Chánh niệm tĩnh giác và Định Vô Lậu

Nguyên Thanh

11 Tháng Tám, 2019

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
16

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
16
Bạn
  • 4 người khác thấy bổ ích
  • 4 người khác thấy cảm hứng
  • 5 người khác thấy xúc động
Chuyển sang nghe podcast

Nội dung mô tả

Tóm lại, muốn nhiếp tâm và an trú tâm thì phải xả tâm cho thật kỹ; muốn xả tâm thì phải nhiệt tâm trau dồi Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác. Mục đích của chánh niệm tĩnh giác là hỗ trợ cho Định Vô Lậu xả tâm, nhờ xả tâm nên sự tĩnh giác càng cao. Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác là 2 loại định quan trọng nhất để triển khai tri kiến giải thoát.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 11 tháng 8 năm 2019

CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC VÀ ĐỊNH VÔ LẬU

Phật tử H.X.R thưa hỏi

Hỏi: Con xin thành kính tri ân công đức của sư cô ạ!

Thật tuyệt vời, sư cô là đệ tử, là người học trò xuất sắc của Thầy. Quả không sai, tri kiến thật sắc bén, sư cô chia sẻ bài pháp nào, từng ý, từng mục đều rõ ràng, mạch lạc, các ví dụ minh họa rất thực tế và cụ thể, giải thích ngắn gọn, dễ hiểu bằng nhiều cách và nhiều khía cạnh, ở nhiều góc độ khác nhau, dạy các cách hành để cho chúng con áp dụng vào bản thân mình để chuyển đổi nhân quả nghiệp báo.

Đọc đến đâu chúng con rất thích thú và tiếp nhận được sự hiểu biết vào ngay bản thân để tu tập và xả tâm ạ!

Thưa sư cô và BBT! Con có cảm nhận rằng, giống như lớp học của Thầy ngày xưa mà đang được mở ra. Vì mọi người ai cũng hân hoan, vui mừng đón nhận sự chia sẻ pháp bảo của sư cô, cũng như của BBT để cho chúng con được tu tập, thực hành đúng pháp của Phật, của Thầy có kết quả cho bản thân.

Thưa sư cô!

Hôm nay con kính xin thưa hỏi pháp, con xin sư cô chỉ dạy cho con ạ.

Sau khi con đọc sách và nghe băng đĩa của Thầy con thấy Thầy hay nhắc: Người mới vào tu tập Đạo Phật được hướng dẫn rất kỹ lưỡng pháp môn Chánh Niệm Tĩnh Giác. Pháp môn này rất quan trọng trong giai đoạn tu tập đầu tiên trong Đạo Phật, nó giúp cho chúng ta sửa đổi và rèn luyện cho mình một đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ lưỡng và thận trọng từng tí một. Vì nó tĩnh giác ý tứ từng hành động thân, khẩu, ý của mình (thân hành niệm) để khi làm việc không còn làm theo thói quen hay vội vàng, hấp tấp, ẩu đoảng, làm bừa, làm đại dẫn đến hậu quả là làm khổ mình, khổ người, khổ đau chúng sanh.

Thưa sư cô! Theo con hiểu giai đoạn đầu tu tập đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác trên bước đi cốt là để tránh dẫm đạp lên chúng sanh, tránh làm những điều ác, để thực hiện những điều lành. Tu tập giai đoạn này còn niệm khởi, nhờ có niệm khởi nên ta quán xét, từng niệm khởi đó rồi tác ý bỏ đi.

Còn tu tập Chánh Niệm Tỉnh Thức trên bước đi là nhiếp tâm trên bước đi nên không còn niệm khởi, một khi mình đã có sức tỉnh thức thì sức tỉnh thức chính là sức định. Định chính là sức nhiếp tâm, nếu nhiếp được tâm thì con mới áp dụng vào thân hành ngoại (cánh tay đưa ra đưa vô) con mới đuổi được bệnh ạ.

Con xin sư cô chỉ dạy cho con được hiểu và biết cách tu tập, thực hành để áp dụng vào bản thân con.

Cuối cùng con xin kính chúc sư cô cùng BBT luôn luôn mạnh khỏe, chia sẻ nhiều pháp bảo quý báu cho chúng con thực hành được giải thoát ạ.

Đáp: Kính gửi cô H. X. R!

Sự khổ đau hay giải thoát là do sự hiểu biết của chúng ta quyết định.

Cũng là sự hiểu biết nhưng có sự hiểu biết mang lại khổ đau và có sự hiểu biết thì không đau khổ.

Sự hiểu biết khổ đau là sự hiểu biết làm khổ mình khổ người mà Đức Phật gọi là vô minh. Sự hiểu biết không khổ đau là sự hiểu biết không làm khổ mình khổ người mà Đức Phật gọi là minh.

Ví dụ 1: Nhờ đọc sách của Trưởng lão Thích Thông Lạc, chúng ta biết như thật là không có thế giới siêu hình, không có linh hồn, thần thánh mà chỉ có nhân quả. Do đó, chúng ta không còn mê tín đi xem bói, đốt vàng mã, cầu an, cầu siêu, nên không làm hao tiền tốn của và cởi bỏ gánh nặng tâm lý. Đó là sự giải thoát cụ thể của Đạo Phật mà chỉ đơn thuần do sự hiểu biết mang lại.

Ví dụ 2: Do trí tuệ quán xét rằng khi con người thiếu lòng yêu thương, thường ăn thịt đập giết chúng sanh thì sẽ gây ra hậu quả là thân chúng ta thường bệnh tật, tai nạn, tâm bất an, hoàn cảnh khổ sở… nên ta giữ gìn Đức Hiếu Sinh. Những bài học đầu tiên khi đến với Đạo Phật là những tiêu chuẩn đạo đức làm người, gọi là đạo đức nhân bản 5 giới, đó là gốc thiện của con người, mang lại hạnh phúc, an vui cho con người, nên ta cố gắng gìn giữ để sống trong gốc thiện, nhờ đó chuyển đổi nhân quả, từ đó mới tiếp tục xả các chướng ngại pháp khác trong đời sống hàng ngày. Cho nên, khi biết đến Đạo Phật thì phải học hỏi trau dồi để giữ gìn 5 giới cho nghiêm chỉnh.

Nói vô minh là chỉ cho hành động thiếu đạo đức làm khổ mình khổ người. Vì vậy, muốn có đạo đức thì cần phải triển khai tri kiến minh, tức là tri kiến không làm khổ mình khổ người.

Chính vì vậy mới gọi Đạo Phật là đạo trí tuệ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc thường dạy chúng ta “triển khai tri kiến giải thoát”.

Muốn triển khai tri kiến giải thoát thì cần phải có Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, gọi ngắn gọn là tri kiến và sức tĩnh giác.

Trong đó Định Vô Lậu là quan trọng và quyết định cho sự xả tâm đưa đến sự giải thoát, còn Định Chánh Niệm Tĩnh Giác là hỗ trợ cho Định Vô Lậu phát huy hết hiệu quả của sự quán xét xả chướng ngại pháp trong tâm.

Con người hay phản ứng theo sự thúc đẩy của nghiệp lực, nên thường làm khổ mình khổ người. Lúc này họ không thể suy nghĩ được điều gì sáng suốt, mà chỉ làm theo thói quen thôi.

Ví dụ: có người tới chửi mình thì nghiệp sân thúc đẩy tâm mình phát khởi sự sân giận bộc lộ qua khuôn mặt tức tối, nhịp tim đập dồn dập, ý suy nghĩ những điều tiêu cực, lý luận phân bua đúng sai, thậm chí là phát ra lời nói hay hành động để trả đũa đối tượng như chửi lại, đánh lại… đó chính là bị nghiệp sân chi phối. Khi đang sân thì sự bình tĩnh và sáng suốt biến mất, nhường chỗ cho những ý nghĩ và hành động tức tối, thù hận, gây đau khổ cho mình cho người.

Vì thế, Đức Phật dạy mình phải chánh niệm tĩnh giác tức là phải bình tĩnh trước ác pháp, khi có sự bình tĩnh trước ác pháp thì mới triển khai tri kiến phân tích mổ xẻ tình huống đó để giải quyết chướng ngại trong tâm, làm cho tâm không còn đau khổ, gọi là Định Vô Lậu.

Cho nên, mục đích của chánh niệm tĩnh giác là để tâm có một khoảng thời gian bình tĩnh không phản ứng theo sự tác động của nghiệp lực, từ đó mới triển khai tri kiến để xả tâm.

Chánh niệm tĩnh giác và Định Vô Lậu hỗ trợ nhau để xả tâm: có chánh niệm tĩnh giác thì Định Vô Lậu mới triển khai xả tâm được, khi xả tâm được thì tâm càng tỉnh táo sáng suốt, tức là sức tĩnh giác càng tăng. Chánh niệm tĩnh giác là để xả tâm, chứ không phải là chánh niệm tĩnh giác suông.

Ví dụ: Trong xã hội, khi phát hiện thấy những vấn đề đem lại sự khổ đau cho cộng đồng như ô nhiễm môi trường, bão lụt sạt lở, trộm cướp… thì phải tìm ra đối sách để làm cho môi trường trong sạch trở lại, khắc phục hậu quả thiên tai, truy bắt tội phạm để cuộc sống dân chúng yên bình.

Thì con người cũng vậy, khi tĩnh giác phát hiện ra tâm mình đang sân giận thì phải triển khai tri kiến để xả dục sân này ra khỏi tâm, làm cho tâm hết đau khổ, thanh thản trở lại, chứ không phải ôm ấp mãi niềm đau nỗi khổ đó thì không có lợi ích gì cho người này cả. Có nhiều người cứ nuôi tâm hận thù, ganh ghét, đố kị… nhiều năm nhiều tháng mà không chịu xả ra, nên tâm thường đau khổ.

Vì vậy, tâm tôi tham tôi biết tôi đang tham, tâm tôi sân tôi biết tôi đang sân, tâm tôi si tôi biết tôi đang si đó là chánh niệm tĩnh giác.

Khi tĩnh giác rồi thì phải triển khai tri kiến để xả tâm tham, sân, si đang làm khổ mình để đem lại sự thanh thản, an lạc, vô sự cho tâm hồn.

Do triển khai tri kiến Định Vô Lậu, thấy rằng chúng sanh và con người đều có sự sống bình đẳng như nhau, nên mình không nỡ nhìn thấy chúng sanh bị đau khổ giãy giụa, rên la do sự vô tình hay hữu ý của bản thân mình, chính vì vậy mình thường quan sát cẩn thận, kỹ lưỡng trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, làm công việc để không làm tổn hại đến sự sống của các loài chúng sanh. Đó chính là trau dồi tâm từ, nhờ đó mà tâm luôn chánh niệm tĩnh giác.

Giai đoạn xả tâm thì cứ để niệm khởi tự nhiên nhưng tĩnh giác trên từng tâm niệm để dùng Định Vô Lậu phân tích mổ xẻ thấu suốt từng tâm niệm đó, nếu là ác pháp làm tâm chướng ngại thì tác ý xả bỏ tâm niệm này.

Do xả tâm nên tâm không bị chi phối bởi các pháp bên ngoài nên thường quay vào định trên thân hành một cách tự nhiên. Khi xả tâm thuần thục thì có thể tiến đến giai đoạn tập nhiếp tâm và an trú tâm để bước qua giai đoạn Tứ Niệm Xứ, hoặc tiếp tục xả tâm thì tâm cũng sẽ quay vào và trạng thái Tứ Niệm Xứ xuất hiện, đó chính là sự định tỉnh trên thân hành mà Đức Phật và Thầy Thông Lạc gọi là trên thân quán thân.

Để được trạng thái tâm định tỉnh thì phải giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh, triển khai tri kiến xả tâm cho thuần thục và áp dụng phương pháp tu đúng, nó như kiềng ba chân vậy, thiếu một chân thì tu tập không có kết quả, không ly dục ly ác pháp được.

Cho nên, Thầy Thông Lạc đã dạy: “Bí quyết của xả tâm là nhiệt tâm, bí quyết của nhiếp tâm là xả tâm, bí quyết của thiền định là độc cư”. Nhiếp tâm và an trú tâm là giai đoạn cuối của quá trình xả tâm trước khi tu tập trên Tứ Niệm Xứ, trên thân quán thân.

Ví dụ: một người do hiểu biết những tác hại của việc uống rượu là có hại cho sức khỏe, làm hao tiền tốn của, làm trí tuệ bị mê mờ, nhân cách suy đồi, làm khổ mình khổ người nên nhiệt tâm cai rượu thì họ sẽ cai được, còn thiếu quyết tâm thì họ sẽ trở thành nô lệ cho rượu chè mà thôi.

Các tâm niệm tham sân si của chúng ta cũng vậy, cần phải nhiệt tâm quán xét, suy tư và dứt bỏ thì mới xả được.

Cho nên, làm gì cũng cần có quyết tâm, nhiệt tâm và một phương pháp tu tập đúng đắn thì mới thành công.

Còn đối với vấn đề đuổi bệnh, thì khi tâm an trú được thì bệnh sẽ không tác động được vào tâm và dùng câu tác ý thì sẽ rất hiệu quả vì nhờ tâm không bị chi phối bởi bệnh nên cơ thể sản sinh ra chất đề kháng chống lại bệnh tật, làm cho bệnh thuyên giảm.

Nhưng chúng ta phải hiểu, mục đích của Đạo Phật là chỗ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ thì khi tâm an trú được tức là tâm đã tách ra khỏi cơn đau, không bị cơn đau chi phối, đó là làm chủ bệnh, chứ không phải đuổi cho hết bệnh, vì bệnh là nhân quả, nên nó hợp tan theo quy luật nhân quả. Bằng chứng là Trưởng lão Thích Thông Lạc tu xong nhưng thầy vẫn bị ho, mắt Thầy cũng bị lão hóa, cũng như Đức Phật vẫn bị bệnh, nhưng tâm bất động, vì thân là pháp vô thường nên phải chịu sự tác động của quy luật nhân quả.

Để thân không bệnh tật thì hiện tại phải biết cách phòng hộ nhân quả, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bệnh là nhân quả ác, nên phòng bệnh là sống với nhân quả thiện, 5 tiêu chuẩn đạo đức nhân bản và 10 tiêu chuẩn đạo đức nhân quả, ăn uống đủ chất, giữ gìn đức vệ sinh… thường xuyên ngăn và diệt các ác pháp trong tâm thì thân sẽ không có bệnh. Lúc này nếu bệnh xảy ra do nhân quả đã gieo từ trước thì cố gắng giữ tâm bất động và chuyển bệnh như trên đã nói.

Vì vậy, Đạo Phật ra đời giúp con người làm chủ các sự kiện vô thường sanh, già, bệnh, chết, chứ không phải là không có các sự kiện vô thường đó. Làm chủ tức là tâm bất động trước các sự kiện vô thường, nên nhân quả không tác động được.

Tóm lại, muốn nhiếp tâm và an trú tâm thì phải xả tâm cho thật kỹ; muốn xả tâm thì phải nhiệt tâm trau dồi Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác. Mục đích của chánh niệm tĩnh giác là hỗ trợ cho Định Vô Lậu xả tâm, nhờ xả tâm nên sự tĩnh giác càng cao. Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác là 2 loại định quan trọng nhất để triển khai tri kiến giải thoát.

Phải biết phòng bệnh bằng đời sống đạo đức nhân bản – nhân quả và khi có bệnh thì phải nhiếp tâm an trú tâm để tác ý cho bệnh thuyên giảm nhanh, nhưng cái chính là giữ tâm bất động trước cảm thọ của bệnh tật.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

Đọc thêm

Leave a Comment

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 năm trước

    "Đức Phật dạy mình phải chánh niệm tĩnh giác tức là phải bình tĩnh trước ác pháp, khi có sự bình tĩnh trước ác pháp thì mới triển khai tri kiến phân tích mổ xẻ tình huống đó để giải quyết chướng ngại trong tâm, làm cho tâm không còn đau khổ, gọi là Định Vô Lậu.
    Cho nên, mục đích của chánh niệm tĩnh giác là để tâm có một khoảng thời gian bình tĩnh không phản ứng theo sự tác động của nghiệp lực, từ đó mới triển khai tri kiến để xả tâm.
    Chánh niệm tĩnh giác và Định Vô Lậu hỗ trợ nhau để xả tâm: có chánh niệm tĩnh giác thì Định Vô Lậu mới triển khai xả tâm được, khi xả tâm được thì tâm càng tỉnh táo sáng suốt, tức là sức tĩnh giác càng tăng. Chánh niệm tĩnh giác là để xả tâm, chứ không phải là chánh niệm tĩnh giác suông." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Bỏ chọn
    5

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    5
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 năm trước

    "Muốn triển khai tri kiến giải thoát thì cần phải có Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, gọi ngắn gọn là tri kiến và sức tĩnh giác. Trong đó Định Vô Lậu là quan trọng và quyết định cho sự xả tâm đưa đến sự giải thoát, còn Định Chánh Niệm Tĩnh Giác là hỗ trợ cho Định Vô Lậu phát huy hết hiệu quả của sự quán xét xả chướng ngại pháp trong tâm." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Bỏ chọn
    5

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    5
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 năm trước

    "Nói vô minh là chỉ cho hành động thiếu đạo đức làm khổ mình khổ người. Vì vậy, muốn có đạo đức thì cần phải triển khai tri kiến minh, tức là tri kiến không làm khổ mình khổ người. Chính vì vậy mới gọi Đạo Phật là đạo trí tuệ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc thường dạy chúng ta “triển khai tri kiến giải thoát”." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 2 người khác thấy cảm hứng
    • 3 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    2 năm trước

    "Sự khổ đau hay giải thoát là do sự hiểu biết của chúng ta quyết định. Cũng là sự hiểu biết nhưng có sự hiểu biết mang lại khổ đau và có sự hiểu biết thì không đau khổ. Sự hiểu biết khổ đau là sự hiểu biết làm khổ mình khổ người mà Đức Phật gọi là vô minh. Sự hiểu biết không khổ đau là sự hiểu biết không làm khổ mình khổ người mà Đức Phật gọi là minh." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Cảm hứng
    • Xúc động
    4

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    4
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 19 Tháng Năm, 2023, 20:18
Bài viết liên quan
Chuyển đổi nhân quả gia đình

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đạo Phật dạy đời là khổ để vượt lên cái khổ của cuộc đời, để chuyển hóa cuộc đời vô đạo đức thành đời sống có đạo đức, biến cảnh sống bất an thành hoàn cảnh thuận lợi, chứ không phải là để trốn tránh cái khổ. Muốn vậy, chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, xả tâm trước các đối tượng và vui vẻ làm tròn bổn phận nhân quả của mình, thì sẽ được bình an trong nhân quả.

Hạnh nghiệp nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Pháp tu cho người già

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Chánh niệm tĩnh giác để xả tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Tầm tứ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Làm chủ cái ngủ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.

Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Tái sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Sống tích cực

Nguyên Thanh

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

Hành trang cho con

Nguyên Thanh

Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.

Ly dục ly ác pháp tâm bất động

Nguyên Thanh

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm