức nhân quả trong đời sống

Nguyên Thanh

13 Tháng Tám, 2019

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
18

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
18
Bạn
  • 4 người khác thấy bổ ích
  • 4 người khác thấy cảm hứng
  • 7 người khác thấy xúc động
Chuyển sang nghe podcast

Nội dung mô tả

Người cư sĩ phải biết lấy 5 tiêu chuẩn đạo đức nhân bản làm nền tảng cho cuộc sống, lấy đạo đức nhân quả để đối xử với mọi người và dùng tri kiến nhân quả để phòng hộ tâm, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để gieo duyên làm một bậc tu hành giải thoát không vướng bận duyên sanh sau này. Nếu mọi người đều biết áp dụng và sống được như vậy thì xã hội này là thiên đường tại thế gian.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 13 tháng 8 năm 2019

ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ TRONG ĐỜI SỐNG

Phật tử Q.B.A thưa hỏi

Hỏi: Con kính chào sư cô! Con có câu hỏi xin sư cô chỉ dạy cho con được hiểu ạ!

Câu 1: Người Phật tử tại gia chúng con sống hài hòa với gia đình đồng thời vẫn xả tâm và giữ tốt các giới luật cho người cư sĩ thì chúng con phải thực hành thế nào ạ?

Câu 2: Nhân quả có quy luật vận hành thế nào ạ?

Muốn hiểu biết về luật nhân quả có ý nghĩa như thế nào đối với con người nói chung và người tu thực hành tu tập nói riêng.

Con kính cảm ơn sư cô!

Đáp: Kính gửi chị Q.B.A!

1/ Về cách sống và tu tập của người cư sĩ tại gia:

Trong cuộc sống này chúng ta nên xác định vị trí của mình đang sống với ai, làm việc gì thì từ đó mới áp dụng cách ứng xử và phương pháp tu tập phù hợp với hoàn cảnh sống đó để không làm khổ mình khổ người.

Chị đang sống trong gia đình thì chị là một thành viên trong gia đình, gia đình là một thành viên trong cộng đồng xã hội và xung quanh là môi trường sống tự nhiên thì mình phải đối xử với các mối quan hệ đó sao cho đúng chánh pháp.

˗ Đối với bản thân phải giữ gìn 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, đó là gốc thiện pháp để chuyển đổi nhân quả.

˗ Đối với gia đình thì phải làm tròn trách nhiệm bổn phận trong gia đình như con cái đối với cha mẹ, cha mẹ đối với con cái, vợ đối với chồng, chồng đối với vợ; phải sống với đức cần lao nhưng buông xả, có nghĩa là siêng năng làm mọi công việc trong bổn phận của mình nhưng xả tâm không chướng ngại.

˗ Trong cách đối xử với mọi người luôn nhìn mọi người, mọi sự việc xung quanh bằng đôi mắt nhân quả để thể hiện đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, luôn làm vui lòng mình, vui lòng người, đó chính là sự xả tâm.

˗ Trong công việc phải có đạo đức nghề nghiệp, tức là sống chánh nghiệp và lấy sự chân thật làm đầu…

˗ Làm tốt bổn phận trách nhiệm công dân đối với xã hội như tuân thủ pháp luật, đi đường phải áp dụng đạo đức giao thông…

˗ Phải luôn có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái xung quanh nơi mình đang sống, v.v..

Đó chính là những đạo đức làm người mà người Phật tử cần phải biết vận dụng đúng đối với từng hoàn cảnh trong cuộc sống của mình để đem lại sự bình an cho mình và cho mọi người.

Cuộc sống còn giao tiếp làm việc, còn bổn phận trách nhiệm, còn làm ra của cải vật chất gọi là duyên sanh, từ những duyên sanh này thường gây ra những chướng ngại làm cho tâm mình và mọi người đau khổ. Do vậy, muốn có cuộc sống bình an thì phải trang bị cho mình những sự hiểu biết để khi ứng xử với mọi người, mọi việc, mọi hoàn cảnh mà không gây ra sự đau khổ.

Mọi người, mọi việc, mọi sự vật xung quanh chúng ta đều diễn biến theo quy luật nhân quả. Do vậy, phải biết triển khai tri kiến về quy luật nhân quả để ứng xử với mọi người theo tinh thần không làm khổ mình khổ người thì sẽ không có khổ đau.

Quy luật nhân quả đã xác định rằng gieo nhân thiện, duyên thiện thì mang lại quả ấm no, hạnh phúc, bình an; gieo nhân ác, duyên ác thì phải gặt quả khổ đau. Nhân quả con người xuất phát từ thân, miệng, ý và diễn biến theo 3 thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Hiện tại mình sống thiện, không gieo nhân ác, tức là mình sẽ không phải gặt quả khổ trong tương lai, đồng thời xả bỏ các chướng ngại trong tâm khi những quả khổ ác pháp trong quá khứ xảy đến, tức là làm chủ nhân quả, chuyển nhân quả quá khứ.

Vì thế, giai đoạn đầu tiên của Đạo Phật là phải biết phòng hộ nhân quả. Phòng hộ nhân quả là phải sống với 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, trong giao tiếp với mọi người phải cẩn thận, kỹ lưỡng để không sanh ra những ác pháp.

Ví dụ 1: Ăn uống thực phẩm bằng thực vật hợp vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có đủ năng lượng làm việc, bảo đảm sức khỏe, không bị mệt mỏi, bị nhiễm bệnh chính là sự phòng hộ nhân quả.

Ví dụ 2: Phải luôn giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống để không tạo điều kiện cho những côn trùng gây bệnh như muỗi, gián, chuột… phát triển phát tán mầm bệnh, đó chính là phòng bệnh.

Ví dụ 3: Không giao du với bạn bè xấu, người xấu trong xã hội để từ đó phát sinh ra những ác pháp làm khổ mình, đó là phòng hộ nhân quả.

Ví dụ 4: Nhà cửa, tài sản phải bảo vệ cẩn thận đề phòng bị mất cắp; công việc phải lên kế hoạch, tính toán kỹ lưỡng kẻo đổ bể, nợ nần, đó là biết cách phòng hộ nhân quả ác.

Ví dụ 5: Phải cẩn thận trong lời ăn tiếng nói để không gây thị phi, đau khổ, hiềm khích đối với người khác để khỏi rước phiền não về mình.

Việc gì trong trách nhiệm, bổn phận của mình thì hãy cố gắng làm cho thật tốt và luôn cân nhắc kỹ lưỡng khi phát sinh những duyên mới để không tạo ra ác pháp.

Giai đoạn thứ hai là xả ly, vì trong quá khứ mình đã từng gieo nhân ác duyên ác nên sẽ gặp những chướng ngại pháp thì lúc này cần phải triển khai tri kiến để xả tâm không chướng ngại trước những ác pháp này, nhờ vậy mà tâm thanh thản, an lạc và vô sự, tâm thanh thản, an lạc và vô sự là làm chủ nhân quả, tức là chuyển đổi nhân quả.

Giai đoạn thứ nhất và thứ hai thì tu ở đâu cũng được, trong mọi hoàn cảnh, trước mọi đối tượng. Trong hoàn cảnh nhân quả của mình phải biết lấy mọi việc xảy ra để triển khai tri kiến Định Vô Lậu thì tri kiến sẽ rất thực tế, sắc bén; và biết lấy mọi hành động hàng ngày để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác thì sự tĩnh giác đó mới cao. Nhờ trau dồi Định Vô Lậu và tập luyện Định Chánh Niệm Tĩnh Giác thì mới triển khai tri kiến giải thoát được.

Người cư sĩ sống trong gia đình ngoài trách nhiệm bổn phận với nhân quả của mình thì phải biết hướng tới cuộc sống giải thoát không vướng bận duyên sanh, nên cần phải bố trí thời gian rảnh rỗi để thọ Bát Quan Trai (có thể 1 đến 2 ngày trong một tháng hoặc ít hơn hoặc nhiều hơn tùy vào điều kiện hoàn cảnh). Trong ngày thọ Bát Quan Trai, người này không vướng bận đến nhà cửa, tài sản, các mối quan hệ, công việc… mà chỉ xoay vào nội tâm để xả các chướng ngại pháp bên trong bản thân mình, nhờ đó mà tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Ngày hôm đó người cư sĩ tập sống như những bậc tu hành giải thoát, tập sống như Phật, nhờ duyên này mà đời đời sanh ra được làm người, được gặp chánh pháp, không gặp tà sư ngoại đạo.

Sau khi thọ Bát Quan Trai xong thì tri kiến quán xét Định Vô Lậu sẽ càng sắc bén và sức tĩnh giác sẽ càng cao, giúp cho người này trở về đời sống bình thường với 5 giới, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả sâu sắc hơn, nhờ vậy mà dễ dàng xả tâm trong cảnh động, sống không còn làm khổ mình khổ người nữa.

Cho nên, Đạo Phật có một chương trình giáo dục đào tạo giúp cho con người có đạo đức gọi là Bát Chánh Đạo, thì 5 lớp đầu tiên: Lớp Chánh Kiến, Lớp Chánh Tư Duy, Lớp Chánh Ngữ, Lớp Chánh Nghiệp, Lớp Chánh Mạng thuộc về đời sống đạo đức của con người. Vì vậy, mục đích của Đạo Phật là xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, trên nền tảng đạo đức nhân bản – nhân quả đó mới đi sâu vào thiền định.

Tóm lại, khi còn sống trong gia đình thì chị cần phải sống 5 giới cho nghiêm chỉnh, sống đúng bổn phận đạo đức trong gia đình cũng như ngoài xã hội và xả tâm bằng cách nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để gieo duyên làm một bậc tu hành giải thoát không vướng bận duyên sanh sau này.

2/ Quy luật nhân quả:

Quy luật nhân quả nói ngắn gọn là quy luật duyên hợp, từ nhân ban đầu hợp với các duyên để thành quả và khi hết duyên thì tan hoại.

Ví dụ 1: Từ hạt cam gieo xuống, nếu có các duyên như đất, nước, gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, phân bón, khí hậu, chăm sóc… phù hợp thì phát triển thành cây và cho ra những quả cam.

Người ta có thể chuyển đổi từ quả cam chua thành trái cam ngọt bằng cách thêm những chất dinh dưỡng cần thiết, nên nhân quả có thể chuyển đổi được.

Và quả cam đó có thể bị già và rơi xuống, bị gió bão làm cho rụng, bị sâu ăn, bị con người thu hoạch… đó là những duyên làm cho quả cam bị tan hoại.

Ví dụ 2: Một người muốn xây cái nhà là nhân, người này chuẩn bị tiền, thuê kỹ sư vẽ thiết kế, thuê nhân công, máy móc công cụ… là duyên, các duyên này hợp lại sau một thời gian thì thành cái nhà là quả.

Một thời gian sau (5, 10 hay 100 năm sau) thì ngôi nhà có thể bị chính phủ giải tỏa để làm các công trình công cộng, có thể bị bão lụt làm sập, có thể bị tháo dỡ, có thể bị xuống cấp hư hỏng không sử dụng được… đó là những duyên tan của ngôi nhà.

Cũng ngôi nhà đó, sau thời gian ở bị xuống cấp người ta có thể cải tạo, sơn phết, làm mới lại… gọi là chuyển đổi nhân quả.

Đức Phật và Trưởng lão Thích Thông Lạc với trí tuệ vô lậu không còn bị ngăn cách bởi không gian và thời gian đã xác định mọi vật trong vũ trụ này đang vận hành theo quy luật nhân quả, từ những vật rất nhỏ như hạt bụi cho đến hành tinh khổng lồ, từ những loài thảo mộc cho tới động vật và con người, từ những hiện tượng hữu hình cho đến các trạng thái vô hình như tư tưởng, tình cảm… đều đang diễn biến theo quy luật nhân quả.

Cho nên, muốn nghiên cứu về quy luật nhân quả phải đi từ những điều cụ thể, rõ ràng, khoa học, mắt thấy, tai nghe được. Mà nhân quả cụ thể, rõ ràng và khoa học nhất chính là nhân quả thảo mộc, ai cũng đều có thể quan sát trực tiếp rõ ràng được.

Khi nghiên cứu về nhân quả thảo mộc thì phải phân tích duyên hợp, đặc tướng, đặc tính, duyên chuyển đổi, duyên tan của nhân quả, từ đó rút ra các kết luận để trở thành tri kiến như thật rồi áp dụng đối với các sự vật hay hiện tượng khác đang xảy ra xung quanh chúng ta.

Nhân quả con người cũng rõ ràng, khoa học như nhân quả thảo mộc, nhưng trừu tượng và sống động nên đòi hỏi sự phân tích mổ xẻ một cách kỹ lưỡng trên nhiều góc độ thì mới thấm nhuần được đường đi nhân quả của con người.

Khi hiểu nhân quả thì chúng ta biết gieo nhân ác sẽ đưa lại sự khổ đau, nên ta biết khéo léo gieo những nhân thiện, duyên thiện để được quả thiện. Do nhân quả là quy luật duyên hợp – duyên tan, nên nó không phải là ta, của ta và bản ngã của ta, chính vì vậy ta xả tâm trước các ác pháp tác động để cho tâm hồn luôn được thanh thản, an lạc, vô sự.

Nhân quả con người là những hành động xuất phát từ thân, khẩu, ý do vô minh điều khiển, tức là do tâm tham, sân, si điều khiển, dù là nhân quả có thiện thì cũng là pháp sanh diệt, nên nó phải vô thường, chịu sự biến hoại và khổ đau. Như vậy, còn nhân quả thì vẫn sẽ còn sự khổ đau, do đó để thoát ra khỏi quy luật nhân quả thì cần phải ly dục ly ác pháp, tức là ly tham, sân, si, mà ly tham, sân, si thì tâm sẽ bất động, tâm bất động là chỗ không có nhân quả nên không còn tái sanh luân hồi, vĩnh viễn chấm dứt khổ đau.

Cho nên, hiểu về quy luật nhân quả là phải biết áp dụng để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, giải thoát. Vì vậy, ý nghĩa của sự hiểu biết về quy luật nhân quả là xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, khi chúng ta ứng dụng vào cuộc sống thuần thục rồi thì trên nền tảng đạo đức đó mới tiến sâu vào thiền định và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Người cư sĩ phải biết lấy 5 tiêu chuẩn đạo đức nhân bản làm nền tảng cho cuộc sống, lấy đạo đức nhân quả để đối xử với mọi người và dùng tri kiến nhân quả để phòng hộ tâm, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để gieo duyên làm một bậc tu hành giải thoát không vướng bận duyên sanh sau này. Nếu mọi người đều biết áp dụng và sống được như vậy thì xã hội này là thiên đường tại thế gian.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

Đọc thêm

Leave a Comment

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 năm trước

    "Cho nên, hiểu về quy luật nhân quả là phải biết áp dụng để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, giải thoát. Vì vậy, ý nghĩa của sự hiểu biết về quy luật nhân quả là xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, khi chúng ta ứng dụng vào cuộc sống thuần thục rồi thì trên nền tảng đạo đức đó mới tiến sâu vào thiền định và chấm dứt tái sanh luân hồi." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 năm trước

    "Cho nên, muốn nghiên cứu về quy luật nhân quả phải đi từ những điều cụ thể, rõ ràng, khoa học, mắt thấy, tai nghe được. Mà nhân quả cụ thể, rõ ràng và khoa học nhất chính là nhân quả thảo mộc, ai cũng đều có thể quan sát trực tiếp rõ ràng được.
    Khi nghiên cứu về nhân quả thảo mộc thì phải phân tích duyên hợp, đặc tướng, đặc tính, duyên chuyển đổi, duyên tan của nhân quả, từ đó rút ra các kết luận để trở thành tri kiến như thật rồi áp dụng đối với các sự vật hay hiện tượng khác đang xảy ra xung quanh chúng ta." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 năm trước

    "Quy luật nhân quả nói ngắn gọn là quy luật duyên hợp, từ nhân ban đầu hợp với các duyên để thành quả và khi hết duyên thì tan hoại." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 năm trước

    "Đạo Phật có một chương trình giáo dục đào tạo giúp cho con người có đạo đức gọi là Bát Chánh Đạo, thì 5 lớp đầu tiên: Lớp Chánh Kiến, Lớp Chánh Tư Duy, Lớp Chánh Ngữ, Lớp Chánh Nghiệp, Lớp Chánh Mạng thuộc về đời sống đạo đức của con người. Vì vậy, mục đích của Đạo Phật là xây dựng cho con người một nền đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, trên nền tảng đạo đức nhân bản – nhân quả đó mới đi sâu vào thiền định." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 năm trước

    "Quy luật nhân quả đã xác định rằng gieo nhân thiện, duyên thiện thì mang lại quả ấm no, hạnh phúc, bình an; gieo nhân ác, duyên ác thì phải gặt quả khổ đau. Nhân quả con người xuất phát từ thân, miệng, ý và diễn biến theo 3 thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Hiện tại mình sống thiện, không gieo nhân ác, tức là mình sẽ không phải gặt quả khổ trong tương lai, đồng thời xả bỏ các chướng ngại trong tâm khi những quả khổ ác pháp trong quá khứ xảy đến, tức là làm chủ nhân quả, chuyển nhân quả quá khứ." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 năm trước

    "Mọi người, mọi việc, mọi sự vật xung quanh chúng ta đều diễn biến theo quy luật nhân quả. Do vậy, phải biết triển khai tri kiến về quy luật nhân quả để ứng xử với mọi người theo tinh thần không làm khổ mình khổ người thì sẽ không có khổ đau." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 20 Tháng Năm, 2023, 11:36
Bài viết liên quan
Dục là gì?

Nguyên Thanh

Tóm lại, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sinh ra các cảm thọ, các cảm thọ sinh ra dục, từ dục con người mới sinh ra dính mắc các pháp trần, do dính mắc các pháp trần nên mới sinh ra tâm tham, sân, si, tức là dục tham, dục sân, dục si để tạo nghiệp tham, sân, si khiến con người phải chịu nhiều ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết. Cho nên, phải tu tập theo lộ trình Bát Chánh Đạo để ly dục ly ác pháp, tức là giữ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, thì tâm sẽ được giải thoát khổ đau.

Hạnh nghiệp nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Pháp tu cho người già

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Chánh niệm tĩnh giác để xả tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Tái sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Sống tích cực

Nguyên Thanh

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

Hành trang cho con

Nguyên Thanh

Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.

Ly dục ly ác pháp tâm bất động

Nguyên Thanh

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

Lòng yêu thương đúng lộ trình nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.

Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát

Nguyên Thanh

Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm