Nội dung mô tả
Tóm lại, Đạo Phật dạy mình sống thiện, không làm hại chúng sanh, phải thương yêu chúng sanh. Trong giai đoạn còn sống chung với mọi người và còn lao động tạo ra sự sống thì chúng ta phải bảo vệ giá trị sự sống và phòng hộ nhân quả. Nếu chúng sanh làm hại tới sự sống của chúng ta thì chúng ta phải tìm mọi cách phòng chống, trong trường hợp cuối cùng nếu chúng vẫn cố tình chống phá, tấn công làm hại chúng ta thì chúng ta có thể đánh đuổi và tiêu diệt chúng để bảo vệ sự sống của chúng ta.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc trực tiếp như sau:
Ngày 8 tháng 8 năm 2019
PHÒNG HỘ NHÂN QUẢ
Phật tử M.H thưa hỏi
Hỏi: Con xin chào sư cô! Con phiền cô cho con hỏi vài điều được không ạ? Thứ nhất, mình có được sát sinh những con vật làm hại gây bệnh đến mình như chuột, gián, muỗi, sâu bọ phá hoại mùa màng không ạ, hay mình chỉ nên tránh và đuổi chúng đi? Thứ hai, khi đất nước có giặc xâm chiếm, giết hại người dân vô tội, mình có nên chống trả chúng, giết… hay mình nên nhẫn nhục, tuỳ thuận theo giặc ạ?
Đáp: Kính gửi chị M.H!
Vấn đề của chị có nghĩa là những chúng sanh phá hoại, làm ác đối với chúng ta thì mình phải đối xử như thế nào cho đúng chánh pháp.
Đạo Phật dạy lòng thương yêu nhưng phải có trí tuệ và phải biết được giai đoạn mình đang ở vị trí nào.
Khi còn sống trong chùm nhân quả gia đình, xã hội và tham gia lao động sản xuất thì nếu giúp đỡ mọi người hay chúng sanh phải bằng trí tuệ soi xét để người và chúng sanh mà chúng ta giúp đỡ không làm ác và mình được phước báo.
Giúp đỡ người hay vật mà khiến cho họ làm nghề ác, sống ác thì mình sẽ tiếp tay cho họ làm ác pháp nên mình sẽ tổn phước.
Ví dụ 1: Có người đánh bạc, nhậu nhẹt hết tiền, mình thấy thương nên giúp đỡ. Họ có tiền lại đi đánh bạc, sát phạt nhau, rồi nhậu nhẹt thì mình tiếp tay cho họ làm ác, nên mình sẽ tổn phước vì tiếp tay cho họ tạo nghiệp.
Ví dụ 2: Chúng ta xin nuôi những con vật mà chuyên ăn thịt các loài khác như rắn, mèo… cũng không có lợi ích gì cho chúng ta.
Đó là những trường hợp chúng ta giúp đỡ người và vật thiếu trí tuệ, đặt tình thương không đúng chỗ.
Đối với đời sống trong gia đình hay công việc mùa màng thì:
– Thứ nhất: Chúng ta phải sống với đạo đức vệ sinh môi trường, không tạo điều kiện cho các loài côn trùng phát triển. Nhà cửa lau dọn sạch, không để thức ăn vưỡng vãi hay nước tù đọng, ẩm thấp để làm môi trường sống cho muỗi, gián, chuột…
– Thứ hai: Đối với việc làm vườn trồng trọt chúng ta trồng thì phải tạo môi trường để cho các loài côn trùng phá hoại sợ hãi không vào phá hoại.
– Thứ ba: Ngăn chặn không cho côn trùng, động vật phá hoại, ví dụ như làm nhà lồng trồng rau, làm hàng rào…
– Thứ tư: Nếu các loài côn trùng còn phá hoại thì chúng ta hãy tìm mọi cách đuổi chúng đi. Nếu chúng bỏ đi thì chúng ta không nên giết, còn những con nào chống cự phá hoại mùa màng thì ta vẫn có thể tiêu diệt chúng, vì công lao chúng ta làm ra thì chúng ta phải bảo vệ, còn chúng là kẻ cướp thì chúng là kẻ có tội, ta giết kẻ cướp không có tội.
Một đất nước bị ngoại xâm, kẻ ngoại xâm là có tội. Chúng ta đứng lên bảo vệ đất nước giết chúng không có tội.
Còn đối với một bậc tu hành giải thoát đúng nghĩa, tức là họ chỉ có mỗi việc bảo vệ chân lý bất động thanh thản, an lạc, vô sự thì họ sẽ không vướng vào nhân quả bên ngoài như chiến tranh, công việc, làm đồng áng, nên họ siêng năng ngăn ác và diệt ác trong tâm, chính vì vậy mà tâm họ thường quay vào an trú trên thân, không vi phạm lỗi nhỏ nhặt, nên nhân quả bên ngoài không tác động được.
Ví dụ như khi Thầy Thông Lạc đang tu, giữa hai làn đạn của các phe chiến tranh, thất Thầy bị bắn lủng lỗ như cái rỗ, vậy mà Thầy vẫn không hề hấn gì là vì lúc đó Thầy đang an trú tâm trong hơi thở.
Bình thường, một người giữ giới cho nghiêm chỉnh (5 giới, 10 điều lành, luôn xả tâm chướng ngại) thì khi chiến tranh, nếu cả làng làm ác thì cả làng chết còn người này vẫn không sao cả. Còn cả làng giữ giới thì cả làng không bị chiến tranh.
Ngoài đời thường có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, có nghĩa là trong mọi công việc hay sức khỏe đều đề cao việc phòng chống hơn là chữa bệnh. Phòng là giải quyết cái gốc, còn khi đã thành quả rồi mới lo chữa thì đó là giải quyết cái ngọn.
Ví dụ 1: Hàng năm xã hội đều phòng chống thiên tai, dịch bệnh, tệ nạn xã hội mà không biết rằng tất cả đều từ cái gốc thiếu đạo đức của con người mà ra. Nếu mọi người sống nghiêm chỉnh 5 giới thì thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, tệ nạn sẽ giảm cho đến lúc không còn. Sống đạo đức là phòng hộ nhân quả, đó mới là cái gốc để đem lại sự bình an cho con người.
Cho nên, giai đoạn đầu tiên của Đạo Phật dạy phòng hộ nhân quả, nghĩa là sống thiện và luôn cẩn thận đề phòng không gieo nhân ác để không tạo quả khổ trong tương lai; sau đó rồi mới tới giai đoạn xả ly các chướng ngại pháp, tức là xả tâm trước những ác pháp mình đã gieo trong quá khứ nay hợp thành quả tới để mình trả nợ; khi xả sạch rồi mới tới giai đoạn Thiền định.
Ví dụ 2: Do không cẩn thận khẩu hành, nên cứ nói xấu nói lỗi người nọ người kia, cho nên từ đó sanh ra nhiều phiền não về mình, đó là THIẾU ĐỨC PHÒNG HỘ NHÂN QUẢ KHẨU HÀNH.
Ví dụ 3: Đi đứng thiếu chánh niệm tĩnh giác nên vấp té, đó là THIẾU ĐỨC PHÒNG HỘ NHÂN QUẢ THÂN HÀNH, nên thân mới thọ khổ.
Ví dụ 4: Do không giữ Đức hiếu sinh, không giữ Đức vệ sinh cá nhân và không gìn giữ môi trường sống sạch sẽ, nên các loài côn trùng như muỗi, gián, chuột phát triển, mang theo mầm bệnh làm khổ cho con người.
Ví dụ 5: Do không cẩn thận kỹ lưỡng, nên vừa rồi trên báo chí có đăng vụ tài xế xe buýt của một Trường Quốc tế bỏ quên em học sinh 6 tuổi, làm em chết ngạt trên xe, gây ra nỗi đau lớn cho gia đình, và hậu quả cho nhà trường cũng như xã hội. Nếu nhà trường có quy trình kỹ lưỡng, những người có trách nhiệm đưa đón cháu tuân thủ quy trình, luôn kiểm tra các cháu lên xuống xe cẩn thận thì không bao giờ xảy ra trường hợp thương tâm đó.
Do chúng ta không chịu phòng hộ nhân quả cho cẩn thận, kỹ lưỡng nên có sự việc xảy ra thì đổ thừa nhân quả, mà không biết rằng do mình thiếu phòng hộ, đó là THIẾU ĐỨC CẨN THẬN, KỸ LƯỠNG GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG.
Ví dụ 6: Do thiếu ý thức bảo vệ môi trường sống, nên người dân và các công ty cứ mặc nhiên xả rác, chất thải độc hại ra các con sông (ví dụ sông Tô Lịch), làm cho con sông ngày càng hôi thối, ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của người dân xung quanh. Đến khi khắc phục thì tốn rất nhiều tiền của mà hiệu quả không cao vì cái gốc chất thải từ các hộ gia đình và các công ty không được xử lý. Đó là THIẾU ĐỨC PHÒNG HỘ NHÂN QUẢ MÔI TRƯỜNG SỐNG.
Đạo Phật dạy về lòng TỪ, BI, HỶ, XẢ, tức là Tứ Vô Lượng Tâm, thương yêu chúng sanh vô bờ bến, nhưng đây là 4 pháp tu độc nhất để chứng đạo (Kinh Bát Thành), chứ không phải áp dụng cho người đời bình thường để biến thành một lối sống thụ động, tiêu cực được.
Vì là bốn pháp độc nhất để chứng đạo, nên trước khi đến giai đoạn này thì mọi nhân quả bên ngoài người đó đã giải quyết xong, không còn vướng bận duyên sanh nên mới chuyên tâm ôm các pháp độc nhất này để đi đến chỗ tu hành rốt ráo. Vì không còn duyên sanh bên ngoài, nên không vướng vào vấn đề chiến tranh hay sản xuất, mùa màng, nên không lo đến việc sâu bọ phá hoại hay không phá hoại.
Tóm lại, Đạo Phật dạy mình sống thiện, không làm hại chúng sanh, phải thương yêu chúng sanh. Trong giai đoạn còn sống chung với mọi người và còn lao động tạo ra sự sống thì chúng ta phải biết bảo vệ giá trị sự sống và biết cách phòng hộ nhân quả. Nếu chúng sanh làm hại tới sự sống của chúng ta thì chúng ta phải tìm mọi cách phòng chống, trong trường hợp cuối cùng nếu chúng vẫn cố tình chống phá, tấn công làm hại chúng ta thì chúng ta có thể đánh đuổi và tiêu diệt chúng để bảo vệ sự sống của chúng ta.
TM. Ban Biên Tập
Sc. Nguyên Thanh
…
– Tái bút: Chị nên tham khảo lại bài “Phóng sanh đúng chánh pháp” của Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy để hiểu thêm về việc đối xử với những con vật phá hoại mùa màng do công lao chúng ta làm ra.
Leave a Comment
Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.
Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.
Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.
Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.
Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.
Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.
Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.
Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.
Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.
Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.
Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.
Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.
Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.
Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.
Tri Kiến Giải Thoát
1 năm trước
"Đạo Phật dạy lòng thương yêu nhưng phải có trí tuệ và phải biết được giai đoạn mình đang ở vị trí nào.
Khi còn sống trong chùm nhân quả gia đình, xã hội và tham gia lao động sản xuất thì nếu giúp đỡ mọi người hay chúng sanh phải bằng trí tuệ soi xét để người và chúng sanh mà chúng ta giúp đỡ không làm ác và mình được phước báo.
Giúp đỡ người hay vật mà khiến cho họ làm nghề ác, sống ác thì mình sẽ tiếp tay cho họ làm ác pháp nên mình sẽ tổn phước." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc