Nội dung mô tả
Tóm lại, sống trên cuộc đời này chỉ có lòng yêu thương mới đem lại bình an cho chúng ta, nhưng lòng yêu thương phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả, nếu ngoài lộ trình nhân quả tức là bị ái kiết sử chi phối hoặc xen vào nhân quả người khác, nên thường làm khổ mình khổ người. Lòng thương yêu phải thực hiện đúng lúc, đúng thời bằng trí tuệ đạo đức nhân quả soi sáng thì sẽ thoát ra sợi dây ái kiết sử trói buộc.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:
Ngày 17 tháng 8 năm 2019
DUYÊN TAN NHÂN QUẢ GIA ĐÌNH
Phật tử N.H thưa hỏi
Hỏi: Kính gửi sư cô Nguyên Thanh! Con xin được thưa hỏi sư cô Nguyên Thanh một câu hỏi về nhân quả gia đình con:
Bố mẹ con tuy cũng đã gần đến tuổi già nhưng do nhiều sự bất đồng về quan điểm sống nên bố mẹ con đã chia tay sau nhiều năm chung sống. Về phần tài sản sau ly hôn sẽ được bố mẹ con cùng thảo luận. Còn nếu như không có sự đồng thuận sẽ được đưa ra Tòa án phân chia theo đúng quy định pháp luật. Là một người con trong gia đình, con có nên nói những lời nói khuyên chân tình với bố mẹ con hay không? Hay con nên im lặng như Thánh để bố mẹ tự giải quyết về vấn đề tài sản chung của mỗi người. Vì qua tháng sẽ giải quyết dứt điểm về vấn đề trên. Dù con biết rằng tài sản chỉ là một phần rất nhỏ nhưng nếu như không có sự cảm thông, hiểu biết, có sự hòa giải hợp tình hợp lý thì sẽ dẫn đến nhiều sự tranh chấp, đổ vỡ, ảnh hưởng nhiều đến những mối quan hệ trong một gia đình. Tâm ái kiết sử với gia đình làm sao không còn dính mắc vào nhân quả gia đình ạ?
Con N.H!
Đáp: Kính gửi chị N.H!
Đọc thư chị gửi Nguyên Thanh cảm thông với hoàn cảnh của bố mẹ chị, nhưng tất cả không ngoài nhân quả, có hợp thì phải có tan, nhưng khi duyên tan đến thì bố mẹ phải hành xử như thế nào để giảm ác pháp tới mức tối thiểu, đó là điều mà một người con cần làm để khuyên nhủ bố mẹ.
Vì thế theo Nguyên Thanh thiết nghĩ, chị N.H có thể nói với bố mẹ: “Nếu bố mẹ đã hết duyên làm vợ chồng thì hãy cư xử với nhau như những người bạn tốt. Vấn đề xử lý thủ tục ly hôn thì đã có quy định của pháp luật, bố mẹ hãy tôn trọng nhau và hợp tác cùng giải quyết cho êm thấm, đừng vì những điều nhỏ nhặt mà gây ra những căng thẳng không cần thiết cho nhau, suy cho cùng tiền bạc, của cải khi nhắm mắt xuôi tay cũng không mang theo được.
Dù bố mẹ không còn sống chung một nhà, nhưng có chung con cái, con mãi là con của bố và mẹ. Trong sự sống của con có tình thương, công sức, mồ hôi và cả những giọt nước mắt của bố mẹ, nên bố mẹ hãy lắng nghe con nói: Trong cuộc đời này không có gì là mãi mãi, mọi cuộc chia ly đều để lại những nỗi khổ niềm đau, những vết thương lòng mà chỉ có tình yêu thương mới hàn gắn và khắc phục được hậu quả của nó. Do vậy, bố mẹ hãy luôn luôn nghĩ về những kỷ niệm đẹp nhất khi ngày còn bên nhau, đó là điều mà con thấy vui sướng nhất! Con tin là bố mẹ sẽ làm được!
Nếu không thể cùng bước chung trên một con đường thì hãy chúc nhau những điều tốt đẹp nhất trên mỗi chặng đường riêng!”.
Chị N.H có thể viết ra 2 bức tâm thư trên 2 tấm thiệp thật đẹp và thơm tho, chọn những bức ảnh gia đình đẹp nhất lồng vào và gửi cho bố mẹ, kèm theo 2 bó hoa thật đẹp. Sau đó hẹn bố mẹ cùng đi ăn chay tại nhà hàng ngon nhất và dặn riêng với bố và mẹ: “Hôm nay con mời bố/mẹ tới dự bữa tiệc nhỏ, chỉ có nói những điều tốt đẹp, không được chỉ trích nhau, chỉ có tiếng cười, không được ưu tư, buồn khổ”.
Nếu có điều kiện, chị N.H có thể mời một vài ca sĩ, lúc mọi người đang ăn đến hát hoặc đàn vài bản nhạc không lời để tạo không khí cho vui tươi.
Cuối bữa ăn, hãy tặng mỗi người một cuốn sách Lòng Yêu Thương của Trưởng lão Thích Thông Lạc rồi khoác vai cả bố và mẹ cùng chụp ảnh và đề nghị hai người nắm tay nhau và nở những nụ cười thật tươi.
Còn vấn đề về ái kiết sử thì phải nhìn sự việc bằng trí tuệ đạo đức nhân quả để hóa giải nó.
Gia đình là một chùm nhân quả nên nó có sự ràng buộc vay trả dưới dạng trách nhiệm, bổn phận và tình cảm thương ghét, giận hờn, vương vấn gọi là ái kiết sử.
Vì vậy, để thoát ra khỏi sự chi phối của nhân quả gia đình thì phải:
˗ Sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người (5 giới) để quay về gốc thiện, chuyển đổi nhân quả xung quanh mình.
˗ Làm tròn hết bổn phận nhân quả của mình đối với gia đình.
˗ Xả tâm không dính mắc bằng tri kiến đạo đức nhân quả.
Cho nên sự dính mắc về tình cảm chính là sợi dây trói buộc, gọi là ái kiết sử, tuy vô hình nhưng rất chắc chắn, trói buộc con người trong mạng lưới nhân quả.
Chúng ta có thể tư duy để xả tâm ái kiết sử như sau:
Ví dụ: Có anh A trồng một cái cây xoài để lấy bóng mát, hàng ngày chăm bón, tưới nước cho cây, quan sát sự phát triển của cây; ngược lại cây xoài cũng tỏa bóng mát, cho anh A những trái ngọt, điều hòa không khí làm cho môi trường sống của anh A dịu mát. Như vậy có nghĩa là anh A đang góp phần duyên hợp vào sự sống của cây xoài và cây xoài này cũng tác động vào sự sống của anh A.
Nếu anh A có việc bận lên thành phố làm việc, thì trong thời gian này anh A không có mặt ở nhà để chăm sóc cây xoài, do vậy anh bắt đầu lo lắng, nhớ thương cây xoài của anh, sự nhớ thương ấy cũng không có ý nghĩa gì đối với sự sống của cây xoài. Sự nhớ thương, lo lắng đó gọi là ái kiết sử, chỉ khiến anh A động tâm chứ không giải quyết được vấn đề gì cho cây xoài cả.
Lúc này cây xoài ở nhà vẫn sống với các duyên xung quanh, nó có thể được ông hàng xóm tưới nước dùm, hoặc phát triển theo điều kiện tự nhiên. Cây xoài có thể tốt lên hoặc xấu đi nhưng không có duyên chăm sóc của anh A.
Xong việc anh A quay về nhà, thì lúc này anh tiếp tục chăm sóc, tưới nước cho cây xoài của mình thì lúc này cây xoài mới tiếp nhận được sự chăm sóc cụ thể của anh A, tức là anh A lại tiếp tục hợp duyên vào sự sống của cây xoài.
Như vậy, chỉ khi sống gần nhau thì anh A và cây xoài mới có tác động qua lại với nhau, còn khi không sống gần nhau thì không thể tác động lên nhau được. Nếu cứ lo lắng cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì mà làm cho tâm thêm động.
Cho nên sự sống là duyên hợp nhân quả trùng trùng, chứ không phải chỉ có một duyên. Không có anh A thì cây xoài sẽ sống theo các duyên của nó; có anh A thì trong sự sống của cây xoài có duyên hợp của anh A.
Đối với gia đình cũng vậy, khi cùng sống với nhau trong một mái nhà thì làm hết trách nhiệm bổn phận nhân quả trên tinh thần đạo đức làm vui lòng mình vui lòng người, còn khi xa nhau thì tâm không dính mắc, vì mỗi thành viên trong gia đình đang sống với các duyên hiện tại xung quanh họ, nên sự lo lắng, nhớ thương, dính mắc đều không giải quyết được vấn đề gì cả, vậy thì ái kiết sử để làm gì cho tâm động, làm khổ mình?
Nhờ tư duy như vậy mà ta sống với mọi người bằng trí tuệ đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người. Sống không làm khổ mình khổ người tức là thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái kiết sử.
Để hiểu thêm về cách thức ứng xử đạo đức nhân quả, chúng ta hãy quan sát các bậc tu chứng ứng xử với chúng sanh.
Sinh thời, Thầy Thông Lạc nếu có duyên với các tu sinh và Phật tử tới xin gặp thì Thầy tiếp duyên, khai thị, giảng dạy, trả lời các câu hỏi cho họ rất tận tình. Lúc họ ra về thì tâm Thầy an trú trên các hành động hiện tại trên thân, không phóng dật dính mắc vào những người vừa tiếp duyên xong.
Nếu không có duyên ai thưa hỏi thì Thầy làm việc, viết sách, trả lời thư; còn nếu Thầy ở một mình thì tâm an trú trên hơi thở, thân hành, dù vẫn biết mọi chuyện xảy ra xung quanh một cách sáng suốt và rõ ràng.
Thầy Thông Lạc thường nói: “Tùy duyên độ chúng”, có nghĩa là ai có duyên thưa hỏi thì Thầy trả lời giúp đỡ, còn ai không có duyên thưa hỏi thì tâm Thầy an trú trên thân hành của mình. Đó là Thầy đang thực hiện lòng thương yêu, lòng từ, bi, hỷ, xả đúng lộ trình nhân quả.
Lòng từ, bi, hỷ, xả này chỉ ứng dụng đối với chúng sanh có nhân quả với mình, ngoài ra thì mình không nên xen vào nhân quả của người khác, loài vật khác, vì làm như vậy sẽ rước nghiệp quả khổ đau về mình.
Cho nên, Đức Phật dạy: “Ta chỉ độ người hữu duyên chứ không thể độ người vô duyên được”, có nghĩa là Đức Phật với lòng từ, bi, hỷ, xả vô lượng nhưng cũng chỉ cứu giúp được chúng sanh nào có duyên với Ngài mà thôi.
Con người vì không hiểu lý duyên hợp, duyên tan nhân quả, nên thường để tâm dính mắc vào các đối tượng, thực hiện lòng thương yêu ngoài lộ trình nhân quả, đó là bị sợi dây ái kiết sử trói buộc, nên thường khổ đau.
Chúng ta hãy học gương hạnh của Đức Phật, của Trưởng lão Thích Thông Lạc để áp dụng vào đời sống gia đình: Khi sống cùng nhau thì sống tích cực, hết mình vì bổn phận trách nhiệm gia đình trên tinh thần đạo đức nhân quả; nhưng khi xa nhau thì hãy giữ tâm hồn thanh thản, an lạc, vô sự.
Thường mọi người sống với nhau trong gia đình thì những tâm trạng thương, ghét, vui, buồn đều có đủ cả, khi xa nhau thì có hai thái cực: một là thương nhớ khôn nguôi, đó là ái kiết sử; hai là oán ghét lẫn nhau, cả hai tâm trạng này đều đưa đến khổ đau cho mình cho người. Vì vậy, khi gặp nhau thì hãy thương yêu giúp đỡ nhau, còn khi xa nhau thì hãy nhớ nghĩ về nhau những điều tốt đẹp nhất, nhưng tâm không dính mắc vào đối tượng.
Tóm lại, sống trên cuộc đời này chỉ có lòng yêu thương mới đem lại bình an cho chúng ta, nhưng lòng yêu thương phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả, nếu ngoài lộ trình nhân quả tức là bị ái kiết sử chi phối hoặc xen vào nhân quả người khác, nên thường làm khổ mình khổ người. Lòng thương yêu phải thực hiện đúng lúc, đúng thời bằng trí tuệ đạo đức nhân quả soi sáng thì sẽ thoát ra sợi dây ái kiết sử trói buộc.
TM. Ban Biên Tập
Sc. Nguyên Thanh
Leave a Comment
Tóm lại, Đạo Phật dạy đời là khổ để vượt lên cái khổ của cuộc đời, để chuyển hóa cuộc đời vô đạo đức thành đời sống có đạo đức, biến cảnh sống bất an thành hoàn cảnh thuận lợi, chứ không phải là để trốn tránh cái khổ. Muốn vậy, chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, xả tâm trước các đối tượng và vui vẻ làm tròn bổn phận nhân quả của mình, thì sẽ được bình an trong nhân quả.
Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.
Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.
Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.
Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.
Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.
Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.
Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.
Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.
Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.
Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.
Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.
Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.
Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!
Tri Kiến Giải Thoát
2 năm trước
"Tóm lại, sống trên cuộc đời này chỉ có lòng yêu thương mới đem lại bình an cho chúng ta, nhưng lòng yêu thương phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả, nếu ngoài lộ trình nhân quả tức là bị ái kiết sử chi phối hoặc xen vào nhân quả người khác, nên thường làm khổ mình khổ người. Lòng thương yêu phải thực hiện đúng lúc, đúng thời bằng trí tuệ đạo đức nhân quả soi sáng thì sẽ thoát ra sợi dây ái kiết sử trói buộc." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
2 năm trước
"Chúng ta hãy học gương hạnh của Đức Phật, của Trưởng lão Thích Thông Lạc để áp dụng vào đời sống gia đình: Khi sống cùng nhau thì sống tích cực, hết mình vì bổn phận trách nhiệm gia đình trên tinh thần đạo đức nhân quả; nhưng khi xa nhau thì hãy giữ tâm hồn thanh thản, an lạc, vô sự." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
2 năm trước
"Cho nên, Đức Phật dạy: “Ta chỉ độ người hữu duyên chứ không thể độ người vô duyên được”, có nghĩa là Đức Phật với lòng từ, bi, hỷ, xả vô lượng nhưng cũng chỉ cứu giúp được chúng sanh nào có duyên với Ngài mà thôi.
Con người vì không hiểu lý duyên hợp, duyên tan nhân quả, nên thường để tâm dính mắc vào các đối tượng, thực hiện lòng thương yêu ngoài lộ trình nhân quả, đó là bị sợi dây ái kiết sử trói buộc, nên thường khổ đau." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
2 năm trước
"Đối với gia đình cũng vậy, khi cùng sống với nhau trong một mái nhà thì làm hết trách nhiệm bổn phận nhân quả trên tinh thần đạo đức làm vui lòng mình vui lòng người, còn khi xa nhau thì tâm không dính mắc, vì mỗi thành viên trong gia đình đang sống với các duyên hiện tại xung quanh họ, nên sự lo lắng, nhớ thương, dính mắc đều không giải quyết được vấn đề gì cả, vậy thì ái kiết sử để làm gì cho tâm động, làm khổ mình?" (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc