Chánh niệm tĩnh giác để xả tâm

Nguyên Thanh

26 Tháng Chín, 2019

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
7

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
7
Bạn
  • 1 người khác thấy bổ ích
  • 1 người khác thấy cảm hứng
  • 2 người khác thấy xúc động
Chuyển sang nghe podcast

Nội dung mô tả

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 26 tháng 9 năm 2019

CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC ĐỂ XẢ TÂM

Phật tử T.H thưa hỏi

Hỏi: Kính chào Sư cô Nguyên Thanh! Con xin thưa hỏi như sau:

Câu 1: Trước con có tập Suối Nguồn Tươi Trẻ, khi con tập mỗi ngày thì thấy mình rất khỏe và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên con có nghe bài pháp Trưởng lão có giảng là những phương pháp như Yoga hoặc ăn muối mè gạo lứt cũng như một loại dục lạc. Con thử ngưng tập thì thấy cơ thể mình đòi hỏi phải tập lại và có những cơn sân giận cuồn cuộn trong lòng, có những cái con kịp triển khai tri kiến nhưng có những cái không thể điều ngự được. Thưa sư cô như vậy là hiện tượng gì và mình nên đối trị như thế nào?

Câu 2: Hàng ngày con đọc sách của Trưởng lão rồi ghi lại những câu pháp hướng nhắc mình, cố gắng nhắc mình đừng thấy đúng sai chỉ thấy nhân quả nhưng có lẽ tình huống đời thực chưa được thông suốt về nhân quả lắm nên đôi khi mình lại bị kéo đi và bị nhấn chìm.

Xin sư cô chỉ giúp con cách thuần hóa lại tâm mình trong cảnh thế gian này. Con không rõ vì sao trong ngũ giới, con có thể nhẹ nhàng với những người xung quanh khi họ vi phạm “Đức hiếu sinh”, ví dụ họ có thể cúng kiếng thịt chúng sinh, ăn tiệc bày la liệt thịt cá… xem như họ chưa có duyên. Nhưng đối với giới “Đức trung thực, nói lời giữ lấy lời…” thì con cảm giác mình rất sân khi họ phạm giới này. Con biết là con không đúng khi nhìn lỗi người , nhưng quả thật con chưa triển khai được chỗ này. Xin sư cô từ bi chỉ dạy giúp con!

Đáp: Kính gửi chị T.H!

1- Đạo Phật đã xác định 4 chân lý của con người Khổ – Tập – Diệt – Đạo, trong đó Đạo đế là trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, đây là trạng thái giải thoát không có khổ đau.

Để có được trạng thái này thì cần phải xả ly các chướng ngại pháp trên tâm và thân.

Ngược lại, khi chúng ta huân tập một pháp nào làm cho thân tâm cảm thấy thoải mái mà khi pháp đó không có mặt thân tâm thấy khó chịu thì sự huân tập như vậy là dục và dục này đã trở thành nghiệp lực chi phối bản thân mình.

Phần lớn mọi người tập thể dục là do thân hành hoạt động không do ý thức chủ động điều khiển từng hành động nên nó vẫn là hành động vô minh, hành động vô minh thì có tính chất tham, sân, si.

Khi chị tập Yoga hay Suối Nguồn Tươi Trẻ mà cảm thấy rất khỏe và tràn đầy năng lượng tức là có sự ưa thích trong đó, sự ưa thích đó gọi là dục, nhờ sự ưa thích này mà chị tập thường xuyên nên nó trở thành nghiệp lực của thân và tâm. Nghiệp lực này sẽ tác động trở lại vào cơ thể nhằm thực hiện những hành động đó để thân thể và tinh thần cảm thấy sảng khoái, những cảm thọ này gọi là thọ lạc. Nếu chị ngưng không tập luyện nữa, nghĩa là không có những hành động để đáp ứng cảm thọ lạc trên thân và tâm thì cơ thể sẽ phản ứng gây ra những thọ khổ như là: Cơ thể mệt mỏi, tinh thần bứt rứt, dễ nổi cáu như chị đã trình bày.

Mục đích khi tập thể dục như Yoga là để nâng cao sức khỏe, cơ thể sảng khoái, như vậy trạng thái sảng khoái đó gọi là hỷ lạc do nhân quả hợp thành mà có, nói ngắn gọn là hỷ lạc do dục sanh.

Ở góc độ nhân quả thì ta thấy, kết quả thân tâm thấy sảng khoái là do nhân muốn nâng cao sức khỏe hợp duyên với các hành động tập luyện Yoga mà thành. Hàng ngày chị tập như vậy thì chị sẽ thấy cơ thể giãn gân cốt, máu huyết lưu thông, tinh thần có vẻ thoải mái hơn, nhưng nếu chị bỏ tập thì quả sảng khoái không đủ duyên hợp, nên nghiệp lực thúc đẩy cơ thể phản ứng để đòi hỏi đáp ứng lượng vận động đủ để quả sảng khoái xảy ra và gây cảm giác bứt rứt khó chịu.

Cũng giống như bình thường mình ăn 3 bát cơm vào bữa trưa tầm 12h thì no, cơ thể thấy khỏe khoắn, còn hôm nay do bận công việc nên 4h chiều mới ăn. Trong khoảng thời gian từ 12h trưa tới 4h chiều cơ thể sẽ đòi hỏi đáp ứng lượng thức ăn đủ để cơ thể có năng lượng hoạt động bằng cách sanh ra cảm thọ đói, mặt mày xây xẩm, mệt nhọc… mục đích là mình phải đi tìm thức ăn.

Hoặc giống như người bình thường uống cà phê, trà để tỉnh táo làm việc, hôm nào không có trà, cà phê thì người đó thấy uể oải, thiếu tỉnh táo, đó là bị trà, cà phê chi phối, vì người này đã huân tập thói quen đó thành nghiệp lực.

Vì vậy, chị muốn bỏ tập thể dục như tập Suối Nguồn Tươi Trẻ hay tập Yoga thì chị nên làm 3 điều:

˗ Thứ nhất là xả tâm không dính mắc vào các phương pháp tập thể dục này vì hiểu rằng sức khỏe là do duyên hợp nhân quả, chứ không phải do mỗi việc tập thể dục mà có, bằng chứng là có nhiều vận động viên nổi tiếng thế giới vẫn mắc bệnh nan y như thường. Vì cái gốc sức khỏe do giữ Đức Hiếu Sinh mà ra, tập thể dục chỉ là cái ngọn, nếu không giữ đức hiếu sinh thì thân sẽ bệnh.

˗ Thứ hai là quay trở lại hành động thường ngày bằng cách giảm cường độ vận động lại, để cơ thể thích nghi dần dần, ví dụ hàng ngày chị tập khoảng 30 phút Yoga thì giảm dần mỗi ngày tập 5-10 phút.

˗ Thứ ba: Để cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sáng suốt tỉnh táo thì chị có thể kết hợp tập Chánh Niệm Tĩnh Giác trên thân hành thay cho bài tập thể dục.

Ví dụ: Thay vì tập Yoga hay Suối Nguồn Tươi Trẻ thì chị có thể tập đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác, tác ý ra lệnh trước rồi thực hiện thân hành sau: “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, tiếp đến tác ý: “một” rồi bước chân trái, “hai” rồi bước chân phải… cứ như vậy đến 10 hoặc 20 bước thì dừng lại tác ý tiếp. Khoảng 3 phút tập, 3 phút nghỉ, sau đó tăng dần lên 5 phút tập, 5 phút nghỉ; 10 phút tập, 10 phút nghỉ… Chị có thể tác ý đi kinh hành 20 bước rồi đứng lại hít thở 5 hơi, đó là kết hợp giữa thân hành ngoại và nội, vừa rèn luyện tinh thần, vừa rèn luyện ý thức.

Tập Chánh Niệm Tĩnh Giác tức là ý thức làm chủ hành động của mình để không bị nghiệp chi phối trong một khoảng thời gian nào đó, nghĩa là mình ra lệnh thì thân hành mới thực hiện hành động, còn chưa có lệnh thì thân hành không hành động. Chính vì hành động được kiểm soát bởi ý thức nên nó không tạo thành thói quen quán tính, mà tạo thành sức tỉnh thức giúp mình có chánh niệm để xả tâm trong đời sống hàng ngày. Còn tập thể dục bình thường thì phần lớn là vận động tay chân mà không có ý thức chủ động điều khiển, nên nó trở thành thói quen quán tính huân tập thành nghiệp lực chi phối lại thân tâm của mình.

Hoặc chị có thể thiện xảo biến bài tập thể dục bình thường thành các hành động chánh niệm tĩnh giác. Ví dụ: Chị tác ý: “đưa tay trái ra” rồi chị đưa tay trái ra, “đưa tay trái vào” rồi chị đưa tay trái vào, “chân phải bước sang phải” rồi chị bước chân phải sang bên phải…

Chánh Niệm Tĩnh Giác trên thân hành như vậy vừa rèn luyện thân thể, vừa rèn luyện tinh thần khiến cho tâm có sức tĩnh giác, sức tĩnh giác này áp dụng trong hàng ngày nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để xả các chướng ngại pháp trong tâm của mình.

Trong thư chị có nói rằng khi không tập thể dục nữa thì trong lòng nổi sân cuồn cuộn, vì thế chị nên trau dồi tâm từ trên những hành động thân, khẩu, ý, vì tâm từ đối trị tâm sân và giúp cho chị có sức tĩnh giác luôn nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để khi tiếp xúc với nhiều đối tượng không còn nổi sân nữa.

Trau dồi tâm từ trên thân, khẩu, ý là nhắc tâm trước mỗi hành động để không làm chúng sanh đau khổ, ví dụ:

˗ “Cẩn thận không làm chết kiến trùng tôi biết tôi đang quét nhà”.

˗ “Dưới chân ta có nhiều loài vật nhỏ nhít nên ta phải lưu ý từng bước chân để không dẫm đạp làm tổn thương tới sự sống mong manh của chúng”.

˗ “Phải luôn nói những lời vui vẻ, tôn trọng mọi người trong gia đình cũng như ngoài xã hội”.

˗ “Phải luôn thương yêu mọi người không được ghét ai cả”

Lòng yêu thương cần phải được luyện tập và trau dồi hàng ngày trong các hành động, trong mọi việc làm thì mới thấm nhuần trong tâm, nhờ đó tâm luôn tỉnh táo và sáng suốt không làm tổn hại đến sự sống của mình, của mọi người và các loài chúng sanh, đó chính là chánh niệm tĩnh giác.

Khi lòng yêu thương có mặt thì chướng ngại pháp không có mặt, chướng ngại pháp không có mặt thì tâm sân không có mặt, tâm sân không có mặt thì trạng thái an vui hạnh phúc sẽ hiện ra, cho nên tâm từ luôn đối trị tâm sân là như vậy.

Ngoài ra, khi trau dồi tâm từ thì từ trường lòng yêu thương sẽ giúp cho thân thể chúng ta khỏe mạnh, chuyển hóa nghiệp bệnh, tâm hồn thanh thản và chiêu cảm lòng thương yêu của chúng sanh.

Thầy Thông Lạc thường dạy Nguyên Thanh rằng: “Khi con trau dồi tâm từ và tâm hỷ sung mãn thì con sẽ nhập được tất cả các loại thiền định”.

Còn đối với việc ăn gạo lứt mà chị trình bày thì cũng tương tự như vậy, chị có thể giảm ăn từ từ rồi dứt hẳn, vì để nuôi sống cơ thể thì chỉ cần thức ăn thực vật đầy đủ chất dinh dưỡng là được.

Nói chung, sức khỏe là do nhân quả quyết định chứ không phải do tập thể dục hay ăn gạo lứt quyết định. Cho nên trau dồi lòng yêu thương, sống đúng đạo đức vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, làm việc điều độ khoa học thì cơ thể sẽ khỏe mạnh.

Nguyên Thanh còn nhớ trong lớp Chánh kiến có vị tu sinh hỏi Trưởng lão Thích Thông Lạc: “Con có thể tập các động tác Dịch cân kinh không Thầy?”, Thầy trả lời: “Cũng được, nhưng đừng để thành thói quen”. Có nghĩa là không nên huân tập việc tập dưỡng sinh thành nghiệp lực thì sẽ khó bỏ sau này, vì bản chất tu hành là ly dục chứ không phải huân tập dục, dù đó là dục của thân hay dục của tâm.

Thầy Thông Lạc kể rằng: Lúc mới lên Hòn Sơn – Rạch Giá tu hành, mỗi ngày Thầy phải leo từ trên đỉnh núi xuống xin cơm một ngôi chùa ở chân núi, nhưng Thầy thấy như vậy vừa bất tiện, lại cũng khó khăn, nên Thầy cố gắng ăn rau xà lách xoong có sẵn ở ao nước nhỏ trên đỉnh núi Ma Thiên Lãnh. Thầy không ăn rau ngay mà tập ăn từ từ, Thầy vẫn xin cơm để ăn, hôm đầu ăn 9 phần cơm và 1 phần rau, hôm sau thì ăn 8 phần cơm 2 phần rau… cứ như vậy cho đến khi ăn rau hoàn toàn thay cơm thì Thầy không còn xuống chân núi xin cơm nữa. Do biết cách giảm lần lần cơm thay bằng rau nên cơ thể thích ứng được với rau, không có phản ứng đột ngột, chính vì thế mà Thầy sống 9 tháng trên Hòn Sơn tu hành chỉ ăn rau rừng mà thôi.

Mục đích của Đạo Phật chính là làm chủ sanh, già, bệnh, chết, tức là làm chủ các hành động của chúng ta để không bị thói quen nghiệp lực tham, sân, si lôi kéo vào ác pháp làm khổ mình khổ người.

Ở đời cũng như trong đạo, người nào càng làm chủ được bản thân thì càng thành công, từ làm chủ kiến thức, làm chủ cảm xúc, làm chủ công nghệ… để khi điều kiện bên ngoài thay đổi dù có đột ngột thì họ vẫn dễ dàng thích ứng, thích nghi để tồn tại và phát triển.

Cho nên, 5 lớp đầu tiên của Đạo Phật trong chương trình Bát Chánh Đạo là lớp Chánh kiến, lớp Chánh tư duy, lớp Chánh ngữ, lớp Chánh nghiệp và lớp Chánh mạng thuộc về đời sống con người, tức là làm chủ thân hành, khẩu hành và ý hành của chúng ta để không bị nghiệp tác động làm cho khổ đau.

Người tu theo Đạo Phật cũng giống như người bình thường, nhưng họ luôn tĩnh giác làm chủ mọi hành động trong đời sống hàng ngày với trí tuệ đạo đức nhân quả soi sáng, nên không làm khổ mình khổ người.

Sự làm chủ này cũng có từng cấp độ, từ làm chủ tâm rồi mới làm chủ thân; làm chủ ý hành rồi mới tới khẩu hành, thân hành. Cho nên, Thầy Thông Lạc đã dạy ly dục, ly ác pháp tức là làm chủ tâm, làm chủ tâm thì tâm bất động, tâm bất động thì tâm mới an trú được, an trú được là tâm định trên thân hành, tâm định trên thân hành là từng bước làm chủ được thân mình.

Khi làm chủ tâm được khoảng vài chục phút, tâm quay vào định trên thân hành thì người này luôn cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng, khỏe khoắn. Trạng thái này thì thời tiết nóng lạnh đột ngột không làm họ mệt mỏi; muỗi mòng, côn trùng ít xâm hại họ; dù ít vận động nhưng họ luôn khỏe khoắn và tỉnh táo, ít bị hôn trầm, vô ký, thùy miên.

Chúng ta hiểu rằng, thân này là thân nhân quả, nên nó phải chịu sự chi phối của luật nhân quả, vì vậy nó phải sinh, thành, hoại, diệt, chính vì thế điều quan trọng nhất là phải làm chủ được tâm mình. Nhưng muốn làm chủ tâm thì cần phải chăm sóc thân cho tốt để thân thể khỏe mạnh trong thiện pháp, nhờ thân khỏe mạnh thì việc dụng tâm ly dục ly ác pháp dễ dàng hơn so với thân có bệnh. Thân có bệnh rất khó tu tập vì chúng ta phải đối diện với hai ác pháp cùng lúc, vừa phải xả tâm tham, sân, si, vừa phải xả nghiệp bệnh, cho nên phải phòng hộ để thân được khỏe mạnh thì dễ dàng tu tập hơn.

Muốn làm chủ được tâm thì phải triển khai tri kiến giải thoát, muốn triển khai tri kiến giải thoát thì phải trau dồi Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, muốn trau dồi Định Vô Lậu thì phải quán xét suy tư các pháp để thấy được lý như thật của các pháp và muốn trau dồi Định Chánh Niệm Tĩnh Giác thì phải nương theo thân hành của mình mà tu tập.

Người nào không làm chủ được hành động của mình thì hay bị dục lôi kéo vào ác pháp, làm khổ mình khổ người.

Ví dụ: Người say rượu thì không còn làm chủ bản thân, nên gây nhiều ác pháp như đánh mắng vợ con, chửi bới hàng xóm, thậm chí có thể giết người.

Những người thiếu tĩnh giác thường hành động theo thói quen, hễ thấy chướng tai gai mắt là nổi sân liền, do nổi sân nên không còn sáng suốt, thiếu sáng suốt nên sẽ hành động để thỏa mãn tâm sân, thỏa mãn tâm sân thì sẽ làm khổ mình khổ người.

Mở rộng vấn đề: Khi huân tập một hành động vào thân tâm nhiều lần trở thành thói quen do vô minh điều khiển thì sẽ trở thành nghiệp lực tham, sân, si. Nghiệp lực này sẽ chi phối lại thân tâm của mình để tiếp tục thực hiện hành động đó nhằm thỏa mãn dục tham, sân, si của nó, nếu mình không thực hiện thì thọ khổ trên thân tâm sẽ xuất hiện. Chính vì thế mà cần phải xả tâm tham, sân, si thì nghiệp lực sẽ không chi phối thân tâm, do nghiệp không chi phối nên thân tâm được thanh thản, an lạc và vô sự, đó chính là trạng thái giải thoát.

Chúng ta hãy xem xét một số trường hợp huân tập thói quen vào thân tâm trở thành nghiệp lực và sự tác động của nó như sau:

Ví dụ 1: Có những người họ làm công việc bốc xếp hàng hóa ở công ty rất nặng nhọc, nhưng khoảng một vài tuần không có hàng hóa, nên họ được nghỉ. Trong thời gian không có việc làm, những người thợ này cơ bắp thấy uể oải, tinh thần thì bứt rứt vì cơ thể đã quen với cường độ lao động nặng nhọc đó rồi, bây giờ không làm gì thì cơ thể sẽ phản ứng.

Ví dụ 2: Có người quen ăn ớt, đến bữa ăn phải có một vài quả ớt thì họ mới thấy ngon cơm, thấy “đã”. Nhưng nếu hôm nào không có ớt thì họ cảm thấy ăn không ngon, cảm thấy bữa cơm tẻ nhạt, như vậy người này đã huân tập dục “ăn ớt” thành nghiệp. Khi nghiệp tác động sanh dục ở tâm mà không được đáp ứng thì cơ thể sẽ phản ứng cảm thấy chán ăn…

Ví dụ 3: Có những hệ phái tôn giáo dạy mọi người ăn chay kỳ, 1 tháng là 3 ngày hoặc 5 ngày, nên những tín đồ cứ đến tháng là ăn chay vài ngày, trong những ngày đó họ phải “nhịn” ăn thịt nên ức chế tâm, qua những ngày ăn chay thì họ ăn thịt rất nhiều để cho đã cơn thèm.

Đạo Phật dạy chúng ta ăn chay vì lòng từ, nên người ăn chay là người phải hiểu biết nhân quả khổ đau khi ăn thịt chúng sanh, vì thế họ xả tâm ác pháp này, hơn nữa họ còn phải triển khai tri kiến để phát triển lòng yêu thương càng lớn mạnh thì việc ăn thực vật rất dễ dàng, không ức chế tâm và ăn thường xuyên, không bao giờ còn thèm thịt động vật.

Có cô A kể cho Nguyên Thanh nghe về sự tu tập của cô: Khi biết chánh pháp của Trưởng lão Thông Lạc, cô A quyết tâm ăn thực vật (ăn chay trường) nhưng sau 6 tháng nghiệp thèm ăn thịt chưa lìa hẳn, nên thúc đẩy cô A ăn thịt động vật, do chưa đủ sức tĩnh giác nên cô A đã ăn thịt động vật lại một vài ngày, nhưng sau đó nhớ lại lời của Thầy Thông Lạc dạy trong sách nên cô A lên sám hối với Thầy và quyết tâm trau dồi lòng thương yêu, nhờ thế cô A ăn chay trọn vẹn cho đến bây giờ vì đã thấm nhuần Đức Hiếu Sinh.

Cho nên, Đức Hiếu Sinh là một đức hạnh đầu tiên trong 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người mà mọi người biết chánh pháp cần phải học, triển khai tri kiến và biến thành hành động trên thân, khẩu, ý, chứ không phải tự nhiên mà có được.

Bộ sách Giáo Án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới là bộ sách giáo khoa dạy đạo đức làm người đầu tiên trên hành tinh này do Trưởng lão Thích Thông Lạc biên soạn, mục đích là rèn luyện đạo đức cho con người sống không làm khổ mình khổ người và dân tộc Việt Nam may mắn được thọ hưởng đầu tiên.

Ví dụ 4: Có người trong cuộc sống hễ đụng chuyện chướng ngại là tâm sanh giận hờn thì người này đã huân thành nghiệp sân, nên khi gặp cảnh trái ý nghịch lòng thì họ phải bực tức, la hét… thì mới hả giận, còn nếu không được bực tức như vậy thì họ sẽ ấm ức trong lòng, họ thấy rất khó chịu. Sở dĩ như vậy là vì “dục sân” của họ không được đáp ứng nên tâm bị ức chế, đè nén trong lòng.

Ví dụ 5: Có người bình thường họ ngủ khoảng 7-8h/1 ngày, nếu hôm nào đó vì lý do công việc mà phải dậy sớm thì cơ thể họ thấy uể oải, tinh thần không sáng suốt vì ngủ không đủ nên cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn.

Ví dụ 6: Có người ở xứ nóng nhiệt đới quen rồi, sau này có điều kiện sang những nước có khí hậu lạnh, hàn đới sinh sống, thì thời gian đầu họ thấy khó khăn vì cơ thể chưa thích nghi, nên dễ bị cảm rồi bệnh…

Ví dụ 7: Có người thì quen với nếp sống và phong tục tập quán ở quê nhà, khi có dịp đi du học hay làm việc ở môi trường nước ngoài với cách sống, văn hóa khác ở nhà, đôi khi trái ngược thì họ bị sốc văn hóa.

Ví dụ 8: Những nhà du hành vũ trụ khi bay lên không gian, sống trong môi trường không trọng lượng một thời gian, sau đó trở về trái đất thì họ không thể sống ở điều kiện bình thường ngay liền được, mà phải được đưa vào phòng “thích nghi” điều chỉnh dần dần để cơ thể làm quen lại với điều kiện áp suất, khí hậu trên trái đất.

Ví dụ 9: Có những người bị đói lâu ngày, khi được cho ăn đầy đủ trở lại thì họ có thể chết do cơ thể chưa kịp thích nghi. Với trường hợp này phải cho ăn từng chút một để cơ thể quen dần thì không nguy hiểm đến tính mạng.

Ví dụ 10: Có người quen làm một công việc nào đó theo phương pháp truyền thống, khi có người khác thay mình làm theo cách khác thì đôi khi người đó thấy khó chịu, vì sức ỳ tâm lý khiến họ chưa thể chấp nhận phương pháp mới ngay được.

Ví dụ 11: Có người ưa thích một đội bóng, khi đội đó thắng thì họ vui, thua thì buồn là bởi vì thực tế diễn ra khác với sự mong đợi của họ, tức là trái với tâm dục của họ.

Ví dụ 12: Thân của chúng ta là thân nhân quả, chịu sự chi phối của nghiệp lực tham, sân, si, nên sẽ tham sống và sợ chết. Nếu vì một lý do nào đó, ví dụ như bị đuối nước, hoặc ai đó bịt mũi không cho mình thở thì cơ thể sẽ phản ứng vẫy vùng, tim đập mạnh, mặt tím tái… để giành lại sự sống cho mình. Cho nên, khi chưa hết tham, sân, si thì không có cách nào tịnh chỉ hơi thở mà ra đi tự tại được.

Ví dụ 13: Khi một người mới nhập thất, nếu không xác định được sức của mình mà cố thức khuya dậy sớm vượt quá sức tỉnh thức của cơ thể thì dễ bị nghiệp hôn trầm, lười biếng tác động làm cho họ ưa ngồi, càng ngồi nhiều thì hôn trầm vô ký càng viếng thăm, mà hôn trầm vô ký viếng thăm thì sẽ mất tĩnh giác, mất tĩnh giác thì không xả tâm được, không xả tâm được thì hôn trầm sẽ nhiều hơn, và cứ thế là cái vòng luẩn quẩn khiến việc tu hành không tiến lên được.

Vì vậy, khi mới tu tập trong thất thì nên chọn giờ giấc vừa sức và siêng năng đi kinh hành để có sức tĩnh giác, khi tĩnh giác thì cố gắng xả tâm, xả tâm được thì tâm sẽ thanh thản, an lạc và vô sự, tâm thanh thản, an lạc, vô sự là tâm có tỉnh thức, có sáng suốt và có an trú, lúc này tăng giờ lên thì rất nhẹ nhàng và tự nhiên.

Ví dụ 14: Khi sống độc cư thì những nghiệp lực tham, sân, si đã huân tập trước đây và nhiều đời trước sẽ tác động vào thân tâm để thực hiện lòng ham muốn của nó, ví dụ như tác động vào ý thức sanh vọng tưởng ham muốn, nhớ lại những kỷ niệm từ ngày xa xưa hiện về… Nếu mình không biết xả những nghiệp này mà chịu đựng hoặc tìm cách diệt vọng tưởng thì sẽ bị ức chế tâm.

Vì vậy, mục đích của sống độc cư là để cho tâm tuôn trào hết tham, sân, si, khi tâm tuôn trào thì cố gắng triển khai tri kiến xả tâm, xả sạch là sẽ chứng đạo. Muốn đến giai đoạn độc cư trong cảnh tịnh thì phải làm chủ tâm mình trong cảnh động, đến khi nào trước cảnh động mà tâm mình bất động thì mới nên vào cảnh tịnh để thực hiện rốt ráo quá trình tu hành.

Cho nên, khi huân tập một thói quen vào thân tâm mà mình ưa thích thì gọi là dục. Nếu dục được đáp ứng thì mình cảm thấy thích thú, sảng khoái, gọi là hỷ lạc do dục sanh; khi không được đáp ứng thì sẽ sanh cảm thọ khổ trên thân và tâm.

Rõ nhất là khi chúng ta xem xét những người bị nghiện một cái gì đó, khi không được đáp ứng thì họ rất khổ đau.

Ví dụ: Người nghiện ma túy, nếu được thỏa mãn sẽ thấy cơ thể, tinh thần lâng lâng, chìm trong dục lạc, nhưng nếu thiếu thuốc thì họ vật vã, khổ sở vô cùng.

Những thói quen khác như nghiện trà, nghiện rượu, nghiện thuốc, nghiện xem phim, nghiện ca nhạc, nghiện ăn uống, nghiện tư tưởng (triết học này, chủ nghĩa kia, trường phái nọ)… cũng vậy thôi, có thì hạnh phúc vui vẻ, không có thì buồn khổ.

Có nhiều người tuổi già, khi không làm việc gì thì những tâm niệm thời còn trẻ ùa về khiến cho họ lúc buồn lúc vui, không thanh thản được, đó là vì nghiệp tác động vào tâm sanh vọng tưởng.

Ở đời nhiều người cho rằng hạnh phúc chính là sự đáp ứng được tâm mong muốn của mình, vì vậy họ cố gắng làm mọi việc lao tâm khổ tứ để thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần, nhiều người còn không từ mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, vì vậy mà họ đã tạo rất nhiều nhân quả ác để rồi phải chịu khổ đau.

Cho dù ở đời có đạt được mục đích về vật chất hay tinh thần thì các pháp luôn vô thường, nên hạnh phúc đó cũng không bao giờ bền vững, khi duyên hợp thỏa mãn mong muốn thì hạnh phúc, khi các pháp tan rã không đúng mong muốn thì khổ đau. Cuộc đời cứ mãi chạy theo thành bại, được mất, hơn thua, cho nên vui rồi khổ đó, hạnh phúc rồi khổ đau là tâm trạng chung của những người trong thế gian này.

Vì vậy, ở đâu có khoái lạc ở đó có khổ đau hay nói cách khác ở đâu có thọ lạc ở đó sẽ có thọ khổ. Chỉ có một sự hỷ lạc không có khổ đau đó là hỷ lạc do ly dục sanh, do ly dục nên tâm sẽ không chướng ngại, tâm không chướng ngại nên không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người thì thân tâm sẽ thanh thản, an lạc và vô sự, đó là trạng thái bình an, hạnh phúc, giải thoát, là mục đích tu hành của Đạo Phật.

Người hiểu nhân quả thì họ biết rằng có hợp sẽ có tan, có sanh thì có diệt, nhưng hợp tan, sanh diệt đều theo quy luật nhân quả, nên họ luôn luôn sống tích cực ngăn ác, sanh thiện để khi tan thì sẽ hợp thành duyên mới tốt đẹp hơn, an ổn hơn, hạnh phúc hơn, tức là họ luôn sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người, nhờ sống như vậy thì dù có vật đổi sao dời nhưng tâm họ luôn bình an.

Khi biết đến Đạo Phật thì đầu tiên chúng ta được dạy về 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người cơ bản, đó là những đạo đức gốc của con người gọi là đạo đức nhân bản. Những hành động thiện này sẽ chuyển nhân quả, giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

Đạo Phật dạy chúng ta sống tích cực, cho nên Thầy Thông Lạc dạy chúng ta: “Cần lao nhưng buông xả”, chính là phải siêng năng làm tròn bổn phận trách nhiệm nhân quả của mình trong thiện pháp với tinh thần buông xả các chướng ngại trong tâm.

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

2- Mặc dù chị đã tác ý nhắc tâm: “Thấy nhân quả không thấy đúng sai phải trái”, nhưng đôi khi tâm vẫn bị kéo đi và nhấn chìm, hành động theo thói quen tham sân si là vì thiếu chánh niệm tĩnh giác nên hành động theo sự chi phối của nghiệp lực.

Để sống đạo đức không làm khổ mình khổ người thì chúng ta phải ngăn và diệt ác pháp trong tâm của mình, muốn vậy thì điều đầu tiên là biết rõ tâm niệm mình đang khởi điều gì, nghĩa là tâm tôi tham tôi biết tôi đang tham, tâm tôi sân tôi biết tôi đang sân, tâm tôi si tôi biết tôi đang si, biết như vậy chính là Chánh Niệm Tĩnh Giác.

Khi đã bình tĩnh biết được ác pháp đang khởi lên trong tâm thì chúng ta mới dùng tri kiến Định Vô Lậu phân tích, mổ xẻ từng tâm niệm đó, biết những tâm niệm ác pháp này đưa đến khổ đau và quả báo khổ đau thì chúng ta tác ý nhắc tâm xả bỏ những tâm niệm này.

Chúng ta xét trên bình diện xã hội thì một xã hội bình an là xã hội không có trộm cướp, tệ nạn xã hội, mọi người luôn sống yêu thương lẫn nhau. Nếu trong xã hội đó xuất hiện trộm cướp làm mất sự bình an của dân chúng, khiến mọi người lo lắng, thì những người quản lý xã hội phải biết rõ điều đó, tìm cách bắt những tên cướp này và đem ra xét xử, nếu chúng có tội thì tống giam để đem lại sự an ổn cho nhân dân.

Ở đây những người quản lý biết rõ và bắt được những tên cướp là Chánh Niệm Tĩnh Giác; đem ra xét xử phân tích tội trạng để đem lại sự bình an cho xã hội là Định Vô Lậu; quyết định tống giam hay phạt là Như Lý Tác Ý.

Con người chúng ta cũng giống như một xã hội vậy, để được bình an thì tâm phải không bị ác pháp chi phối, muốn vậy phải tĩnh giác để xả các chướng ngại pháp trong tâm của mình, thiếu tĩnh giác thì không thể xả tâm, nên tâm sẽ hành động theo nghiệp lực tác động, tức là hành theo thói quen tham, sân, si của mình, nên thường làm khổ mình khổ người.

˗ Trong thư chị bảo là chị không chướng ngại với những người không giữ Đức Hiếu Sinh nhưng khó chịu với những người nói dối, nói không thật, thì bản chất vẫn là tâm chướng ngại, tâm chướng ngại là tâm tham, sân, si, tức là ác pháp nhưng bộc lộ khi gặp duyên là những người nói dối và không bộc lộ khi gặp người không giữ Đức Hiếu Sinh.

Cũng là tham, sân, si nhưng đối tượng kích hoạt khác nhau theo từng hoàn cảnh, ví dụ: ngày xưa cách đây hàng trăm năm thì miếng cơm manh áo, chỗ ở là nhu cầu chính của con người, nên đó chính là đối tượng cơ bản của tham, sân, si; còn ngày nay thời hiện đại thì đối tượng tham đắm không còn gói gọn trong cơm ăn áo mặc nữa mà còn là xe cộ, tài nguyên thiên nhiên, máy tính, điện thoại thông minh, du lịch, trang điểm làm đẹp, tivi, máy giặt, đồ hiệu, tư tưởng, trường phái, tài khoản ngân hàng…

Cách đây vài chục năm, nhà nào có một chiếc tivi, có chiếc xe cup Honda là sang trọng, là niềm mơ ước của nhiều người, còn ngày nay thì đó chỉ là vật dụng bình thường và người ta ao ước những thứ khác như điện thoại cao cấp, xe sang hoặc đi du lịch nhiều nơi… Sự ao ước đó bản chất là tâm tham, nhưng đối tượng khác nhau theo từng thời kỳ.

Hoặc lúc con người còn bé, có khi chỉ vì vài món đồ chơi mà giành nhau, nhưng khi lớn lên rồi thì cũng là sự giành nhau, nhưng là đấu đá thương trường, tranh công, tranh dự án, tranh đất đai, tranh chức tranh quyền, tranh danh đoạt lợi…

Cho nên bất kể hoàn cảnh nào, đối tượng gì, hễ tham, sân, si có mặt là khổ có mặt, chính vì thế Đức Phật mới dạy chúng ta: Tham, sân, si là khổ, đó là chân lý thứ nhất trong Bốn chân lý của loài người, gọi là Khổ đế.

Tâm tham, sân, si của con người là do nhân quả hợp thành, nên nó có đặc tính khác nhau đối với mỗi người, mỗi giai đoạn.

Cho nên, cũng là lòng ham muốn nhưng có người tham nhiều, có người sân nhiều, có người si nhiều, có người ngã mạn, có người nghi ngờ nhiều, có người lo lắng, có người đố kỵ, có người lười biếng…

Trong tham thì có người tham danh, có người tham lợi, có người tham sắc, có người tham ngủ, có người tham ăn…

Chung quy lại là cũng từ gốc dục mà ra, vì thế tham, sân, si, mạn, nghi là tướng trạng của lòng ham muốn, tùy thuộc vào người đó huân tập tướng trạng nào thì sẽ trội hơn ở tướng trạng đó.

Ví dụ: Có người hay uống trà thành thói quen nghiện trà; có người hay uống rượu thành thói quen nghiện rượu; có người hay hút thuốc lá thành thói quen nghiện thuốc lá; có người thích hàng ngoại, có người thích đồ nội địa; có người thích phong thủy tử vi; có người thích phim cổ trang, có người thích phim hiện đại; có người hay lo lắng; có người hay ẩu đoảng thiếu cẩn thận kỹ lưỡng; có người hay sân hận; có người hay si mê; có người thích coi bói; có người rất sợ gián, có người sợ chuột; có người sợ ma; có người thích đội bóng A, có người thích đội bóng B; có người thích khoa học, nếu những gì không có tính logic là không thích; có người ghét ăn chay và có người ghét người không ăn chay; có người thích nói dối và có người ghét người nói dối… Đó chính là những tướng trạng tham, sân, si mà con người huân tập vào thân và tâm. Khi có ngoại cảnh phù hợp tác động thì những tướng trạng này sẽ bộc lộ rõ ràng.

Xét qua nhân quả thảo mộc ta thấy duyên hợp quả cam sẽ khác duyên hợp quả bưởi, quả ớt, quả đu đủ hay quả mít. Cây hoa đào thường mọc ở xứ lạnh miền Bắc và nở vào dịp Tết, cây hoa mai thì mọc vào thời tiết nắng ấm ở miền Nam và cũng thường nở vào dịp Tết, có cây thì mùa hè mới đơm hoa kết quả, có cây thì vào mùa thu mới cho quả… có nghĩa là duyên hợp nhân quả của mỗi loài thảo mộc rất khác nhau, cho nên đặc tướng và đặc tính của các loài thảo mộc cũng thiên hình vạn trạng rất khác nhau.

Con người cũng vậy, tâm con người là duyên hợp nhân quả do huân tập sự dính mắc các pháp trần nên nó có đặc tính rất khác biệt, không người nào giống người nào, nhưng cơ bản là mang các tính chất: tham, sân, si, mạn, nghi.

Bình thường tham, sân, si chưa khởi nhưng ẩn nấp trong tâm gọi là Ngũ triền cái. Khi đủ duyên hợp thì các tướng trạng tham, sân, si của tâm sẽ hiển lộ. Ví dụ:

˗ Có người sợ gián khi gặp gián thì rất sợ hãi, còn gặp mèo, dê, bò… thì thấy bình thường.

˗ Có người ưa sạch sẽ khi gặp cảnh bẩn thỉu sẽ thấy khó chịu.

˗ Có người ưa đố kỵ khi thấy ai hơn mình thì sanh tâm ganh ghét, nói xấu hay tìm cách hạ bệ, hãm hại.

˗ Người có tính sân khi thấy cảnh trái ý nghịch lòng sẽ khó chịu, bực tức, nổi giận.

˗ Có người tham lam thấy lợi là quên hết mọi chuyện chỉ muốn tìm kiếm lợi ích cho bản thân.

˗ Người hay mủi lòng thấy ai khổ là thương hại, khóc nức nở.

˗ Người hay hối hận khi làm sai trái việc gì thì day dứt không nguôi.

˗ Có người ưa thẳng thắn nên khi gặp cảnh dối trá là thấy bực mình (sân hận).

˗ Có người hay ngã mạn nên khi làm được việc gì có chút thành tựu thì coi thường người khác…

Chính vì vậy, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy chúng ta đầu tiên là phải tu có đối tượng, vì nhờ có đối tượng nên các tướng trạng tham, sân, si, mạn, nghi của chúng ta mới bộc lộ, mà tham, sân, si, mạn, nghi là ác pháp nên chúng ta cần ngăn ác diệt ác để đem lại sự thanh thản cho tâm hồn, tức là một nội tâm không có chướng ngại, tâm không có chướng ngại nên không làm khổ mình khổ người, đó gọi là độc cư.

Chúng ta thấy rằng khi ngăn ác diệt ác pháp thì tâm sẽ không còn tham, sân, si, tâm không còn tham, sân, si là tâm bất động, tâm bất động là tâm không nhân quả, tâm không nhân quả là tâm không còn đặc tính nữa, cho nên bất kỳ ai xả tâm ly dục ly ác pháp thì đều tương ưng nhau ở chỗ tâm bất động, tức là tâm vô lậu. Và vì tâm bất động là tâm không nhân quả nên sẽ không tương ưng để tái sanh luân hồi, không chịu sự chi phối của quy luật nhân quả, đó chính là tâm giải thoát.

Như vậy, khi còn sống giao tiếp thì chúng ta cần phải giữ gìn 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, luôn tĩnh giác xem xét các chướng ngại khởi lên trong tâm khi tiếp xúc với các đối tượng, rồi triển khai tri kiến Định Vô Lậu xả tâm tham, sân, si để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, thì đó là giải thoát.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

Đọc thêm

Leave a Comment

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tuần trước

    "Như vậy, khi còn sống giao tiếp thì chúng ta cần phải giữ gìn 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, luôn tĩnh giác xem xét các chướng ngại khởi lên trong tâm khi tiếp xúc với các đối tượng, rồi triển khai tri kiến Định Vô Lậu xả tâm tham, sân, si để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, thì đó là giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tuần trước

    "Chúng ta thấy rằng khi ngăn ác diệt ác pháp thì tâm sẽ không còn tham, sân, si, tâm không còn tham, sân, si là tâm bất động, tâm bất động là tâm không nhân quả, tâm không nhân quả là tâm không còn đặc tính nữa, cho nên bất kỳ ai xả tâm ly dục ly ác pháp thì đều tương ưng nhau ở chỗ tâm bất động, tức là tâm vô lậu. Và vì tâm bất động là tâm không nhân quả nên sẽ không tương ưng để tái sanh luân hồi, không chịu sự chi phối của quy luật nhân quả, đó chính là tâm giải thoát." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tuần trước

    "Vì vậy, ở đâu có khoái lạc ở đó có khổ đau hay nói cách khác ở đâu có thọ lạc ở đó sẽ có thọ khổ. Chỉ có một sự hỷ lạc không có khổ đau đó là hỷ lạc do ly dục sanh, do ly dục nên tâm sẽ không chướng ngại, tâm không chướng ngại nên không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người thì thân tâm sẽ thanh thản, an lạc và vô sự, đó là trạng thái bình an, hạnh phúc, giải thoát, là mục đích tu hành của Đạo Phật." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tuần trước

    "Muốn làm chủ được tâm thì phải triển khai tri kiến giải thoát, muốn triển khai tri kiến giải thoát thì phải trau dồi Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, muốn trau dồi Định Vô Lậu thì phải quán xét suy tư các pháp để thấy được lý như thật của các pháp và muốn trau dồi Định Chánh Niệm Tĩnh Giác thì phải nương theo thân hành của mình mà tu tập." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tuần trước

    "Chúng ta hiểu rằng, thân này là thân nhân quả, nên nó phải chịu sự chi phối của luật nhân quả, vì vậy nó phải sinh, thành, hoại, diệt, chính vì thế điều quan trọng nhất là phải làm chủ được tâm mình. Nhưng muốn làm chủ tâm thì cần phải chăm sóc thân cho tốt để thân thể khỏe mạnh trong thiện pháp, nhờ thân khỏe mạnh thì việc dụng tâm ly dục ly ác pháp dễ dàng hơn so với thân có bệnh. Thân có bệnh rất khó tu tập vì chúng ta phải đối diện với hai ác pháp cùng lúc, vừa phải xả tâm tham, sân, si, vừa phải xả nghiệp bệnh, cho nên phải phòng hộ để thân được khỏe mạnh thì dễ dàng tu tập hơn." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tuần trước

    "Thầy Thông Lạc thường dạy Nguyên Thanh rằng: “Khi con trau dồi tâm từ và tâm hỷ sung mãn thì con sẽ nhập được tất cả các loại thiền định”." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tuần trước

    "Khi lòng yêu thương có mặt thì chướng ngại pháp không có mặt, chướng ngại pháp không có mặt thì tâm sân không có mặt, tâm sân không có mặt thì trạng thái an vui hạnh phúc sẽ hiện ra, cho nên tâm từ luôn đối trị tâm sân là như vậy.

    Ngoài ra, khi trau dồi tâm từ thì từ trường lòng yêu thương sẽ giúp cho thân thể chúng ta khỏe mạnh, chuyển hóa nghiệp bệnh, tâm hồn thanh thản và chiêu cảm lòng thương yêu của chúng sanh." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    4 tuần trước

    "Lòng yêu thương cần phải được luyện tập và trau dồi hàng ngày trong các hành động, trong mọi việc làm thì mới thấm nhuần trong tâm, nhờ đó tâm luôn tỉnh táo và sáng suốt không làm tổn hại đến sự sống của mình, của mọi người và các loài chúng sanh, đó chính là chánh niệm tĩnh giác." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 19 Tháng Tám, 2024, 21:53
Bài viết liên quan
Pháp tu cho người già

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Tầm tứ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Làm chủ cái ngủ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.

Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Tái sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Sống tích cực

Nguyên Thanh

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

Hành trang cho con

Nguyên Thanh

Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.

Ly dục ly ác pháp tâm bất động

Nguyên Thanh

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

Lòng yêu thương đúng lộ trình nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.

Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát

Nguyên Thanh

Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.

Nghiệp và tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm