Nội dung mô tả
Trong cuộc đời này ai cũng muốn sống hạnh phúc, bình yên, no ấm, nhưng vì vô minh nên họ mới làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, vì thế ta đừng oán trách những người đã vô tình hay hữu ý gây đau khổ cho mình bởi họ chỉ là duyên để cho ta trả nhân quả, hãy tha thứ cho họ để chấm dứt sự tiếp nối của nhân quả khổ đau. Cho nên, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác, chứ đừng nhìn đúng sai phải trái để cho tâm hồn ta được thanh thản, an vui, sống những ngày tháng vô sự.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát này, hoặc xem trực tiếp như sau:
Ngày 23 tháng 8 năm 2019
NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG
Phật tử H.T thưa hỏi
Hỏi: Kính chào sư cô! Con có một vấn đề muốn nhờ sư cô giải đáp, con đang trên đường phàm phu nên mạo muội hỏi, có gì mong sư cô bỏ qua cho con nhé.
Theo lý thuyết của Đạo Phật, con người đều sống trong nhân quả và bị nhân quả chi phối. Xã hội ngày nay đầy rẫy hiểm nguy, đau khổ, oan sai cũng do con người mà ra phải không sư cô?
Gần đây nhất là vụ cháu bé 6 tuổi bị bỏ quên trên xe bus, con cứ băn khoăn và nghĩ mãi… Vậy với trường hợp cháu bé đó, con có thể hiểu cái chết của cháu chính là nhân quả của cháu phải chịu phải không ạ?
Còn nếu đặt địa vị mình là bố mẹ cháu bé thì phải đối diện với việc đó và hành động cư xử ra sao thưa sư cô? Mình nên đi đến cùng để tìm ra nguyên nhân của kẻ ác hay là mình chấp nhận việc đó mà không truy xét nguyên nhân, buông bỏ và tha thứ, hay là có cách nào khác theo đúng đạo lý nhà Phật không thưa sư cô?
Nói rộng ra tất cả nếu mọi việc oan sai, đau khổ, chết chóc đến với gia đình mình thì mình đối diện với việc đó thế nào thưa sư cô? Phải đi tìm tận cùng kẻ ác để họ bị trừng trị hay bỏ qua tha thứ và chấp nhận nhân quả ạ?
Mong sư cô thông cảm nếu con còn ngu muội chưa hiểu gì ạ!
Đáp: Kính gửi chị H.T!
Nói oan sai là nói theo cách nhìn phiến diện của con người, còn đối với luật nhân quả thì luôn luôn công bằng và công bằng tuyệt đối tại bất kỳ không gian và thời gian nào, vì nhân quả diễn biến theo quy luật duyên hợp: nhân vậy hợp với duyên vậy thì quả phải vậy.
Do sự công bằng của luật nhân quả nên nó khắc nghiệt, không giống như mong muốn của con người, chính vì vậy mà con người khổ đau, cho rằng sự việc đó là oan sai. Oan sai là do cách nghĩ của người đời, chứ sự thật thì chẳng có gì là oan sai cả.
Con người thường nhìn sự vật hiện tượng ở hiện tại với lượng dữ liệu ít ỏi trước mắt và bóp méo theo cách hiểu thiển cận, chứ không biết rằng nhân quả diễn biến theo ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai với vô số dữ kiện duyên hợp, chứ không phải đơn thuần chỉ những điều xảy ra trước mắt.
Khi chúng ta gặp phải những tai nạn, những điều tai ương, bất hạnh xảy ra thì thường tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh và người khác, chứ không chịu tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại như vậy?
Tại sao khi cắt cổ con gà, chặt đầu con cá, lột da con ếch, thọc huyết con heo để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày, ta không thấy được sự đau đớn tột cùng của những loài vật ấy?
Có ai khóc thương cho những loài thủy tộc bị con người thản nhiên văng chài, kéo lưới, thả câu, đánh mìn không?
Tại sao hàng ngày chúng ta đi đứng nằm ngồi dẫm đạp biết bao nhiêu loài động vật bé nhỏ mà không thấu hiểu cho nỗi đau khổ rên xiết của chúng?
Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu nhà hàng hải sản, đặc sản thịt động vật phục vụ bữa ăn con người bằng những bàn tay đẫm máu, nhẫn tâm, không chút xót thương tới sinh mạng của những loài động vật, tại sao chúng ta không kêu oan dùm cho chúng?
Chỉ vì bất cẩn mà con người sẵn sàng đốt cả khu rừng, thiêu cháy hàng triệu triệu sinh vật sống trong đó, chúng ta không thấy thương xót hay sao? Có ai đi đòi sự công bằng cho những loài sinh vật đã chết thảm thương dưới bàn tay của con người không?
Vì những công trình phục vụ dân sinh mà ta đào hàng triệu mét đất, bất chấp sự sống chết của nhiều loài chúng sanh đang giãy dụa dưới chiếc xe ủi lầm lì lạnh lùng vô cảm, không chút tình nghĩa. Tại sao chúng ta không kêu oan dùm cho chúng?
Rồi những lễ hội đâm trâu, chém lợn diễn ra dưới sự reo hò, cổ vũ của hàng vạn người mà không mảy may có một chút lòng trắc ẩn; rồi sự vô cảm của con người đối với những con vật tội nghiệp được đưa ra làm vật cúng tế dưới danh nghĩa “lễ hội văn hóa dân gian”, “truyền thống dân tộc”, v.v.. Chúng ta có thể cười cợt trên nỗi đau khổ của chúng sanh một cách hả hê mà không tự hỏi chính mình rằng: sẽ ra sao nếu một ngày nào đó mình cũng bị đâm, bị chém, bị cắt cổ nhổ lông giống như những con vật đó? Mình có đau đớn, giãy giụa, kêu la, khóc than, hận thù và điên loạn không? Ai sẽ kêu oan cho những con vật tội nghiệp đó?
Hàng ngày, trên những chiếc xe hơi bóng loáng, dù không muốn thì chúng ta cũng đã vô tình làm chết rất nhiều động vật nhỏ bé.
Vì sự sống của mình mà thường xuyên chúng ta ngang nhiên đổ chất thải công nghiệp độc hại, nước thải sinh hoạt dơ bẩn ra sông, ra biển làm cho nguồn nước trên những dòng sông và biển này ô nhiễm nghiêm trọng, làm chết và phá hủy môi trường sống của vô số loài tôm, cá… Thử hỏi, có ai kêu oan cho chúng hay không?
Rồi trong ứng xử với các mối quan hệ, chúng ta sẵn sàng nổi giận, quát tháo, nói xấu, chỉ trích người khác, tại sao chúng ta không tự đặt mình vào vị trí của người đó để thấu hiểu cảm giác của họ?
Những loài chúng sanh chết vì sự sống của chúng ta, chúng không biết đau xót hay sao? Chúng không có cha mẹ hay sao? Cha mẹ chúng không đau khổ hay sao? Chúng không tham sống sợ chết hay sao?
Tại sao chúng ta thương xót cho sự sống của bản thân mình mà quên mất sự sống của các loài vật và mọi người xung quanh chúng ta?
Tại sao và tại sao?
Đừng hỏi tại sao mà hãy ngồi lại tư duy nguyên nhân nào dẫn đến những thảm cảnh đau lòng đó và làm sao ngăn ngừa những thảm cảnh đó không còn tái diễn để giúp cho cuộc sống chúng ta được bình yên và hạnh phúc.
Chính vì chúng ta không đoái hoài đến sự sống của muôn loài nên vì sự sống của chúng ta mà gây ra biết bao đau khổ cho rất nhiều loài chúng sanh khác.
Hàng năm chúng ta thấy không biết bao nhiêu người đã chết vì tai nạn giao thông, vì bệnh tật, vì bão lụt, động đất, sạt lở, vì chiến tranh, xung đột, v.v.. xảy ra ở trong nước và trên thế giới, tất cả không lẽ ngẫu nhiên sao?
Mọi sự kiện đó đều không ngoài nhân quả. Chúng ta dễ dàng quên đi những việc ác làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh trong quá khứ, nhưng uy lực nhân quả không bao giờ quên chúng ta, nó sẽ đợi thời tiết nhân duyên hội đủ sẽ xử tội chúng ta một cách công bằng hợp lý mà không một tòa án nào trên thế gian này có thể công bằng hơn được. Đến lúc đó, nhân quả sẽ dạy cho chúng ta bài học: làm ác thì sẽ phải chịu hậu quả như thế nào?
Không phải ngẫu nhiên mà một cơn bão làm chết biết bao nhiêu người, loài vật và làm sụp đổ nhiều nhà cửa, thổi bay nhiều tài sản của con người, vì cơn bão đó là ác pháp nó sẽ tương ưng với nơi nào có từ trường ác mà càn quét qua để cho những người, những loài vật trong vùng đó phải trả nghiệp ác mà họ đã gieo.
Cũng là cơn bão thổi qua vùng đó nhưng có nhà sập có nhà không, có người chết có người không chết là vì ở đó có người sống thiện, có người sống ác, nghiệp nhân quả không giống nhau.
Mọi vật trong vũ trụ này đều vận hành theo quy luật nhân quả, mặc dù hành động vô minh, vô tình, nhưng rất công bằng hợp lý.
Để hiểu sự vận hành của quy luật nhân quả, chúng ta hãy phân tích qua những ví dụ thực tế sau đây:
Ví dụ 1: Có những đứa bé sinh ra trong gia đình giàu sang và có đạo đức; có những đứa bé sinh ra trong gia đình giàu sang nhưng thiếu đạo đức; có những đứa bé sinh ra trong gia đình nghèo và thiếu đạo đức; có những đứa bé sinh ra trong gia đình nghèo nhưng có đạo đức; có những đứa bé sinh ra trong gia đình nông dân; có những đứa bé sinh ra trong gia đình trí thức; có đứa bé sinh ra không có cha; có đứa bé sinh ra đã thiếu tình thương của mẹ; có người chết từ trong bụng mẹ, có người chết trẻ, có người chết già, v.v.. Cho nên, về hoàn cảnh thì không ai giống ai cả, về hình dáng, tính cách cũng rất khác biệt. Vậy nếu theo cách nhìn hạn hẹp của con người thấy dường như là thiếu công bằng, nói theo dân gian là “ông Trời không có mắt”, nhưng với luật nhân quả thì luôn công bằng và tuyệt đối công bằng.
Không có chuyện ngẫu nhiên mà một người sinh ra trong gia đình giàu có và cũng không có chuyện ngẫu nhiên một đứa trẻ sanh ra trong gia đình bần cùng được, tất cả đều do quy luật nhân quả chi phối, không theo mong muốn của con người.
Nghiệp nhân quả tương ưng tái sanh. Người sống làm khổ mình khổ người, luôn ích kỷ, bỏn xẻn dù có muốn sanh vào nhà giàu, có đạo đức cũng không thể được. Còn người sống thiện, biết bố thí cúng dường, biết thương yêu và tha thứ, biết xả tâm, không làm khổ mình khổ người, thì nghiệp đó sẽ tương ưng tái sanh vào gia đình giàu sang, có đạo đức. Đó chính là sự công bằng của luật nhân quả.
Ví dụ 2: Trời đang nắng bỗng nhiên đổ mưa là vì hơi nước bốc lên gặp đúng nhiệt độ và áp suất phù hợp nên ngưng tụ thành mưa, dù mình có cầu cho nó nắng thì nó vẫn cứ mưa như thường.
Ví dụ 3: Anh A ngủ quên khóa cửa nên bị mất trộm. Xét theo hiện tại là do anh A quên khóa cửa và gặp duyên tối hôm đó có một người có tính ăn trộm đi qua nhìn thấy đồ đạc của cải trong nhà anh A liền nổi lòng tham và thực hiện hành vi ăn trộm, kết quả là anh A bị mất trộm đồ đạc.
Nếu anh A khóa cửa cẩn thận thì không bị mất trộm đồ, vì không đủ duyên hợp để bị mất trộm.
Ví dụ 4: Anh B tới quán uống cà phê để quên điện thoại, hôm sau quay lại thì chủ quán trả lại điện thoại.
Trong tình huống này, anh B để quên điện thoại, nhưng do chủ quán phát hiện được nên cất giữ, chờ anh B quay lại để trả. Kết quả: Anh B mất điện thoại nhưng tìm lại được.
Cho nên, mọi sự việc đều không ngẫu nhiên xảy ra mà đều có lý do của nó.
Ví dụ 5: Khi có người tặng mình 1 quả cam để ăn thì quả cam này không thể từ trên trời rơi xuống được mà nó phải xuất phát từ một nhân ban đầu là hạt cam hoặc cành cam được người ta gieo trồng trong môi trường phù hợp (đất, nước, không khí, nhiệt độ…), sau đó phát triển thành cây và cho ra những quả cam, trong đó có quả cam mình vừa được tặng.
Vì vậy, có quả là phải có nhân hợp đủ duyên.
Bây giờ chúng ta hãy tư duy suy nghĩ về nhân quả thảo mộc để thấy được quy luật nhân quả thực tế, cụ thể, rõ ràng từ nhân tới quả có vô số duyên hợp và duyên tan:
Khi gieo hạt cam xuống đất thì không phải tất cả các hạt đều nảy mầm, mà có hạt phát triển được, có hạt bị thối do trời nóng quá, có hạt bị côn trùng cắn…
Những hạt cam nảy mầm được là do các yếu tố môi trường xung quanh như đất, nước, gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, không khí, phân bón, chăm sóc, v.v.. phù hợp, nhờ đó mới phát triển thành cây.
Có cây chưa ra hoa thì bị gió bật gốc, hay bị con người chặt để làm đường hoặc bị bẻ trộm… Có cây phát triển được thì trổ ra rất nhiều hoa cam. Trong số những hoa này có nhiều hoa bị rụng và chỉ một số hoa mới đậu thành những quả non. Trong số những quả non này có quả bị mưa gió hoặc bão thổi bay rơi rụng, có quả bị côn trùng cắn gãy, có quả thì bị trẻ con hái, có quả bị chặt do vươn cành sang nhà hàng xóm, có quả bị ong chích… và có quả thì tiếp tục phát triển thành quả cam lớn hơn.
Những quả cam lớn cũng bị những nguy cơ tương tự, nghĩa là chúng có thể bị lìa cành do nhiều nguyên nhân trước khi chín. Khi cam chín thì có quả rụng xuống đất, có quả bị hái trên cây…
Khi gieo nhân cam thì cho ra quả cam, gieo nhân ớt thì cho ra những quả ớt, gieo nhân đu đủ thì cho ra những quả đu đủ, v.v.. có nghĩa là gieo nhân nào gặt quả đó, không thể gieo nhân ớt mà thành quả cam được.
Quả cam có nhiều loại, có quả cam chua, có quả ngọt, có quả tròn, có quả méo, có quả bị sâu… nhưng người ta có thể chuyển đổi từ quả cam chua, quả cam lép thành quả cam ngọt và mọng nước, đó là gọi là chuyển đổi nhân quả.
Chúng ta mới phân tích sơ bộ về nhân quả thảo mộc để thấy rằng duyên hợp nhân quả rất nhiều và duyên tan cũng vô số, gọi là trùng trùng duyên hợp, trùng trùng duyên tan và nhân quả thì không cố định mà có thể chuyển đổi được.
Khi chúng ta thấy một quả cam còn non rụng xuống đất thì không thể nói: “Quả cam này bị rụng oan được” vì quả cam non đó gặp duyên tan là gió mạnh, bị trẻ con hái hoặc bị côn trùng cắn đứt cuống… nên nó rụng.
Đối với con người cũng vậy, có người chết từ trong bụng mẹ, có người chết non, có người chết trẻ, có người chết do tai nạn, có người chết do bệnh tật, có người chết do thiên tai bão lũ, có người chết do chiến tranh, có người chết già… Đó chính là những duyên làm tan hoại nhân quả con người.
Thông thường thì ai cũng muốn bản thân, gia đình của mình khỏe mạnh, hạnh phúc, thành đạt, sống lâu… đó là mong muốn tốt đẹp của mỗi con người, nhưng sự thật tất cả mọi yếu tố trong đời sống của chúng ta đều do nhân quả chi phối, chứ không theo mong muốn của chúng ta.
Người gieo nhân yểu tử sẽ gặp quả yểu tử; người gieo nhân sát sanh thì sẽ gặp những quả tai nạn, bệnh tật, bị giết hại; người gieo nhân thông minh thì sẽ học giỏi hiểu biết nhiều; người ích kỷ, bỏn xẻn thì sẽ gặp quả nghèo khó; người rộng lượng, hay bố thí giúp đỡ mọi người thì sẽ gặp quả giàu sang, no đủ…
Cho nên, câu chuyện báo chí đưa tin về “Cháu bé 6 tuổi chết do bị bỏ quên trên xe buýt” mà chị vừa kể thật là thương tâm, một mầm non với bao tương lai đón chờ em phía trước, niềm hy vọng của bố mẹ dành cho em chan chứa tình yêu thương bỗng chốc “chim đã lìa cành”, sao mà không đau xót cho được? Nỗi khổ niềm đau ấy bố mẹ của em không bao giờ quên, nhưng chị biết không tất cả mọi sự việc trên cuộc đời này không ngoài quy luật nhân quả.
Vì chúng ta chỉ nhìn ở hiện tại thì thấy có vẻ như trong câu chuyện này cháu bé chết là bị oan, nhưng đã có quả thì phải có nhân, có nhân hợp đủ duyên thì thành quả.
Chắc chắn cháu bé phải gieo một nhân gì đó trong quá khứ để phải chịu quả là mạng chung khi tuổi còn rất trẻ. Nhìn vào sự việc chúng ta có thể suy luận, sự sống của cháu bé đang bình thường thì gặp các nhân duyên: Ngày hôm đó, buổi sáng vào giờ đã định gia đình giao em cho chiếc xe đưa đón của nhà trường, đúng phiên của bác tài A và cô phụ trách B, khi xuống xe có thể là do em ngủ quên, rồi tài xế, người đưa đón kiểm tra không kỹ hoặc quên kiểm tra, rồi cô giáo không điểm danh, hoặc điểm danh thấy vắng mà không gọi cho bố mẹ, v.v.. thì nó hợp lại thành duyên tan sự sống của cháu bé này.
Cho nên, việc em ra đi là do rất nhiều nhân duyên hợp lại chứ không phải chỉ có một. Đó là một chuỗi nhân duyên dẫn đến kết quả như vậy, vậy ai là người có lỗi trong chuyện này? Không ai cả, mà chỉ là sự vô minh của mình hay người dẫn đến kết quả như trên mà thôi.
Ở góc độ thông tin nên báo chí chỉ nêu sự việc với dữ kiện ít ỏi, họ không nêu được đời sống của cháu bé và gia đình, còn nếu về nghiệp nhân quả của em thì chắc chắn không báo chí nào có thể biết được.
Hàng ngày em và bố mẹ có sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người không? Có sống 10 điều lành không? Vấn đề này không thấy báo chí nêu, vì nhà báo không hiểu luật nhân quả mà chỉ nhìn sự việc xảy ra trước mắt rồi viết lên.
Cho nên, nhìn quả hiện tại sẽ thấy nhân quá khứ, nhìn nhân hiện tại sẽ thấy được quả tương lai.
Khi chúng ta ăn một quả cam, quả mít, quả bưởi thì chắc chắn những quả đó phải phát triển từ một nhân ban đầu. Không có chuyện có quả mà không có nhân được, chắc chắn phải từ nhân ban đầu hợp với các duyên thì sẽ thành quả.
Do vậy, trên cuộc đời này không có gì là ngẫu nhiên, nói oan sai là theo cách nghĩ của con người, theo luật của con người khi thấy sự việc hiện tượng diễn ra không như mong muốn, chứ theo luật nhân quả thì không bao giờ có sai lệch một ly hào nào cả.
Nói như vậy không có nghĩa là nhân quả cố định mà nhân quả có thể chuyển đổi được.
Ví dụ: Người ta có thể chuyển đổi từ cây cho ra quả cam chua thành cây cho ra quả cam ngọt; dưa hấu có hạt thành dưa hấu không hạt, v.v..
Chính vì sự công bằng của luật nhân quả mà không thánh thần nào hay Đức Phật có thể phù hộ cho mình tai qua nạn khỏi được, mà chính mình phải tự chuyển đổi nhân quả bằng đời sống thiện, cho nên Đức Phật và Thầy Thông Lạc đã dạy: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, tức là sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, bắt đầu từ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người (5 giới).
Nếu một người hiểu về nhân quả, khi những điều bất hạnh đến với bản thân hoặc gia đình mình thì họ vui vẻ chấp nhận trả nhân quả mà không làm những điều tổn hại đến những duyên mang lại cho mình khổ đau, tức là không vay thêm nhân ác.
Ví dụ 1: Có người tới chửi mình thì mình hiểu đây là quả mình phải trả, người chửi mình là một duyên để mình trả quả mà mình đã từng gieo nhân chửi mắng người khác. Hiểu như vậy thì mình không giận, không chửi lại người đó. Nếu chửi lại thì mình tiếp tục gieo nhân để nhân quả ác tiếp diễn không ngừng: tranh cãi lẫn nhau, đánh mắng nhau, hận thù nhau…
Ví dụ 2: Khi mình bị một người cướp tài sản thì mình phải truy hô những người khác tới giúp đỡ để bắt kẻ trộm, sau khi mình an toàn và lấy lại được tài sản, nếu kẻ trộm đó bị cảnh sát bắt giữ thì mình nên viết đơn bãi nại cho anh ta, còn anh ta có bị tù hay không là do pháp luật phân xử, đó là nhân quả của anh ta, mình không can thiệp nữa.
Đối với trường hợp cháu bé bị chết do sơ suất của nhà trường, nếu cha mẹ hiểu luật nhân quả thì nên chấp nhận, không nên truy cứu trách nhiệm của những người liên quan, thậm chí viết đơn bãi nại cho những người liên quan trong vụ việc. Về phía những người liên quan trong vụ việc có bị truy tố bởi cơ quan thực thi pháp luật hay không thì đó là nhân quả của họ, còn gia đình đã rộng lượng không truy tố họ, tức là gia đình không gieo thêm nhân ác nữa.
Hiện tại cháu bé đã ra đi, nhưng không có nghĩa là chấm hết mà nhân quả của cháu sẽ tiếp nối ngay liền sau khi cháu trút hơi thở cuối cùng một cách kín kẽ không một giây phút sơ hở để bắt đầu một đời sống mới dưới lốt nghiệp khác như Đức Phật đã dạy: “Chết đây sinh kia”.
Cha mẹ có thương con, nếu hiểu đạo đức nhân quả thì hãy sống đúng 5 giới, hàng tháng nên thọ Bát Quan Trai và ước nguyện cho con mình được tái sanh làm người có nhiều phước báu, gặp được chánh pháp, biết sống đạo đức để chuyển hóa những nhân quả khổ đau. Làm như vậy mới gọi là thương con đúng đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người.
Ngược lại, bố mẹ vì thương con mà u sầu, khóc mình hận người thì chỉ làm cho cuộc sống thêm tối tăm và ở nơi xa kia cháu bé đang tái sanh ở lốt nghiệp khác cũng sẽ đầy bất an, khổ đau do sự cảm ứng trong từ trường nhân quả.
Đối với những người quan sát như chúng ta, khi thấy một sự việc xảy ra ngoài xã hội không liên quan trực tiếp tới mình thì nên lấy đó làm bài học kinh nghiệm để cẩn thận, kỹ lưỡng, chánh niệm tĩnh giác trong đời sống để không xảy ra những bi kịch tương tự; ngược lại, nếu chúng ta nhìn đời với đôi mắt phiến diện theo kiểu đúng sai, phải trái, mà không nhìn bằng đôi mắt nhân quả thì sẽ có tức giận, có khổ đau, có thù hận, dễ bị kích động… từ đó tạo ra thêm nhân quả ác cho chính mình. Chuyện của người khác tự nhiên mình xen vào làm chi vậy? Xen vào là thương vay khóc mướn dùm người ta để rồi tự gánh nhân quả về mình, không có lợi ích gì cho mình và cho mọi người cả.
Trong thời đại internet ngày nay, rất nhiều người trong số chúng ta đã thẳng tay “ném đá” vào những sự việc mà chúng ta bất bình dù chẳng biết thực chất sự việc đó ra sao, làm cho người khác khổ đau vô cùng. Cho dù thực sự họ có lỗi lầm đi chăng nữa thì những “ngòi bút máu” lạnh lùng kia đã không cho họ lấy một cơ hội nào để sửa đổi, chỉ muốn dìm người khác xuống bùn đen để thỏa mãn lòng căm tức, sân hận của chính mình. Trong khi chính những “ngòi bút máu” vô cảm này không tự phản tỉnh lại thân hành, khẩu hành, ý hành của mình xem bản thân có lỗi lầm hay không? Đã sống hoàn thiện chưa? Đã làm chủ được đời sống mình chưa? Một khi còn nhìn lỗi người thì chắc chắn là không thể làm chủ được bất cứ cái gì hết.
Chính vì vậy mà Đức Phật và Thầy Thông Lạc luôn nhắc nhở chúng ta hãy biết thương yêu và tha thứ cho nhau thì mới mang lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mình cho người được.
Chúng ta hãy ứng xử với mọi người, mọi vật khi mắt thấy, tai nghe với tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả để đem đến sự sống an lành cho mình cho người khi gặp nhau trong duyên nhân quả mà thôi.
Nếu thực sự chúng ta thương yêu mọi người, mọi loài thì hãy sống đúng 5 giới, 10 điều lành và ước nguyện cho tất cả mọi người đều gặp được nền đạo đức nhân bản – nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người, thì những sự việc đau lòng trên sẽ không còn xảy ra nữa. Chỉ cần mọi người sống đúng 5 giới thôi thì thế gian này là thiên đường, thật hạnh phúc biết bao!
Mọi sự việc trong cuộc đời này đều xảy ra theo quy luật nhân quả, do vậy để không phải chịu những quả khổ đau, bất hạnh, tai nạn hay những hoàn cảnh éo le, thương tâm xảy ra đối với bản thân mình thì hãy biết cách phòng hộ nhân quả, tức là sống với nhân quả thiện.
Nhờ sống thiện nên chúng ta không tạo nhân ác ở hiện tại do vậy mà không gặp quả khổ trong tương lai. Còn đối với những nhân ác đã gieo trong quá khứ, nhờ hiện tại sống thiện thì nhân quả quá khứ sẽ chuyển được một phần và nếu những quả khổ xảy ra mà chúng ta vui vẻ chấp nhận nhân quả bằng tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì nhân quả không tác động được vào tâm, nhân quả không tác động được vào tâm tức là ta đã làm chủ nhân quả.
Đạo Phật dạy chúng ta hiểu nhân quả để làm chủ nhân quả bằng cách phòng hộ nhân quả và xả tâm chướng ngại trước những nhân quả ác, cho nên Đức Phật và Thầy Thông Lạc đã dạy chúng ta đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người chính là lộ trình đưa đến hạnh phúc, an vui cho mình cho người.
Trong cuộc đời này ai cũng muốn sống hạnh phúc, bình yên, no ấm, nhưng vì vô minh nên họ mới làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, vì thế ta đừng oán trách những người đã vô tình hay hữu ý gây đau khổ cho mình bởi họ chỉ là duyên để cho ta trả nhân quả, hãy tha thứ cho họ để chấm dứt sự tiếp nối của nhân quả khổ đau. Cho nên, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác, chứ đừng nhìn đúng sai phải trái để cho tâm hồn ta được thanh thản, an vui, sống những ngày tháng vô sự.
TM. Ban Biên Tập
Sc. Nguyên Thanh
Leave a Comment
Tóm lại, Đạo Phật dạy đời là khổ để vượt lên cái khổ của cuộc đời, để chuyển hóa cuộc đời vô đạo đức thành đời sống có đạo đức, biến cảnh sống bất an thành hoàn cảnh thuận lợi, chứ không phải là để trốn tránh cái khổ. Muốn vậy, chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, xả tâm trước các đối tượng và vui vẻ làm tròn bổn phận nhân quả của mình, thì sẽ được bình an trong nhân quả.
Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.
Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.
Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.
Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.
Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.
Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.
Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.
Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.
Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.
Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.
Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.
Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.
Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Đạo Phật dạy chúng ta hiểu nhân quả để làm chủ nhân quả bằng cách phòng hộ nhân quả và xả tâm chướng ngại trước những nhân quả ác, cho nên Đức Phật và Thầy Thông Lạc đã dạy chúng ta đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người chính là lộ trình đưa đến hạnh phúc, an vui cho mình cho người." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Chính vì vậy mà Đức Phật và Thầy Thông Lạc luôn nhắc nhở chúng ta hãy biết thương yêu và tha thứ cho nhau thì mới mang lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mình cho người được." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Chính vì sự công bằng của luật nhân quả mà không thánh thần nào hay Đức Phật có thể phù hộ cho mình tai qua nạn khỏi được, mà chính mình phải tự chuyển đổi nhân quả bằng đời sống thiện, cho nên Đức Phật và Thầy Thông Lạc đã dạy: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, tức là sống đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, bắt đầu từ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người (5 giới)." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Người gieo nhân yểu tử sẽ gặp quả yểu tử; người gieo nhân sát sanh thì sẽ gặp những quả tai nạn, bệnh tật, bị giết hại; người gieo nhân thông minh thì sẽ học giỏi hiểu biết nhiều; người ích kỷ, bỏn xẻn thì sẽ gặp quả nghèo khó; người rộng lượng, hay bố thí giúp đỡ mọi người thì sẽ gặp quả giàu sang, no đủ…" (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Mọi sự kiện đó đều không ngoài nhân quả. Chúng ta dễ dàng quên đi những việc ác làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh trong quá khứ, nhưng uy lực nhân quả không bao giờ quên chúng ta, nó sẽ đợi thời tiết nhân duyên hội đủ sẽ xử tội chúng ta một cách công bằng hợp lý mà không một tòa án nào trên thế gian này có thể công bằng hơn được. Đến lúc đó, nhân quả sẽ dạy cho chúng ta bài học: làm ác thì sẽ phải chịu hậu quả như thế nào?
Không phải ngẫu nhiên mà một cơn bão làm chết biết bao nhiêu người, loài vật và làm sụp đổ nhiều nhà cửa, thổi bay nhiều tài sản của con người, vì cơn bão đó là ác pháp nó sẽ tương ưng với nơi nào có từ trường ác mà càn quét qua để cho những người, những loài vật trong vùng đó phải trả nghiệp ác mà họ đã gieo." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu nhà hàng hải sản, đặc sản thịt động vật phục vụ bữa ăn con người bằng những bàn tay đẫm máu, nhẫn tâm, không chút xót thương tới sinh mạng của những loài động vật, tại sao chúng ta không kêu oan dùm cho chúng?
Chỉ vì bất cẩn mà con người sẵn sàng đốt cả khu rừng, thiêu cháy hàng triệu triệu sinh vật sống trong đó, chúng ta không thấy thương xót hay sao? Có ai đi đòi sự công bằng cho những loài sinh vật đã chết thảm thương dưới bàn tay của con người không?
Vì những công trình phục vụ dân sinh mà ta đào hàng triệu mét đất, bất chấp sự sống chết của nhiều loài chúng sanh đang giãy dụa dưới chiếc xe ủi lầm lì lạnh lùng vô cảm, không chút tình nghĩa. Tại sao chúng ta không kêu oan dùm cho chúng?" (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Khi chúng ta gặp phải những tai nạn, những điều tai ương, bất hạnh xảy ra thì thường tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh và người khác, chứ không chịu tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại như vậy?
Tại sao khi cắt cổ con gà, chặt đầu con cá, lột da con ếch, thọc huyết con heo để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày, ta không thấy được sự đau đớn tột cùng của những loài vật ấy?
Có ai khóc thương cho những loài thủy tộc bị con người thản nhiên văng chài, kéo lưới, thả câu, đánh mìn không?
Tại sao hàng ngày chúng ta đi đứng nằm ngồi dẫm đạp biết bao nhiêu loài động vật bé nhỏ mà không thấu hiểu cho nỗi đau khổ rên xiết của chúng?" (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Nói oan sai là nói theo cách nhìn phiến diện của con người, còn đối với luật nhân quả thì luôn luôn công bằng và công bằng tuyệt đối tại bất kỳ không gian và thời gian nào, vì nhân quả diễn biến theo quy luật duyên hợp: nhân vậy hợp với duyên vậy thì quả phải vậy.
Do sự công bằng của luật nhân quả nên nó khắc nghiệt, không giống như mong muốn của con người, chính vì vậy mà con người khổ đau, cho rằng sự việc đó là oan sai. Oan sai là do cách nghĩ của người đời, chứ sự thật thì chẳng có gì là oan sai cả." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc