- diệt nghiệp đoạn ái
- sanh tử
- sáu trần
- thọ
- tâm
- Như Lý Tác Ý
- sáu dục
- ly dục ly ác pháp
- thất tình
- pháp
- Bát Chánh Đạo
- dục si
- dục sân
- dính mắc
- bất động
- luân hồi
- lục dục
- nghiện
- cảm xúc
- Quan Vũ
- dục tham
- thân
- tái sanh
- tri kiến giải thoát
- dục
- nghiệp lực
- Lưu Bang
- Hạng Vũ
- cảm thọ
- Tiêu Hà
- nghiệp
- ham muốn
- sáu căn
- ác pháp
Dục là gì?
Nội dung mô tả
Tóm lại, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sinh ra các cảm thọ, các cảm thọ sinh ra dục, từ dục con người mới sinh ra dính mắc các pháp trần, do dính mắc các pháp trần nên mới sinh ra tâm tham, sân, si, tức là dục tham, dục sân, dục si để tạo nghiệp tham, sân, si khiến con người phải chịu nhiều ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết. Cho nên, phải tu tập theo lộ trình Bát Chánh Đạo để ly dục ly ác pháp, tức là giữ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, thì tâm sẽ được giải thoát khổ đau.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:
Ngày 1 tháng 7 năm 2024
DỤC LÀ GÌ?
Chú L.D thưa hỏi
Hỏi: Sư cô ơi, giúp con hiểu đúng, đủ, chính xác, chi tiết và như thật về dục với ạ?
Đáp: Kính gửi chú L.D!
Dục là lòng ham muốn của con người, tức là tâm ham muốn. Dục do đâu mà có?
Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sinh ra các cảm thọ, các cảm thọ sinh ra ái dục, từ ái dục con người mới sinh ra dính mắc các pháp trần, do dính mắc các pháp trần nên mới sinh ra tâm tham, sân, si, tức là dục tham, dục sân, dục si để tạo nghiệp tham, sân, si khiến con người phải chịu nhiều ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết.
Dính mắc có nghĩa là bị lôi cuốn, bị thu hút, bị trói buộc vào. Đã nói về sự dính mắc thì nó phải có dục ở sáu căn, gọi là sáu dục. Theo nghĩa đen thì dính mắc giống như keo dính đồ vật. Còn sự dính mắc giữa sáu dục và sáu trần giống như sức hút giữa nam châm và thanh sắt. Nam châm là dục, thanh sắt là sáu trần, sự dính mắc là lực hút giữa nam châm và thanh sắt. Sự dính mắc giữa sáu dục và sáu trần là sức hút của từ trường nghiệp tham, sân, si, gọi tắt là nghiệp lực. Chính nghiệp lực tạo nên sự dính mắc giữa sáu dục và sáu trần. Nghiệp lực càng mạnh thì sự dính mắc càng nhiều, nghiệp càng nhẹ thì sự dính mắc càng ít, nghiệp lực bị triệt tiêu thì tâm không dính mắc, tức là sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà không sinh ra dục, đây là trạng thái tâm giải thoát.
Như vậy, do vô minh nên tâm dính mắc các pháp thế gian sinh ra dục tham, dục sân, dục si, tạo nên muôn vàn sự khổ đau cho con người. Đức Phật đã xác nhận điều này trong chân lý thứ hai của Phật giáo là Tập Đế, Tập Đế là lòng ham muốn (dục), tức là sự dính mắc giữa sáu căn và sáu trần để phục vụ cho cảm thọ.
Dục sanh ra để phục vụ cho cảm thọ, nên mới có dính mắc giữa sáu căn và sáu trần. Nếu không có cảm thọ sanh khởi thì sẽ không có dục, tức là sẽ không có sự dính mắc giữa sáu căn và sáu trần.
Bây giờ chúng ta xem xét các ví dụ về sự hình thành của dục như sau:
Ví dụ 1: Một người chưa bao giờ uống rượu thì người đó chưa nghiện rượu (chưa có dục rượu). Một hôm người này được bạn bè mời uống rượu, nên cũng vui vẻ nhấp một ly. Khi uống rượu vào thì thấy cảm giác nồng nồng, cay cay, thơm thơm trong miệng, ăn cơm thấy ngon và ý có cảm giác phấn khích khi mọi người chúc tụng vui vẻ, đó là những thọ lạc. Do chỉ thấy được cảm thọ lạc nhận được trên thân tâm khi uống rượu, mà không nhận thức được tác hại của việc uống rượu, nên anh ta khởi tâm ưa thích cảm thọ đó và dính mắc việc uống rượu (pháp trần) tạo nên dục uống rượu (dục tham), tức là tạo nghiệp thích uống rượu. Lúc này lực dính mắc (nghiệp lực) còn yếu. Qua nhiều lần bạn bè, gia đình, anh em mời trong nhiều dịp lễ tết, giỗ chạp, sinh nhật, liên hoan… thì anh ta càng ngày càng dính mắc vào rượu, tức là nghiệp lực nghiện rượu đã tăng dần. Đến khi sanh bệnh tật, bác sĩ bảo cai rượu thì rất khó bỏ, vì sức hút nghiệp lực quá mạnh. Nếu bỏ thì sanh cảm thọ và dục thèm rượu rất mạnh, cơ thể phản ứng khó chịu. Đây là ví dụ về sự hình thành dục tham.
Ví dụ 2: Một người khi nghe người khác chửi mắng mình, nên sanh ra cảm giác khó chịu trong ý thức, đây là thọ khổ. Do không hiểu bản chất của thọ khổ này, nên người đó sanh tâm dính mắc vào người chửi mình tạo nên dục sân, tức là dục chướng ngại. Do dục sân thúc đẩy nên biến ra hành động cãi cọ, mắng chửi và khởi ý hận thù người đó, tức là tạo nghiệp sân. Mỗi lần dục sân sanh khởi thì nghiệp sân càng mạnh, tức là sự dính mắc vào các chướng ngại pháp thế gian càng nhiều, nên ai nói gì trái ý là sanh khởi dục sân đùng đùng.
Ví dụ 3: Một đứa bé sinh ra trong gia đình được cha mẹ nuôi dưỡng từ bé. Cha mẹ vì vô minh nên thường cho con ăn cơm với thịt chúng sanh, những món ăn được chế biến thơm ngon nên khi ăn thì sanh ra thọ lạc. Vì không hiểu bản chất của thọ lạc và sự nguy hiểm của ăn thịt, nên tâm dính mắc vào việc ăn thịt sinh ra dục ăn thịt chúng sanh để phục vụ cho thọ lạc, tức là người đó đã tạo nghiệp thèm thịt. Nghiệp lực này càng mạnh theo năm tháng, đến khi gặp chánh pháp, hiểu nhân quả và thực hành đức hiếu sinh thì thấy khó khăn vì bị nghiệp thèm thịt cản trở. Muốn vượt qua thì phải trau dồi đức hiếu sinh hàng ngày và sử dụng pháp Như Lý Tác Ý để xả bỏ nghiệp thèm thịt.
Ví dụ 4: Ngày xưa khi con người còn lạc hậu, khoa học chưa phát triển, đứng trước những hiện tượng thiên nhiên hùng vĩ như sấm chớp, bão lụt, động đất, sóng thần thì con người có cảm giác quá sợ hãi, thấy bản thân mình rất nhỏ bé trước thiên nhiên, nên tâm dính mắc vào những hiện tượng đó sanh ra dục mê tín, từ đó mới tưởng tượng ra những ông thần sông, thần núi, thần biển, thần sấm, thần mưa… để thờ phụng với hy vọng giúp cho họ tai qua nạn khỏi. Đây là dục si mê tín.
Ví dụ 5: Khi ngủ cơ thể thoải mái, đó là thọ lạc, từ đó hình thành nên dục ham ngủ, mà càng ngủ nhiều thì con người càng lười biếng, si mê, đần độn, kém thông minh.
Ví dụ 6: Một cơn bệnh xảy ra trên thân khiến cơ thể đau nhức, tâm sanh ra khó chịu vô cùng, thì đó là dục chướng ngại, tức là dục sân.
Ví dụ 7: Ngày nay con người hay sử dụng điện thoại đến mức phát nghiện, là vì điện thoại rất tiện lợi trong việc liên lạc, cung cấp nhiều thông tin mới lạ, khơi gợi nhiều cảm xúc buồn, vui, thú vị, hồi hộp, tò mò… khiến con người sanh dục dính mắc, nên sử dụng thường xuyên. Chính điều này lấy đi sức tập trung của họ, vì tâm bị phân tán theo pháp trần.
Ví dụ 8: Người tu hành ức chế tâm, không cho ý thức không khởi niệm vọng tưởng, nên sanh ra xúc tưởng hỷ lạc trên thân, khiến người đó dính mắc, cứ thích ngồi hoài. Đó là dục ngồi thiền ức chế tâm, nhưng ức chế tâm thì nghiệp tham, sân, si không xả được, khiến cho họ không thể giải thoát.
Ví dụ 9: Có người thích những món ăn ngon, đến khi phải ăn những món không hợp khẩu vị thì sanh ra bực tức, chê bai. Đây là dục tham không được thỏa mãn thì sanh ra dục sân, dục si.
Như vậy tâm dính mắc giữa sáu căn và sáu trần sinh ra sáu dục để phục vụ cho cảm thọ, đó là nguyên nhân của mọi sự khổ đau của con người trên thế gian này.
Sáu căn là: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.
Sáu trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
Sáu dục là: nhãn (mắt) thức dục, nhĩ (tai) thức dục, tỷ (mũi) thức dục, thiệt (miệng) thức dục, thân thức dục, ý thức dục. Sáu dục này gọi chung là tâm dục.
Tâm dính mắc ở đâu thì dục sinh ra ở đó. Tâm không dính mắc thì dục biến mất. Ví dụ: Tâm dính mắc vào cơn đau bệnh thì tạo nên dục đau. Nếu chúng ta an trú tâm vào hơi thở, tức là tâm chỉ biết hơi thở mà không còn dính vào cảm thọ đau nữa, thì dục đau biến mất.
Trong truyện “Tam Quốc Diễn Nghĩa” có đoạn kể Quan Vũ bị trúng tên độc và cần được chữa trị. Hoa Đà, một danh y nổi tiếng, đề nghị phẫu thuật cạo xương để loại bỏ độc tố. Quan Vũ dũng cảm ngồi chơi cờ trong khi Hoa Đà tiến hành phẫu thuật mà không cần thuốc giảm đau. Dù rất đau đớn, ông vẫn tỏ ra bình thản và tiếp tục chơi cờ. Sau ca phẫu thuật, Quan Vũ nhanh chóng hồi phục, thể hiện sự kiên cường của ông và tài năng y thuật của Hoa Đà.
Như vậy, trong khi Hoa Đà làm phẫu thuật cạo xương cho Quan Vũ thì cảm thọ đau nhức trên thân ông rất mạnh, nhưng Quan Vũ đã dồn ý chí của mình tập trung trên bàn cờ, tức là tâm đã tách ra khỏi cảm thọ của cơn đau, nên ông đã kiên cường vượt qua cơn đau. Qua câu chuyện này chúng ta thấy ý chí và sức tập trung của Quan Vũ rất phi thường, dù ông không phải là người tu hành theo Đạo Phật.
Có cảm thọ mới có dục, không có cảm thọ thì không có dục. Thọ lạc tạo ra dục tham, thọ khổ tạo ra dục sân và dục si, thọ bất lạc bất khổ tạo ra dục si. Thọ lạc và thọ khổ thì chúng ta đã thấy ở những ví dụ trên, còn thọ bất lạc bất khổ thì ví dụ như trường hợp tâm rơi vào vô ký, ngoan không thì thân tâm sanh cảm thọ bất lạc bất khổ, nhưng tâm đang ở trạng thái si vô minh (không biết gì), gọi là dục si.
Dục phục vụ cho cảm thọ, nên có dục thương, dục ghét, dục lo lắng, dục vui, dục buồn, dục phấn chấn, dục chán nản, dục danh, dục lợi, dục nghi ngờ, dục ngã mạn, dục đố kị, dục đau, dục lười biếng, dục ngủ, dục hối hận, dục hy vọng, dục thất vọng…
Rõ ràng, khi xuất hiện cảm thọ đói thì con người sanh ra dục đi tìm thức ăn để thỏa mãn cơn đói. Nếu không xuất hiện cảm thọ đói, thì con người không đi tìm thức ăn.
Khi làm việc mà xuất hiện cảm thọ mệt mỏi, thì con người sanh ra dục muốn đi nằm hoặc ngồi nghỉ. Còn nếu không có cảm thọ mệt mỏi, thì họ vẫn tiếp tục làm việc bình thường.
Người đời thường tác động vào cảm xúc để khơi gợi lòng ham muốn của người khác nhằm đạt được mục đích của mình. Truyện Hán Sở Tranh Hùng kể rằng, trong trận chiến quyết định tại Cai Hạ, quân của Hạng Vũ đã bị bao vây và lâm vào tình thế tuyệt vọng. Tiêu Hà, một mưu sĩ tài ba của Lưu Bang, đã sử dụng một chiến thuật tâm lý tinh vi. Ông đã cho quân lính của mình thổi những khúc nhạc quê hương nước Sở, nơi mà phần lớn binh lính của Hạng Vũ đến từ đó.
Khi nghe tiếng tiêu vang lên những khúc nhạc quê hương, binh lính của Hạng Vũ cảm thấy nhớ nhà và tinh thần chiến đấu của họ bị suy sụp. Nhiều người bắt đầu từ bỏ hàng ngũ, quay về quê hương hoặc quy hàng quân Lưu Bang.
Chiến thuật này không chỉ làm giảm sức mạnh quân sự của Hạng Vũ mà còn đánh vào tâm lý của ông, khiến ông cảm thấy mất hết hy vọng và cô đơn. Cuối cùng, Hạng Vũ tự sát và cuộc chiến kết thúc với chiến thắng thuộc về Lưu Bang, người sau đó trở thành Hoàng đế sáng lập nhà Hán.
Như vậy Tiêu Hà đã biết lợi dụng cảm xúc của con người bằng cách cho quân lính thổi sáo, thổi tiêu những khúc nhạc quê hương nước Sở, khiến cho họ nghe cảm thấy nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ vợ con (cảm thọ), nên sanh dục muốn bỏ trốn về nhà, chứ không còn muốn chiến đấu nữa.
Cho nên, lời ca, tiếng nhạc, ngâm vịnh thơ văn, phim ảnh thường khơi gợi cảm xúc thất tình lục dục của con người, khiến cho họ sanh tâm dính mắc các pháp thế gian.
Những nhà lãnh đạo giỏi trên thế giới họ luôn biết nói, làm và đưa ra những quyết sách khơi gợi cảm thọ tích cực nơi người khác, khiến cho mọi người cảm thấy tin tưởng, an tâm, phấn chấn, sanh ra tinh thần hăng hái làm việc (dục tích cực). Còn nhà lãnh đạo nào làm cho mọi người xuất hiện cảm xúc tiêu cực, chán nản, thì tinh thần làm việc sẽ đi xuống, nên hiệu quả công việc sẽ giảm (dục tiêu cực).
Một đất nước mà người dân cảm thấy an toàn, an tâm, vui vẻ, đoàn kết, thì đất nước đó thanh bình, thịnh trị. Còn khi người dân cảm thấy bất mãn, chán ghét, chia rẽ, tức là họ xuất hiện cảm thọ khổ thì họ sẽ sinh ra dục quậy phá, biểu tình, chống lại vị vua cai trị đất nước đó.
Ngày nay, nhiều nhà bán hàng họ biết cách tạo ra sản phẩm có nhiều tính năng mới lạ với bao bì, nhãn mác đẹp, tô điểm bằng những câu chuyện hấp dẫn, rồi làm những quảng cáo với âm thanh, hình ảnh ấn tượng, mục đích cũng để khơi gợi cảm xúc (cảm thọ) của mọi người, khiến cho họ dính mắc (chú ý) để sẵn sàng bỏ tiền ra mua những sản phẩm đó.
Cuộc đời con người khổ vì làm theo dục để phục vụ cho cảm thọ. Vì phục vụ cho cảm thọ khoái khẩu mà con người đã hao tâm tổn sức tạo ra không biết bao nhiêu là của ngon vật lạ, trong đó có nhiều món từ thịt chúng sanh, nên tạo nên nghiệp sát sanh vay nợ xương máu chúng sanh để phải tái sanh làm thân chúng sanh trả nợ máu bị giết hại, ăn thịt trở lại.
Vì cảm thọ hãnh diện địa vị mà con người phải ra sức phấn đấu để thỏa mãn ham muốn được quyền cao chức trọng, có khi phải vào luồn ra cúi hoặc mưu hại người khác để mình được ngoi lên, vì thế mà Nguyễn Gia Thiều đã phải cảm thán: “Gót danh lợi bùn pha sắc xám, mặt phong trần nắng nám mùi dâu”.
Để phục vụ cho đời sống tiện nghi, tức là có cảm giác tiện lợi trong cuộc sống, thì con người đã lao tâm khổ tứ chế tạo ra không biết bao nhiêu là máy móc, dụng cụ, xây dựng nên một nền khoa học hiện đại, ngày càng tinh vi để phục vụ cho nhu cầu của con người, mục đích là phục vụ cho cảm thọ của con người. Do tìm kiếm những phương tiện phục vụ cho thọ lạc của mình, mà con người đã tàn phá môi trường, đánh cướp tài nguyên, bóc lột lẫn nhau, giết hại sinh linh, tạo ra không biết bao nhiêu là ác pháp. Khi tạo ra được những máy móc và phương tiện hiện đại, thì nó kích thích lòng ham muốn của con người lên gấp bội, vì thế mà sanh càng nhiều nghiệp ác tham, sân, si ngút trời, nghiệp ác này sẽ chiêu cảm những duyên ác để con người phải trả quả nghiệp báo như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, sóng thần, hỏa hoạn, chiến tranh… tang tóc, đau thương vô cùng.
Những chất gây nghiện như ma túy… một khi đã vướng vào thì rất khó thoát ra, vì chúng tạo ra cảm giác thọ lạc rất mạnh trên thân, dẫn đến sự lệ thuộc. Tương tự, bia, rượu, thuốc lá, cà phê… cũng mang lại cảm giác thọ lạc khá mạnh, khiến nhiều người dễ phát sinh ham muốn sử dụng thường xuyên. Ngay cả những thứ đơn giản như ớt, với vị cay nồng, hay đường, với vị ngọt dễ chịu, đều có thể kích thích cảm giác thích thú và hình thành thói quen sử dụng.
Khi đã bị nghiện và lệ thuộc vào các chất này, người sử dụng có thể đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: ma túy gây tổn hại trực tiếp đến não bộ, làm mất kiểm soát hành vi, gây ảo giác và suy giảm trí nhớ, cùng nhiều bệnh hiểm nghèo khác; rượu và bia làm tổn thương gan và hệ thần kinh; thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và tim mạch; đường góp phần gây béo phì, tiểu đường; còn ớt, nếu dùng quá mức, có thể gây kích ứng dạ dày… Lệ thuộc vào bất cứ chất nào cũng khiến tâm trạng người đó bất an, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng không được đáp ứng.
Việc lệ thuộc vào những chất gây nghiện này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm trạng cá nhân mà còn tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Người nghiện rượu rất dễ bị kích động, thường dễ dàng chửi mắng, đánh đập người khác, thậm chí có thể giết người. Người nghiện ma túy cũng vậy, khi thần kinh bị kích thích ở trong trạng thái ảo giác, họ mất đi cảm giác thực tại và dễ hành động mất kiểm soát làm tổn thương người khác, và có thể giết người không gớm tay…
Cho nên, dục là nguyên nhân gây ra của mọi khổ đau trên cuộc đời này, còn gốc rễ của dục để phục vụ cho cảm thọ.
Người xưa đã đúc kết những kinh nghiệm như: “Giận quá mất khôn”, “Nóng giận là kẻ thù của trí tuệ”, “Khi nóng giận, đừng quyết định gì cả” để chúng ta biết cách kiềm chế hành động khi tâm xuất hiện những cảm thọ khổ, tiêu cực, vì nó sẽ tạo ra dục ác để đáp ứng cho cảm thọ đó, nên sẽ gây ra khổ đau cho mình cho người. Người nóng giận có thể giết người được, khi hối hận thì đã muộn. Những quyết sách lớn nhỏ của con người phải được thực hiện ở tâm trạng bình thường, thanh thản, thì nó sẽ sáng suốt, còn khi nóng giận mà ra quyết định thì sẽ mắc sai lầm vì bị cảm xúc (cảm thọ) chi phối.
Kể cả khi trong tâm xuất hiện thọ lạc chúng ta cũng phải cẩn thận, vì nó cũng làm cho con người thiếu sáng suốt.
Từ xưa đến nay biết bao nhiêu vị vua mất nước vì bị các nịnh thần rót vào tai những lời đường mật, khiến vua sanh cảm thọ thích thú, rồi ra những quyết sách sai lầm. Còn những trung thần đôi khi bị chết là do họ nói thẳng làm vua sanh cảm thọ bực bội, nóng giận, nên có những hành động mất khôn, thậm chí giết hại trung thần.
Cho nên, quyết định dựa trên cảm xúc là thiếu sáng suốt. Do đó, câu “Nóng giận là kẻ thù của trí tuệ” có thể đổi thành: “Bị cảm xúc chi phối là kẻ thù của trí tuệ”. Ở đây chúng ta phải hiểu cảm xúc là cảm thọ, cảm thọ là một trong năm thành phần cấu tạo nên con người, do đó không thể diệt cảm thọ, nhưng không được hành động theo sự chi phối của cảm thọ, mà Đạo Phật dạy chúng ta nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người là giải thoát, chứ không phải làm theo cảm thọ thúc đẩy sanh ra dục để tạo nghiệp khổ đau.
Đời sống con người suy cho cùng thì cũng chỉ quanh quẩn sanh dục để phục vụ cho cảm xúc buồn, vui, thương, ghét, giận hờn, ham muốn, sợ hãi, lo lắng, nghi ngờ, đố kỵ, ngã mạn, hãnh diện, tự hào, buồn chán, hy vọng, thất vọng, tiện nghi, bất tiện, thoải mái, khó chịu… vì thế mà phải trầm luân sinh tử.
Dục phục vụ cho cảm thọ, đó là nguyên nhân tại sao khi mới gặp nhau, có người thích người này mà lại ghét người kia, dù rằng họ chưa làm điều gì cả. Vì sao?
Là vì nghiệp tác động qua cảm thọ, từ cảm thọ mới sanh dục.
Người A mới gặp đã thích người B là vì nghiệp của người A tương ưng thuận với nghiệp người B, nên nghiệp tương ưng đó tác động qua cảm thọ của người A khiến cho người A sanh ra cảm giác quý mến, thoải mái, ấn tượng, từ cảm giác này mới sinh ra dục nơi người A như muốn làm quen, giúp đỡ, hợp tác…
Vợ chồng lấy nhau đều là nợ nhân quả thể hiện qua sự tương ưng nghiệp lực, nghiệp tương ưng này thể hiện qua cảm thọ yêu mến, khiến họ sanh ra dục “thích lấy nhau”, nên mới thành vợ chồng được. Còn nếu không có sự tương ưng trong nghiệp, tức là không nợ nần gì cả, thì khi gặp nhau họ không tạo ra cảm thọ yêu mến, nên không sanh ra dục “thích lấy nhau”.
Qua một đoạn kể về cái duyên xuất gia tu hành của Hòa thượng Thanh Từ: “Khoảng năm 9 tuổi, nhân theo cụ ông lên Mốp Văn, Long Xuyên thọ tang người bác thứ ba, Hòa thượng được đến chùa Sân Tiên trên núi Ba Thê cúng cầu siêu cho bác. Duyên xưa gặp lại, nghe tiếng chuông chùa ngân dài giữa khoảng thinh không cô tịch, Hòa thượng rúng động như có một nỗi niềm giao cảm tự bao giờ. Bất thần Người xuất khẩu thành thơ:
Non đảnh là nơi thú lắm ai
Đó cảnh nhàn du của khách tài
Tiếng mõ công phu người tỉnh giấc
Chuông hồi văng vẳng quá bi ai
Có thể nói rằng chí xuất trần của Hòa thượng trỗi dậy kể từ đây”.
Như vậy, khi tới cảnh chùa, nghe tiếng chuông ngân dài tương ưng với nghiệp tu của Hòa thượng trỗi dậy thể hiện qua cảm xúc rúng rộng nỗi niềm, khiến Hòa thượng đã khởi ý muốn tu hành từ đây.
Có người muốn trở thành nhà kinh doanh là vì họ có cảm giác ngưỡng mộ một ai đó đã kinh doanh thành công, có người muốn trở thành bác sĩ vì họ có cảm xúc thương cảm những người bệnh, có người đã từng làm nghề nào đó trong quá khứ nên nghiệp tác động vào cảm thọ làm cho họ thấy thân quen, thích thú, nên sanh ý muốn (dục) theo đuổi nghề đó, v.v..
Cho nên, nghiệp tác động vào thọ và thọ sanh tâm dục tạo ra nghiệp. Do đó, tâm sanh dục tạo nghiệp ác thì phải thọ thổ, tâm sanh dục tạo nghiệp thiện thì nhận thọ vui, còn tâm không sanh dục thì không tạo nghiệp, nên có hỷ lạc do ly dục sanh, tức là không có thọ, đây là trạng thái giải thoát.
Do đó, muốn giải thoát khỏi khổ đau thì Đạo Phật dạy chúng ta ly dục, ly ác pháp hay giữ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ.
Muốn ly dục ly ác pháp là phải chặt đứt sợi dây dính mắc giữa sáu căn và sáu trần, tức là phải bào mòn, xả ly, đoạn diệt nghiệp lực tham, sân, si. Nếu không thể đoạn diệt nghiệp lực tham, sân, si thì không thể nào chặt đứt sợi dây dính mắc được.
Ví dụ: Có người nghe kinh sách dạy: “Đời sống xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không nhà cửa là giải thoát”, nên vội vàng từ bỏ gia đình, tài sản, sự nghiệp để sống xuất gia. Nhưng người đó quên rằng các sợi dây dính mắc với gia đình, tài sản, sự nghiệp vẫn còn nguyên đó, chưa hề mất đi. Vì thế, khi sống một mình thì biết bao nhiêu vọng tưởng sanh khởi trong tâm về gia đình, tài sản, sự nghiệp khởi lên trùng trùng, tức là người đó đang bị các pháp thế gian trói buộc. Những niệm vọng tưởng tự động khởi lên trong tâm đó là dục. Dục chưa lìa thì tâm chưa giải thoát.
Chỉ khi nào trả nợ xong nhân quả với gia đình thì nghiệp dính mắc với gia đình sẽ giảm đến mức triệt tiêu, lúc đó không còn nợ nần nhân quả gia đình nữa thì xuất gia mới yên ổn tu hành một mình để xả tâm vi tế đi sâu vào sự giải thoát.
Cho nên, ly dục ly ác pháp là phải chặt đứt sợi dây xiềng xích dính mắc giữa sáu căn và sáu trần, tức là triệt tiêu nghiệp lực.
Muốn triệt tiêu nghiệp lực thì phải triển khai tri kiến để thấu suốt các pháp thế gian như thật là nhân quả, vô thường, hợp tan, chứ không thật có. Ngay cả cảm thọ của chúng ta cũng là pháp sanh diệt theo nhân quả, cho nên dục cũng là pháp sanh diệt theo nhân quả.
Triển khai tri kiến thấu suốt các pháp chính là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát là trau dồi Định Vô Lậu và tu tập Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý xả bỏ tâm dính mắc các pháp thế gian, thì tâm không còn bị dục chi phối nữa.
Ví dụ: Khi dục thèm ăn thịt khởi lên trong tâm để phục vụ cho cảm thọ ngon, thì chúng ta phải quán xét việc ăn thịt chúng sanh là tạo nghiệp vay nợ xương máu chúng sanh, thì nghiệp đó sẽ tái sanh làm thân chúng sanh để bị giết hại, ăn thịt để trả nợ xương máu trở lại. Và trên chính bản thân mình cũng sẽ bị bệnh tật do tương ưng cộng nghiệp với từ trường đau khổ của con vật bị giết hại cho mình ăn. Hơn nữa, ăn để sống không có nghĩa là ăn thịt chúng sanh, còn ăn thịt chúng sanh là ăn để đau khổ mà chết. Vậy ăn thịt chúng sanh để làm gì? Cái cảm thọ khoái khẩu chỉ là cảm giác vô thường ngay đầu lưỡi, chứ nó có thường hằng bất biến đâu, tại sao lại ngu si đi phục vụ cho nó để rồi phải chịu vay nợ xương máu khổ đau? Sau khi quán xét thấu suốt xong, thì ta dùng pháp Như Lý Tác Ý xả bỏ nghiệp thèm thịt: “Ăn thịt chúng sanh là vay nợ xương máu chúng sanh, là bệnh tật, tai nạn, là mất thân người, phải trôi lăn trong nhân quả khổ đau vô cùng. Nhất định ta phải từ bỏ việc ăn thịt chúng sanh! Nhất định phải giữ gìn đạo đức hiếu sinh trọn vẹn”.
Giai đoạn đầu thì phải giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, tức là phải ly dục sát sanh ăn thịt chúng sanh, ly dục tham lam, ly dục tà dâm, ly dục nói dối, ly dục sử dụng các chất gây nghiện. Muốn ly dục này thì phải hiểu rõ bản chất cảm thọ do những dục này sanh ra là vô thường và khi thọ nhận các pháp để phục vụ cho cảm thọ sẽ sanh ra những điều khổ đau cho mình, cho người và cho chúng sanh, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý xả bỏ tâm dục, thì sẽ ly được dục.
Tiếp đến là quan sát những niệm dục tự động khởi lên trong tâm thì phải phân tích mổ xẻ nó, xem có làm khổ mình khổ người hay không? Nếu làm khổ mình khổ người thì nhất định tác ý xả bỏ, đó là ly dục.
Trong môi trường tu hành cảnh tịnh, Thầy Thông Lạc thường chủ trương trồng những cây xanh cho bóng mát, chứ Thầy không trồng những cây ăn trái, để giúp tu sinh phòng hộ, giữ hạnh độc cư. Vì những cây ăn trái đến mùa ra trái như cây mít thì mùi thơm của quả mít lan tỏa tác động vào cảm thọ khứu giác khiến cho tu sinh sanh tâm dính mắc thì họ sẽ khởi niệm dục phá độc cư bằng cách lý luận: “Ta phải tới báo với nhà bếp là có quả mít chín để nhà bếp chia cho mọi người ăn”. Chỉ cần khởi ý như vậy là họ đã phá độc cư, vì nhiệm vụ của họ quan sát cái tâm để xả chướng ngại pháp, chứ không phải là phóng dật theo trái mít, trái xoài…
Cuộc đời tu hành là một quá trình chặt đứt các sợi dây trói buộc giữa 6 căn và sáu trần, tức là ly dục ly ác pháp trong tâm của mình, ly dục ly ác pháp tức là ly dục ở mắt, ly dục ở tai, ly dục ở mũi, ly dục ở miệng, ly dục ở thân và ly dục ở ý. Muốn ly sáu dục này chúng ta phải học tập và rèn luyện theo chương trình Bát Chánh Đạo với lộ trình từ thấp đến cao thì mới có thể xả tâm dính mắc, ly dục ly ác pháp để tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ là tâm giải thoát.
Nghiệp tác động trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, nhưng cảm thọ là nơi mà con người cảm nhận sự khổ, vui, nên ở đây chúng ta đề cập tới cảm thọ, vì mối quan hệ giữa nghiệp, cảm thọ và dục chính là: nghiệp tác động vào thọ và thọ sanh dục để tạo nghiệp. Vậy mục đích tu hành của Đạo Phật là gì?
Chính là giải thoát ra mọi sự khổ đau của kiếp sống làm người và chấm dứt luân hồi tái sanh.
Mọi sự khổ đau là do nghiệp tạo ra, còn sự tái sanh luân hồi là do dục tạo ra. Nghiệp tác động vào thọ thì mới có khổ đau, thọ sanh dục thì mới có luân hồi. Cho nên, tu hành là giữ tâm bất động trước các ác pháp và cảm thọ thì chấm dứt sanh tử và luân hồi.
Người tu chứng họ tự tại sanh tử và chấm dứt tái sanh luân hồi. Vậy bằng cách nào họ làm được như vậy?
Người tu chứng trước khi bỏ báo thân thì họ có một động tác đó là nhập Tứ Thiền để xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, tức là xả cảm thọ. Xả cảm thọ thì nghiệp thân không còn tác động được nữa, nên mới gọi là tự tại sanh tử (bỏ thân nhẹ nhàng không có đau đớn). Xả cảm thọ thì làm sao sanh dục được, nên chấm dứt tái sanh luân hồi. Cho nên, Thầy Thông Lạc dạy: “Vậy chúng ta tu hành dùng Tứ Thiền xả thọ thì nghiệp và ái còn tác dụng vào đâu, cho nên gọi là diệt nghiệp đoạn ái. Diệt nghiệp là làm chủ thân tâm, đoạn ái là chấm dứt tái sanh luân hồi”.
Muốn xả cảm thọ thì tâm phải xả sạch tham, sân, si, có đủ Tứ Thần Túc thì mới xả thọ được, cho nên người chưa tu chứng thì không thể xả cảm thọ được, họ chỉ có thể giữ tâm bất động trước cảm thọ ở một mức độ nào đó mà thôi.
Như chúng ta đã phân tích ở trên, hành động dục là phục vụ cho cảm thọ, nó là nguyên nhân của mọi sự đau khổ của kiếp sống làm người, vì thế Đạo Phật dạy chúng ta triển khai tri kiến giải thoát để biến ra hành động phục vụ cho mục đích không làm khổ mình khổ người, thì tâm sẽ không còn đau khổ nữa.
Tóm lại, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sinh ra các cảm thọ, các cảm thọ sinh ra dục, từ dục con người mới sinh ra dính mắc các pháp trần, do dính mắc các pháp trần nên mới sinh ra tâm tham, sân, si, tức là dục tham, dục sân, dục si để tạo nghiệp tham, sân, si khiến con người phải chịu nhiều ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết. Cho nên, phải tu tập theo lộ trình Bát Chánh Đạo để ly dục ly ác pháp, tức là giữ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, thì tâm sẽ được giải thoát khổ đau.
TM. Ban Biên Tập
Sc. Nguyên Thanh
Leave a Comment
Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.
Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.
Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.
Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.
Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.
Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.
Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.
Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.
Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.
Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.
Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.
Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.
Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.
Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!
Thiện Tâm
1 ngày trước
Con kính tri ân Sư Cô Nguyên Thanh đã chia sẽ cho chúng con bài viết hữu ích và có ý nghĩa, giúp chúng con tiếp thu thêm nhiều tri kiến quan trọng khi tu tập ạ!🙏❤️
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Như chúng ta đã phân tích ở trên, hành động dục là phục vụ cho cảm thọ, nó là nguyên nhân của mọi sự đau khổ của kiếp sống làm người, vì thế Đạo Phật dạy chúng ta triển khai tri kiến giải thoát để biến ra hành động phục vụ cho mục đích không làm khổ mình khổ người, thì tâm sẽ không còn đau khổ nữa." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Người tu chứng họ tự tại sanh tử và chấm dứt tái sanh luân hồi. Vậy bằng cách nào họ làm được như vậy?
Người tu chứng trước khi bỏ báo thân thì họ có một động tác đó là nhập Tứ Thiền để xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, tức là xả cảm thọ. Xả cảm thọ thì nghiệp thân không còn tác động được nữa, nên mới gọi là tự tại sanh tử (bỏ thân nhẹ nhàng không có đau đớn). Xả cảm thọ thì làm sao sanh dục được, nên chấm dứt tái sanh luân hồi. Cho nên, Thầy Thông Lạc dạy: “Vậy chúng ta tu hành dùng Tứ Thiền xả thọ thì nghiệp và ái còn tác dụng vào đâu, cho nên gọi là diệt nghiệp đoạn ái. Diệt nghiệp là làm chủ thân tâm, đoạn ái là chấm dứt tái sanh luân hồi”." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Mọi sự khổ đau là do nghiệp tạo ra, còn sự tái sanh luân hồi là do dục tạo ra. Nghiệp tác động vào thọ thì mới có khổ đau, thọ sanh dục thì mới có luân hồi. Cho nên, tu hành là giữ tâm bất động trước các ác pháp và cảm thọ thì chấm dứt sanh tử và luân hồi." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Nghiệp tác động trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, nhưng cảm thọ là nơi mà con người cảm nhận sự khổ, vui, nên ở đây chúng ta đề cập tới cảm thọ, vì mối quan hệ giữa nghiệp, cảm thọ và dục chính là: nghiệp tác động vào thọ và thọ sanh dục để tạo nghiệp. Vậy mục đích tu hành của Đạo Phật là gì?
Chính là giải thoát ra mọi sự khổ đau của kiếp sống làm người và chấm dứt luân hồi tái sanh." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Cuộc đời tu hành là một quá trình chặt đứt các sợi dây trói buộc giữa 6 căn và sáu trần, tức là ly dục ly ác pháp trong tâm của mình, ly dục ly ác pháp tức là ly dục ở mắt, ly dục ở tai, ly dục ở mũi, ly dục ở miệng, ly dục ở thân và ly dục ở ý. Muốn ly sáu dục này chúng ta phải học tập và rèn luyện theo chương trình Bát Chánh Đạo với lộ trình từ thấp đến cao thì mới có thể xả tâm dính mắc, ly dục ly ác pháp để tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ là tâm giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Có người nghe kinh sách dạy: “Đời sống xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không nhà cửa là giải thoát”, nên vội vàng từ bỏ gia đình, tài sản, sự nghiệp để sống xuất gia. Nhưng người đó quên rằng các sợi dây dính mắc với gia đình, tài sản, sự nghiệp vẫn còn nguyên đó, chưa hề mất đi. Vì thế, khi sống một mình thì biết bao nhiêu vọng tưởng sanh khởi trong tâm về gia đình, tài sản, sự nghiệp khởi lên trùng trùng, tức là người đó đang bị các pháp thế gian trói buộc. Những niệm vọng tưởng tự động khởi lên trong tâm đó là dục. Dục chưa lìa thì tâm chưa giải thoát." (Sc. Nguyên Thnah)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Muốn ly dục ly ác pháp là phải chặt đứt sợi dây dính mắc giữa sáu căn và sáu trần, tức là phải bào mòn, xả ly, đoạn diệt nghiệp lực tham, sân, si. Nếu không thể đoạn diệt nghiệp lực tham, sân, si thì không thể nào chặt đứt sợi dây dính mắc được." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Cho nên, nghiệp tác động vào thọ và thọ sanh tâm dục tạo ra nghiệp. Do đó, tâm sanh dục tạo nghiệp ác thì phải thọ thổ, tâm sanh dục tạo nghiệp thiện thì nhận thọ vui, còn tâm không sanh dục thì không tạo nghiệp, nên có hỷ lạc do ly dục sanh, tức là không có thọ, đây là trạng thái giải thoát.
Do đó, muốn giải thoát khỏi khổ đau thì Đạo Phật dạy chúng ta ly dục, ly ác pháp hay giữ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Người xưa đã đúc kết những kinh nghiệm như: “Giận quá mất khôn”, “Nóng giận là kẻ thù của trí tuệ”, “Khi nóng giận, đừng quyết định gì cả” để chúng ta biết cách kiềm chế hành động khi tâm xuất hiện những cảm thọ khổ, tiêu cực, vì nó sẽ tạo ra dục ác để đáp ứng cho cảm thọ đó, nên sẽ gây ra khổ đau cho mình cho người. Người nóng giận có thể giết người được, khi hối hận thì đã muộn. Những quyết sách lớn nhỏ của con người phải được thực hiện ở tâm trạng bình thường, thanh thản, thì nó sẽ sáng suốt, còn khi nóng giận mà ra quyết định thì sẽ mắc sai lầm vì bị cảm xúc (cảm thọ) chi phối." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Cho nên, dục là nguyên nhân gây ra của mọi khổ đau trên cuộc đời này, còn gốc rễ của dục để phục vụ cho cảm thọ." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Dục phục vụ cho cảm thọ, nên có dục thương, dục ghét, dục lo lắng, dục vui, dục buồn, dục phấn chấn, dục chán nản, dục danh, dục lợi, dục nghi ngờ, dục ngã mạn, dục đố kị, dục đau, dục lười biếng, dục ngủ, dục hối hận, dục hy vọng, dục thất vọng…" (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Tâm dính mắc ở đâu thì dục sinh ra ở đó. Tâm không dính mắc thì dục biến mất. Ví dụ: Tâm dính mắc vào cơn đau bệnh thì tạo nên dục đau. Nếu chúng ta an trú tâm vào hơi thở, tức là tâm chỉ biết hơi thở mà không còn dính vào cảm thọ đau nữa, thì dục đau biến mất." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Dục sanh ra để phục vụ cho cảm thọ, nên mới có dính mắc giữa sáu căn và sáu trần. Nếu không có cảm thọ sanh khởi thì sẽ không có dục, tức là sẽ không có sự dính mắc giữa sáu căn và sáu trần." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc
Tri Kiến Giải Thoát
1 ngày trước
"Dục là lòng ham muốn của con người, tức là tâm ham muốn. Dục do đâu mà có?
Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sinh ra các cảm thọ, các cảm thọ sinh ra ái dục, từ ái dục con người mới sinh ra dính mắc các pháp trần, do dính mắc các pháp trần nên mới sinh ra tâm tham, sân, si, tức là dục tham, dục sân, dục si để tạo nghiệp tham, sân, si khiến con người phải chịu nhiều ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết." (Sc. Nguyên Thanh)
Các tương tác cảm xúc