Nội dung mô tả
Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:
Ngày 5 tháng 1 năm 2024
HÀNH TRANG CHO CON
Phật tử M.H thưa hỏi
Hỏi: Con kính chào sư cô Nguyên Thanh! Con xin thưa hỏi câu chuyện, kính nhờ sư cô chỉ dạy cho con và gia đình ạ. Con có một con trai 12 tuổi và một con gái 14. Cả 2 bé đang ăn trường chay cùng con được 3 năm nay. Do đang tuổi đi học, bài vở rồi việc gia đình giúp đỡ bố mẹ cũng còn nhiều, nên các con của con cũng chưa triển khai được nhiều tri kiến về nhân quả, đa phần việc ăn chay là có ảnh hưởng từ con, các bé thấy con ăn thuần chay thì các bé cũng muốn học theo mẹ, việc xả tâm cơ bản vẫn ít, chủ yếu ăn theo hình thức, phần hiểu chỉ ở mức thô cơ bản.
Về hoàn cảnh gia đình con kinh tế ở mức trung bình, lao động chân tay không khá giả tại thành phố. Chồng con không gây khó khăn cho vợ con trong việc ăn chay. Thời gian gần đây con có định hướng về tương lai của các bé như sau: học xong cấp 3 con muốn cho các bé đi học nghề và định cư tại nước Đức. Việc học nghề và làm việc tại Đức thì cần chuẩn bị một sức khỏe tốt để có thể theo học và làm việc.
Tuy nhiên, hiện nay theo điều kiện kinh tế gia đình, con chưa có điều kiện để mua thức ăn thuần chay theo tiêu chuẩn xanh sạch, tự nhiên hay hữu cơ, đa phần các loại rau, củ, quả, hạt ngũ cốc đều từ chợ truyền thống gần nhà, tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp. Vì đã có định hướng làm nghề về kĩ thuật, tay chân nên con có lo lắng là chế độ ăn như vậy thì có ảnh hưởng về thể lực, các con đang tuổi lớn phần nào sẽ bị hạn chế, dinh dưỡng chưa đầy đủ. Hiện các bé cũng gầy gầy so với các bạn cùng tuổi.
Theo hoàn cảnh như vậy, con có thể hướng 2 bé sang chế độ ăn chay có sữa bò hoặc có trứng được không thưa sư cô? Sau này khi ổn định học hành, nghề nghiệp, ra trường, có công việc, tự chủ về kinh tế lúc đó 2 bé có thể thoải mái lựa chọn việc ăn chay đúng với Đức Hiếu Sinh nhất có thể. Hiện giờ vợ chồng con còn nghèo, có nợ ngân hàng một khoản khá lớn nên mọi sinh hoạt trong gia đình chỉ lo cho con cái được ở mức cơ bản như vậy. Hiện giờ nước Đức đang có hỗ trợ chương trình học nghề rất tốt, nên con muốn tranh thủ cơ hội này chuẩn bị thật tốt để 2 bé có một cuộc sống và làm việc chăm chỉ, nghiêm túc và đỡ vất vả hơn cuộc sống hiện tại ở Việt nam như của bố mẹ. Xin nhờ cô cho con lời khuyên về khoản ăn uống như thế nào là sống không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sinh với người cư sĩ trong điều kiện gia đình như vậy.
Hai bé cơ bản ngoan, không đòi hỏi, mẹ hướng sao thì các bé đều nghe lời cô ạ. Con chỉ tiếc là bản thân làm kinh tế yếu kém, nên hiện tại chỉ lo được cho các con như vậy. Tuy nhiên, dù giàu nghèo đến đâu, con vẫn mong các con của con luôn giữ được giới đức của người cư sĩ.
Kính nhờ cô chỉ dạy cho mẹ con con, để con đường chúng con đi bớt lầm đường lạc lối. Con chân thành cảm ơn cô nhiều ạ!
Đáp: Kính gửi chị M.H!
Đức Phật dạy: “Được thân người là khó, gặp được chánh pháp lại càng khó hơn”, vậy mà chị gặp được chánh pháp và đang cùng với các con thực hiện Đức Hiếu Sinh qua hạnh ăn chay một cách thuận lợi, thì đó là một phước duyên rất lớn, chị cứ tiếp tục phát huy theo lộ trình thiện pháp mà Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy.
Tuy gia đình chị còn khó khăn vật chất, nhưng về tinh thần chị đã có ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả soi sáng, thì chị cứ nương theo đó để xây dựng cho mình và gia đình một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, no ấm, đây mới là điều quan trọng.
Thầy Thông Lạc đã dạy, thân người là công cụ quan trọng, quý giá nhất, vì chỉ có thân người mới đủ duyên có trí tuệ biết phân biệt thiện ác để chuyển đổi nhân quả, tu tập giải thoát, do đó đạo đức đầu tiên mà Đức Phật dạy chúng ta là Đức Hiếu Sinh, tức là lòng yêu thương sự sống, không làm tổn hại đến sự sống của chúng sanh, nhờ không làm tổn hại đến sự sống của chúng sanh, nên tạo nghiệp duyên tương ưng với thân người có phước đức, thân thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái.
Chị lo lắng con mình ăn chay bị gầy, không đủ sức khỏe, thì điều này không đúng, vì sức khỏe con người được xây dựng trên nền tảng đức hiếu sinh, cộng với chế độ dinh dưỡng, vệ sinh hợp lý theo đạo đức nhân quả, thì hình thành nên một người có sức khỏe tốt.
Con voi, con ngựa, con trâu, con bò ăn cỏ, nhưng thử hỏi có con vật nào khỏe hơn chúng không? Chẳng phải dân gian thường ví von: “khỏe như voi” đó sao? Cho nên, nói ăn chay không đủ sức khỏe là một quan niệm sai lầm.
Người thế gian phần lớn ăn thịt chúng sanh, nhưng tại sao không ai thoát khỏi nanh vuốt của bệnh đau, thậm chí tai ương họa khổ? Chị hãy nhìn quanh những người thân, bạn bè, đồng nghiệp, có ai ăn thịt mà khỏe mạnh, không bệnh tật không? Chẳng qua một số người ăn thịt, nhưng lúc còn trẻ sức đề kháng còn mạnh do phước đời trước, nên nhìn qua thấy họ bình thường, nhưng khi lớn tuổi, thì người ăn thịt chúng sanh không ai là không bị bệnh, vì gieo nhân nuôi thân mạng bằng sự đau khổ chúng sanh thì thân mình phải bị đau khổ chứ sao! Nhân nào quả nấy, một nhân cho ra nhiều quả rất rõ ràng, cụ thể.
Còn nếu nói rằng ăn chay không đủ chất thì điều này không hợp lý, vì con ngựa thồ hàng trên đường xa, con bò kéo cày cả buổi mà chúng chỉ ăn cỏ đấy thôi.
Người đời phần lớn đều ăn thịt chúng sanh, nên lý luận rằng trong thịt chúng sanh có chất xám này, chất đạm nọ một cách rất khoa học, nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề, chứ họ không biết rằng, để có miếng thịt đó thì người ta phải giết hại chúng sanh, mà giết hại chúng sanh tức là tạo nghiệp ác vay nợ xương máu chúng sanh, nghiệp ác này tương ưng với nghiệp thân của những người giết hại và ăn thịt chúng sanh đó, để khi đủ duyên thì họ phải trả nợ xương máu, không thể nào tránh khỏi. Con vật trước khi chết, tâm trạng chúng đau đớn, uất hận, điên loạn, nên cơ thể tiết ra độc tố. Cho nên, người đời ăn thịt chúng sanh, nhưng không ai tránh khỏi bệnh tật là vì vậy.
Khi họ bệnh tật, bị cảm thọ hành hạ, nếu đủ phước thì họ được đi bệnh viện chữa trị, nhưng cũng bị tiêm thuốc, thậm chí phải mổ xẻ rất đau đớn, chứ đâu phải an lành gì? Nếu không đủ phước thì họ có thể chết trong sự dày vò của bệnh tật hoặc chết trên bàn mổ là chuyện bình thường.
Nhiều người đã trải qua những cơn bệnh tật hành hạ hoặc chứng kiến những người xung quanh bị bệnh tật đau khổ, nhưng ít ai tự hỏi: nguyên nhân nào sinh ra những sự khổ đau như vậy? Thường là có bệnh thì đi bác sĩ, chứ ít ai nhìn lại đời sống của bản thân mình.
Đạo đức đầu tiên mà Đức Phật dạy là Đức Hiếu Sinh, lòng yêu thương sự sống, trong đó ăn chay thuộc về đức hiếu sinh khẩu hành, nuôi thân mạng bằng thực phẩm không có sự đau khổ chúng sanh.
Sữa bò hiện nay được chế tạo theo quy trình công nghiệp, nên con bò được nuôi nhốt trong điều kiện sống rất chật chội, tù túng, người ta vắt sữa bò bằng máy khiến cho con bò đau đớn và quỵ cả hai chân. Thấy cảnh này ai nỡ lòng nào uống sữa, phải không hỡi các bạn?
Chúng ta sẽ uống sữa thảo mộc như sữa đậu nành, sữa bắp, sữa ngũ cốc, sữa hạt, v.v.. rất thiện lành, bổ dưỡng, sẵn có, dễ kiếm, dễ làm.
Trứng gà công nghiệp cũng được sản xuất theo quy trình nuôi nhốt chật chội, sử dụng ánh sáng và nhiệt độ nhân tạo kích thích gà đẻ trứng, khiến chúng hết sức tù túng và ức chế, thì cũng là ác pháp, dù rằng trứng gà công nghiệp không có sự giết hại, chết chóc trong đó. Như vậy, người ăn chay vì Đức Hiếu Sinh thì nỡ lòng nào mà ăn trứng gà công nghiệp!
Đạo Phật là ĐẠO TRÍ TUỆ, ăn để sống, chứ không phải sống để ăn. Ăn để sống là ăn những thực phẩm thiện lành, đủ chất dinh dưỡng để sống, sống để không làm khổ mình khổ người, bắt đầu từ đạo đức hiếu sinh. Còn sống để ăn là sống để ăn cho thỏa mãn tâm tham muốn, ăn theo sở thích, thói quen, bất chấp thiện ác, nên tạo nghiệp ác để rồi không tránh khỏi khổ đau.
Con người vì vô minh, nên giết hại chúng sanh để ăn thịt và kinh doanh những sản phẩm từ thân xác động vật, trong đó có sữa bò, sữa dê, mật ong, nước yến… bằng quy trình rất tàn nhẫn đối với sự sống của những con vật đó, tạo ra những sản phẩm được đóng gói rất đẹp, ghi hàm lượng các chất bổ dưỡng đầy đủ và được truyền thông quảng cáo rầm rộ để che đậy đi hành động bóc lột nhẫn tâm của con người đối với chúng sanh trong quá trình tạo ra những sản phẩm này. Do những sản phẩm đó được tạo ra bằng quy trình tàn nhẫn đối với sự sống của chúng sanh, tức là có sự đau khổ, nên chúng ta không sử dụng để khỏi phải huân tập sự đau khổ vào bản thân của mình. Một khi thân này được nuôi sống bằng sự đau khổ, thì không sớm thì muộn nó phải trả quả khổ đau bằng bệnh tật, tai nạn…
Nói về hàm lượng dinh dưỡng thì các nhà khoa học đã chứng minh rằng những loại rau, củ, quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đủ để nuôi sống con người và các loài động vật, nhưng lại không có sự rên la, giãy dụa, đau khổ của chúng sanh, nên chúng ta thọ dụng chúng, vì đó là những thực phẩm thiện pháp.
Con voi ăn cỏ, ăn mía; con bò, con trâu, con ngựa ăn cỏ; con khỉ, con vượn ăn trái… chúng đều là những con vật có sức khỏe rất tốt, mà chúng ta bảo rằng: ăn chay không đủ sức khỏe, thì đó là thiếu hiểu biết.
Nhiều vận động viên thể thao ăn chay mà vẫn đạt đỉnh cao sự nghiệp, ví dụ như Venus Williams, “Venus là một tay vợt người Mỹ đã tóm gọn cả thế giới với khả năng quần vợt của mình trong 20 năm qua. Cô thắng nhiều giải Grand Slam trong cả trận đơn và trận đôi. Với 5 danh hiệu Wimbledon và 4 huy chương vàng Olympic, cô là một vận động viên đầy thế lực. Nhưng được biết từ năm 2011, Venus hiện là một trong những vận động viên thuần chay thành công nhất sau khi tuân theo chế độ ăn thuần chay kể từ khi cô được chẩn đoán mắc hội chứng Sjögren” (nguồn internet). Như vậy, có ai bảo rằng ăn chay là yếu đuối, thiếu chất nữa không?
Nhà vật lý, bác học nổi danh Albert Einstein phát minh ra thuyết tương đối là người ăn chay; nhà kinh tế học nổi tiếng người Scotland, Adam Smith là người ăn chay; Benjamin Franklin, ông là một khoa học gia và là một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã bắt đầu ăn chay từ năm 16 tuổi đã bảo rằng nhờ ăn chay mà cơ thể của ông được trong sạch, tinh thần của ông được minh mẫn, trí óc của ông được tiến bộ và sự hiểu biết của ông được nhanh chóng hơn…
Có rất nhiều người ăn chay đủ mọi lứa tuổi, giới tính, thành phần trong xã hội, nhiều người đạt được những thành công trong cuộc sống, thì quan niệm cho rằng ăn chay thiếu chất, gầy yếu là một sai lầm.
Người ăn chay là người nuôi thân tứ đại bằng thực phẩm thiện pháp, mà thiện pháp thì làm sao lại bị khổ đau. Có phải không?
Còn người ăn mặn là nuôi thân tứ đại bằng xương máu chúng sanh, bằng sự đau khổ, uất hận của chúng sanh, thì làm sao tránh khỏi bệnh tật, tai ương?
Một số người ăn chay nhưng bị bệnh là vì phải trả cái nghiệp ăn thịt, giết hại chúng sanh trước kia họ đã gieo, hoặc họ ăn chay nhưng hành động thân, khẩu, ý vẫn còn làm đau khổ chúng sanh thì thân thể họ vẫn phải trả quả đau khổ.
Qua bức thư này, thì những gì chị muốn nói là tâm trạng của người mẹ lo lắng cho tương lai của các con, muốn con mình có những điều kiện tốt nhất để bước vào cuộc sống theo tinh thần đạo đức làm người. Vậy bậc làm cha mẹ nên trang bị những gì cho các con?
Bậc làm cha mẹ nên trang bị cho con mình hành trang ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ để tạo thành nền tảng vững chắc xây dựng cuộc sống hạnh phúc, no ấm, bình an, thể hiện qua những phương diện chính như sau:
˗ Về thể trạng: Nên giáo dục con cái ăn chay vì đức hiếu sinh để không huân tập sự đau khổ vào thân. Các con của chị còn bé mà được người mẹ giác ngộ chánh pháp, cho ăn chay thì chúng là những đứa trẻ rất có phước.
Nhiều người lăn lộn hơn nửa đời mới được gặp chánh pháp, mới thực hành ăn chay, dù nhiệt tâm tu hành, nhưng cũng không thoát khỏi nanh vuốt bệnh tật hiểm nghèo do cái nhân giết hại và ăn thịt chúng sanh đã gieo trước kia.
Có rất nhiều thực phẩm thực vật đầy đủ chất dinh dưỡng, giá cả phải chăng mà chị có thể mua ở nơi mình sinh sống, trong các chợ, siêu thị hoặc cửa hàng trực tuyến như: rau, củ, quả, các loại ngũ cốc, rong biển, đậu hũ…
Nếu chị quan ngại về chất lượng thực phẩm, sợ chúng bị phun hóa chất, nhiễm độc… thì có thể tìm kiếm qua các gian hàng trực tuyến để có nhiều lựa chọn hơn.
Nói chung thì các loại thực phẩm chúng ta ăn ít nhiều đều có độc tố, nhưng cơ thể con người cũng có sức đề kháng chống lại những độc tố đó, nếu ăn một thứ gì quá nhiều vượt ngoài khả năng hóa giải của sức đề kháng thì cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh. Do vậy, nên ăn thức ăn thực vật đa dạng, mỗi thứ một ít thì cơ thể sẽ không sao.
Cho nên, chúng ta cần chú ý nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các độc tố bảo vệ cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể được xây dựng trên nền tảng đạo đức hiếu sinh, ăn uống có điều độ, đa dạng, biết giữ gìn đức vệ sinh nhân quả, thì nó trở thành hàng rào bảo vệ chống lại những độc tố xâm nhập, giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
˗ Về tinh thần: Chị nên giáo dục các con đạo đức nhân quả theo 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người là Đức Hiếu Sinh, Đức Ly Tham, Đức Chung Thủy, Đức Thành Thật, Đức Minh Mẫn, thể hiện qua những hành động chính là: Không ăn thịt đập giết chúng sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không dùng những chất gây nghiện.
Chị nên đọc bộ sách Giáo Án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới mà Trưởng lão Thích Thông Lạc đã biên soạn để khéo léo áp dụng hướng dẫn cho các con của mình đi trên con đường thiện pháp, không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
Chị có thể tham khảo bài viết “Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát” để biết cách triển khai tri kiến đạo đức nhân quả một cách sống động, tự nhiên, sao cho các con thấm nhuần đạo lý: gieo nhân nào gặt quả đó, một nhân cho ra nhiều quả, trong một quả có nhiều nhân, vì thế phải tích cực bỏ ác làm thiện, không làm khổ mình khổ người để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, bình an.
Hàng ngày chị nên nhắc nhở cháu rèn luyện sức tĩnh giác chánh niệm từ những công việc nhỏ, ví dụ:
Khi quét nhà thì hướng dẫn cháu nhắc tâm: “Cẩn thận không làm tổn hại các bạn chúng sanh nhỏ bé, tôi biết tôi đang quét nhà”, rồi cẩn thận quan sát để không làm tổn thương những con vật nhỏ như kiến, gián khi đang quét nhà.
Khi đi thì hướng dẫn cháu nhắc tâm: “Cẩn thận không dẫm đạp chúng sanh tôi biết tôi đang đi”, rồi vừa đi quan sát con đường đồng thời lưu ý dưới bước chân để không dẫm đạp chúng sanh như kiến, gián, ốc, cuốn chiếu…
Khi nhặt rau thì hướng dẫn cháu nhắc tâm: “Cẩn thận không làm chết chúng sanh tôi biết tôi đang nhặt rau”, rồi chú ý trên từng cọng rau để không vô tình làm chết chúng sanh, nếu thấy chúng sanh trên cọng rau thì có thể ngắt bỏ đoạn rau đó, mang ra ngoài vườn bố thí cho chúng sanh ăn.
Khi luộc rau xong thì nhắc cháu để nước nguội hoặc trung hòa nước lạnh cho đến khi nước nguội mới đổ xuống lỗ thoát sàn, để không làm chết chúng sanh…
Những hành động đó là hành động trau dồi từ tâm, rèn luyện đức hiếu sinh một cách hết sức tự nhiên, dễ thực hiện hàng ngày mà có tác dụng rất tốt, đó là nâng cao sức tĩnh giác, đối trị chướng ngại pháp, huân tập lòng yêu thương, rèn luyện tính cẩn thận, tạo nghiệp thiện thương yêu chúng sanh, nên làm giảm nghiệp bệnh tật, được chúng sanh yêu mến…
Sức tĩnh giác chánh niệm được rèn luyện lúc nhỏ qua những hành động từ tâm sẽ giúp cho các con của chị có một đầu óc sáng suốt, tỉnh táo, cho nên học tập, làm việc đều hiệu quả, nhất là biết phân biệt rõ thiện và ác để sống không làm khổ mình khổ người, xây dựng cho mình một cuộc sống bình an.
˗ Về vật chất: Bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái có cuộc sống đầy đủ, không thiếu trước hụt sau, muốn vậy, chị hãy dạy cháu biết cách xả tâm trong hạnh bố thí, cúng dường, biết siêng năng làm việc tạo ra sự sống giúp ích cho mình và mọi người. Việc làm này cần phải tiến hành thường xuyên, trở thành thói quen bắt đầu từ những hành động nhỏ. Ví dụ:
Chị hãy mua một ít hạt giống như cà chua, ớt, rau dền, mướp, chuối, đu đủ… hướng dẫn cho các con trồng ở khoảng đất trong vườn (nếu nhà có vườn) hoặc trong thùng xốp (nếu nhà không có vườn), nhắc nhở chúng tưới nước mỗi ngày và bón phân định kỳ. Đến khi có quả, thì lấy một phần để gia đình sử dụng, một phần bảo các cháu mang tặng những người xung quanh, nhất là những người già yếu, neo đơn, khó khăn, bất hạnh, sống có tình nghĩa, có đạo đức, hoặc cúng dường cho những người tu hành nghiêm chỉnh. Nếu những quả nào bị sâu, kiến, chim ăn, thì chị hãy bảo con vui vẻ bố thí cho những chúng sanh này.
Hàng ngày, chị hãy hướng dẫn các cháu biết phân loại rác, rác hữu cơ, rác vô cơ, rác khó phân hủy… để theo túi riêng. Chị hãy khuyến khích cháu tặng những phần rác chai nhựa, chai thủy tinh, lon nhôm, bìa các tông… cho những người lao công để họ có thể bán phần rác đó cải thiện thu nhập. Đây là một công ba việc, vừa giáo dục cháu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vừa rèn luyện thói quen cẩn thận, vừa thực hiện hạnh bố thí.
Khi thấy ai làm việc gì tốt đẹp như trồng một cây xanh, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, làm ra sản phẩm lợi ích, khởi ý thiện, nói lời hòa hợp, cúng dường đúng chánh pháp… thì chị hướng các cháu khởi tâm hoan hỷ, vui mừng như chính bản thân các cháu đang làm việc đó vậy.
Thầy Thông Lạc dạy Nguyên Thanh rằng: Khi một người cúng dường mà mình cũng khởi tâm hoan hỷ, vui mừng, thì chính mình cũng sẽ thọ hưởng một phần nào phước đức như người cúng dường đó.
Những vật chất này tuy nhỏ, nhưng đó là tấm lòng hiếu sinh bố thí mà chị hướng dẫn các cháu thực hiện hàng ngày, thường xuyên, liên tục, để mang lại lợi ích cho người khác, đó là nhân lành để các cháu có cuộc sống sung túc sau này.
Trong kinh Phật có kể câu chuyện: Có bà lão nghèo khổ đi xin ăn, hôm đó bà không xin được cái gì hết. Ông Ca Diếp thấy bà lão, mà bà nghèo quá, không biết giúp đỡ bố thí cho ai, nên ông quyết giúp đỡ bà thoát cảnh nghèo đói. Ông đến xin bà: “Bà hãy bố thí cho tôi thì bà sẽ được giàu sang, no đủ, bà có cái gì thì bà hãy bố thí cái đó”. Bà lão nói: “Từ sáng đến giờ tôi chưa xin được đồng nào, làm sao tôi bố thí cho ông?”. Ông Ca Diếp nài nỉ: “Bà hãy bố thí đi, cái gì mà bà có trong lòng của bà thì bà hãy bố thí đi”. Bà nghe ông thầy này nài nỉ bà bố thí một cách rất tha thiết, cho nên bà mới quỳ xuống bà nói: “Bây giờ bà có tấm lòng của bà biết bố thí cho ông mà thôi”, bà dâng hai bàn tay lên đối với ông Ca Diếp.
Ông Ca Diếp nhận sự bố thí với tấm lòng thành của bà chớ chẳng có đồng xu nào hết, hoàn toàn chẳng có vật gì. Đêm hôm đó bà chết, bà được sanh lên cõi trời, tức là sanh vào hoàn cảnh gia đình giàu sang, đầy đủ. Bây giờ bà đã hưởng phước, cái ăn cái mặc gì cũng được đầy đủ.
Theo quy luật nhân quả, người biết gieo nhân bố thí, cúng dường, biết chia sẻ sự sống của mình với mọi người, mọi loài, thì người đó sẽ thọ hưởng phước báu đầy đủ vật chất do công việc hanh thông, thường ở vị trí thuận lợi, được người khác giúp đỡ…
˗ Về nghề nghiệp: Chị hãy hướng cháu theo tinh thần làm việc chánh nghiệp, những nghề nghiệp ác thì không làm, còn nghề thiện thì làm đúng lương tâm trách nhiệm của mình. Nghề ác là những nghề sát sanh, nghề buôn bán thịt sống hay thịt chín, nghề phá hoại môi trường, nghề làm cho người khác say sưa nghiện ngập, nghề chà đạp nhân phẩm người khác, nghề làm hàng giả, đưa tin giả…
Như vậy, chị dạy cháu làm nghề gì cũng được, miễn là lương thiện, tốt nhất là nghề tạo ra nhiều giá trị lợi ích cho người khác và bản thân mình được chủ động về thời gian để có thể triển khai tri kiến trau dồi đạo đức nhân quả cho bản thân.
Khi cháu đã biết gieo nhân bố thí, cúng dường, biết chia sẻ sự sống, thì cháu sẽ dễ thành công trong công việc, dù làm bất cứ nơi nào.
Chị có thể hướng cháu làm việc ở trong nước cũng được, vì đất nước mình đang phát triển, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, cần bàn tay và công sức đóng góp của cháu. Nếu làm ở nước ngoài cũng tốt, nhưng cháu hãy nhớ luôn yêu quê hương, tổ quốc, không bao giờ nói xấu hay làm bất cứ điều gì làm tổn hại đến quê hương, tổ quốc mình, vì để có được đất nước bình yên, tươi đẹp như ngày hôm nay, xương máu cha ông đã phải tô thắm dải đất này không biết bao nhiêu mà kể xiết, nhất là đất nước này đã sản sinh ra một bậc Thánh tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chấm dứt sanh tử luân hồi, dựng lại chánh pháp của Đức Phật, thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người cho nhân loại trên hành tinh này, đó là Trưởng lão Thích Thông Lạc.
Khi ra nước ngoài làm việc thì phải tôn trọng luật pháp và văn hóa của đất nước đó, cố gắng trau dồi ngoại ngữ và chuyên môn thật tốt, chăm chỉ làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình của mình, học tập những điều hay gạt bỏ những điều xấu, để sau này về nước góp phần xây dựng quê hương, tổ quốc.
Dù ở bất kỳ nơi đâu, chị cũng dạy cháu thực hiện hạnh bố thí, cúng dường, mang lại lợi ích cho mọi người, nhưng cũng phải tỉnh táo, sáng suốt để không bị kẻ xấu lợi dụng, tức là biết chia sẻ sự sống đúng lộ trình nhân quả để mang lại thiện pháp cho mình cho người. Thực hiện như vậy thì theo quy luật nhân quả, đời sống vật chất của cháu sẽ đầy đủ.
Sống trên cuộc đời ai cũng muốn ấm no, hạnh phúc, an vui, muốn vậy thì phải rèn luyện thân tâm thuận đạo lý nhân quả, không làm khổ mình khổ người, thì cuộc sống mới được bình an.
Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.
TM. Ban Biên Tập
Sc. Nguyên Thanh
…
– P/s: Chị vui lòng tham khảo thêm bài viết: “Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát”
Leave a Comment
Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.
Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.
Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.
Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.
Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.
Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.
Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.
Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.
Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.
Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.
Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.
Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.
Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.
Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!
Tri Kiến Giải Thoát
11 tháng trước
"Sống trên cuộc đời ai cũng muốn ấm no, hạnh phúc, an vui, muốn vậy thì phải rèn luyện thân tâm thuận đạo lý nhân quả, không làm khổ mình khổ người, thì cuộc sống mới được bình an." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
11 tháng trước
"Dù ở bất kỳ nơi đâu, chị cũng dạy cháu thực hiện hạnh bố thí, cúng dường, mang lại lợi ích cho mọi người, nhưng cũng phải tỉnh táo, sáng suốt để không bị kẻ xấu lợi dụng, tức là biết chia sẻ sự sống đúng lộ trình nhân quả để mang lại thiện pháp cho mình cho người. Thực hiện như vậy thì theo quy luật nhân quả, đời sống vật chất của cháu sẽ đầy đủ." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
11 tháng trước
"Theo quy luật nhân quả, người biết gieo nhân bố thí, cúng dường, biết chia sẻ sự sống của mình với mọi người, mọi loài, thì người đó sẽ thọ hưởng phước báu đầy đủ vật chất do công việc hanh thông, thường ở vị trí thuận lợi, được người khác giúp đỡ…" (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
11 tháng trước
"Sức tĩnh giác chánh niệm được rèn luyện lúc nhỏ qua những hành động từ tâm sẽ giúp cho các con của chị có một đầu óc sáng suốt, tỉnh táo, cho nên học tập, làm việc đều hiệu quả, nhất là biết phân biệt rõ thiện và ác để sống không làm khổ mình khổ người, xây dựng cho mình một cuộc sống bình an." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
11 tháng trước
"Cho nên, chúng ta cần chú ý nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các độc tố bảo vệ cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể được xây dựng trên nền tảng đạo đức hiếu sinh, ăn uống có điều độ, đa dạng, biết giữ gìn đức vệ sinh nhân quả, thì nó trở thành hàng rào bảo vệ chống lại những độc tố xâm nhập, giúp cho cơ thể khỏe mạnh." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
11 tháng trước
"Nói chung thì các loại thực phẩm chúng ta ăn ít nhiều đều có độc tố, nhưng cơ thể con người cũng có sức đề kháng chống lại những độc tố đó, nếu ăn một thứ gì quá nhiều vượt ngoài khả năng hóa giải của sức đề kháng thì cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh. Do vậy, nên ăn thức ăn thực vật đa dạng, mỗi thứ một ít thì cơ thể sẽ không sao." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
11 tháng trước
"Đạo Phật là ĐẠO TRÍ TUỆ, ăn để sống, chứ không phải sống để ăn. Ăn để sống là ăn những thực phẩm thiện lành, đủ chất dinh dưỡng để sống, sống để không làm khổ mình khổ người, bắt đầu từ đạo đức hiếu sinh. Còn sống để ăn là sống để ăn cho thỏa mãn tâm tham muốn, ăn theo sở thích, thói quen, bất chấp thiện ác, nên tạo nghiệp ác để rồi không tránh khỏi khổ đau." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
11 tháng trước
"Người đời phần lớn đều ăn thịt chúng sanh, nên lý luận rằng trong thịt chúng sanh có chất xám này, chất đạm nọ một cách rất khoa học, nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề, chứ họ không biết rằng, để có miếng thịt đó thì người ta phải giết hại chúng sanh, mà giết hại chúng sanh tức là tạo nghiệp ác vay nợ xương máu chúng sanh, nghiệp ác này tương ưng với nghiệp thân của những người giết hại và ăn thịt chúng sanh đó, để khi đủ duyên thì họ phải trả nợ xương máu, không thể nào tránh khỏi. Con vật trước khi chết, tâm trạng chúng đau đớn, uất hận, điên loạn, nên cơ thể tiết ra độc tố. Cho nên, người đời ăn thịt chúng sanh, nhưng không ai tránh khỏi bệnh tật là vì vậy." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
11 tháng trước
"Thầy Thông Lạc đã dạy, thân người là công cụ quan trọng, quý giá nhất, vì chỉ có thân người mới đủ duyên có trí tuệ biết phân biệt thiện ác để chuyển đổi nhân quả, tu tập giải thoát, do đó đạo đức đầu tiên mà Đức Phật dạy chúng ta là Đức Hiếu Sinh, tức là lòng yêu thương sự sống, không làm tổn hại đến sự sống của chúng sanh, nhờ không làm tổn hại đến sự sống của chúng sanh, nên tạo nghiệp duyên tương ưng với thân người có phước đức, thân thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc