Ly dục ly ác pháp tâm bất động

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
12

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
12
Bạn
  • 3 người khác thấy bổ ích
  • 3 người khác thấy cảm hứng
  • 3 người khác thấy xúc động
Chuyển sang nghe podcast

Nội dung mô tả

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 08 tháng 03 năm 2019

LY DỤC LY ÁC PHÁP TÂM BẤT ĐỘNG

Phật tử T.T.Đ thưa hỏi

Hỏi: Sư cô cho trò hỏi là, Trưởng lão nói ly dục ly ác pháp thì tâm sẽ bất động. Nhưng trò không hiểu rõ ly dục và ly ác pháp là như thế nào? Và tâm bất động là sao ạ. Kính mong sư cô chỉ dạy giúp con hiểu với ạ!

Đáp: Kính gửi chú T.T.Đ!

Nếu chúng ta trồng một cái cây hay cái cột mà đứng trước mưa sa bão táp, sóng gió không bị nghiêng ngả thì gọi là một cái cột vững chắc trước sự tác động của thời tiết khắc nghiệt.

Cũng vậy, tâm con người không bị dao động trước sự cám dỗ của lòng ham muốn và ác pháp thì được gọi là tâm bất động; còn ngược lại là bị dục và ác pháp lôi kéo.

Ví dụ 1: Khi thấy chai rượu ngon mà mình khởi lên thèm thì đó là bị dục tham lôi kéo.

Ví dụ 2: Khi bị người chửi mắng mà mình sanh ra buồn bực, sân hận, tức giận thì tâm đã bị dao động, là bị dục sân lôi kéo trước sự tác động của ác pháp.

Ví dụ 3: Khi buồn ngủ mà không sao thắng được thì đó là bị nghiệp si hay dục si chi phối.

Ví dụ 4: Khi thấy ai hơn mình thì mình khởi lên tâm ganh ghét, liền đi nói xấu họ thì đó là bị dục ganh ghét chi phối, đây là nghiệp tham, sân, si.

Ví dụ 5: Khi mình muốn gia đình ăn chay nhưng họ không nghe, rồi sanh ra buồn giận thì đó là bị dục sân chi phối.

Ví dụ 6: Một người đọc được vài cuốn sách về Đạo Phật thấy hay quá, mà chưa tìm hiểu kỹ lưỡng lộ trình, phương pháp, những điểm cần lưu ý, mà vội bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ hết đi tu, nên bị ức chế tâm, thậm chí ảnh hưởng thần kinh, làm khổ mình khổ người (trường hợp này rất nhiều, nhưng tôn giáo là vấn đề tế nhị nên người ta giấu) thì đó là tham tu, bị dục ham tu sai khiến…

Khi tâm bị dục và ác pháp tác động thì tâm sẽ dao động, tâm dao động là trạng thái khổ đau và ngược lại nếu tâm ly dục ly ác pháp thì tâm sẽ bất động, tâm bất động là giải thoát.

Ví dụ, người ta chửi mà mình không giận là tâm ly dục ly ác pháp nên tâm bất động, đó là giải thoát.

Như vậy muốn tâm bất động thì phải ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp chính là ly tham, sân, si. Muốn ly dục ly ác pháp thì phải nắm rõ:

˗ Nguyên nhân của tham, sân, si là do lòng ham muốn.

˗ Phương pháp xa lìa và đoạn dứt lòng ham muốn là lộ trình Bát Chánh Đạo.

Người bị dục và ác pháp chi phối làm cho tâm khổ đau giống như người đang đứng dưới ruộng bị bùn chi phối. Muốn gột rửa, trước hết phải lên bờ, sau đó mới tắm gội cho hết bùn đất.

“Đứng trên bờ” là sống đúng giới luật (sống trong thiện pháp).

“Tắm gội” là áp dụng đúng phương pháp tu tập.

Tham, sân, si đều từ lòng ham muốn sanh ra tạo thành nghiệp lực nhân quả. Nghiệp lực nhân quả là thói quen của hành động từ thân, khẩu, ý do vô minh điều khiển.

Ví dụ: Một người vì không thấy tác hại của rượu nên tập uống, ban đầu là 1 chén, lúc này chưa hình thành thói quen nghiện ngập. Nhưng sau đó do nhiều lý do như bạn bè rủ rê kích động, muốn chứng tỏ bản thân… nên người này tiếp tục uống rượu, cứ thế hình thành thói quen thích uống rượu lúc nào không hay, thì đó chính là nghiệp nghiện rượu.

Vì thế, thỉnh thoảng anh ta lại khởi tâm thèm uống rượu, tức là bị nghiệp thèm rượu lôi kéo, nếu không làm chủ được tâm niệm này thì anh ta sẽ đi uống rượu. Do thức tỉnh biết được việc nghiện rượu sẽ gây ra nhiều ác pháp như: hao tốn thời gian, tiền bạc, sức khỏe suy sụp, tinh thần bạc nhược, nhân cách suy đồi (không làm chủ được bản thân), làm gánh nặng cho gia đình và xã hội, nên anh ta quyết tâm cai rượu.

Để làm được điều đó, trước hết anh ta phải hiểu như thật tác hại của rượu như trên đã đề cập và anh ta phải biết phương pháp cai rượu, chính là triển khai tri kiến để hiểu cái lý như thật của việc nghiện rượu là ác pháp. Sau đó mới đến giai đoạn ly, xả, đoạn trừ thói quen nghiện rượu.

Vì tất cả mọi hành động của con người đều do ý thức điều khiển như Đức Phật đã dạy là: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, nên anh ta áp dụng phương pháp Như Lý Tác Ý mà Đức Phật đã dạy rồi tác ý: “nghiện rượu là thói quen xấu, là ác pháp làm khổ mình khổ người, nhất định ta phải ly lìa, đoạn dứt thói quen vô minh ác pháp này. Tâm không được nghiện rượu nữa, phải đoạn trừ nghiệp tham này!”.

Siêng năng tác ý một thời gian thì nghiệp nghiện rượu của anh ta mòn dần cho đến lúc không còn nữa, thì lúc này dù đứng trước cả thùng rượu ngon anh ta cũng không thèm, tức là không bị rượu chi phối vào tâm nữa, không bị chi phối vào tâm là tâm bất động, tâm bất động thì trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra.

Đó là chúng ta phân tích cho một trường hợp ly dục nghiện rượu, còn đối với dục và ác pháp nói chung thì cần phải: sống đúng giới luật, triển khai tri kiến sắc bén và áp dụng đúng phương pháp tu thì mới ly dục ly ác pháp. Giới luật, tri kiến và phương pháp tu đúng giống như kiềng ba chân, thiếu một chân thì không ly dục ly ác pháp trong tâm được.

Theo phân tích ở trên thì chú đã hiểu ly dục và ác pháp, vậy trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là như thế nào?

Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là trạng thái Diệt Đế, là chân lý thứ ba của Đạo Phật mà ai cũng có, dù ít dù nhiều. Đây là một trạng thái thật có thể cảm nhận được trên thân tâm của bất kỳ ai. Trạng thái đó như sau:

Bây giờ chú hãy lẳng lặng quan sát tâm mình sẽ thấy trong một khoảng thời gian ngắn (có thể là vài giây, vài chục giây hoặc hơn) thì tâm chú không khởi niệm lo lắng, buồn phiền, tính toán, suy tư, công việc… nhưng vẫn sáng suốt biết mọi việc đang diễn ra xung quanh, đó chính là trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự.

Trạng thái này tâm rất sáng suốt biết mọi việc trong tầm cảm nhận của nó (mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe… bình thường) nhưng ý thức không phóng ra ngoài mà quay vào định trên thân hành, biết rõ sự động dụng toàn thân một cách rõ ràng. Đây chính là trạng thái mà Đức Phật và Thầy Thông Lạc gọi là tâm không phóng dật. Bảo vệ trạng thái này 24/24h là tu xong. Nếu mọi người giữ được một phần nhỏ của trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì đời sống của họ cũng rất hạnh phúc rồi.

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

Đọc thêm

Leave a Comment

  • Tri Kiến Giải Thoát

    11 tháng trước

    "Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật." (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    11 tháng trước

    "Bây giờ chú hãy lẳng lặng quan sát tâm mình sẽ thấy trong một khoảng thời gian ngắn (có thể là vài giây, vài chục giây hoặc hơn) thì tâm chú không khởi niệm lo lắng, buồn phiền, tính toán, suy tư, công việc… nhưng vẫn sáng suốt biết mọi việc đang diễn ra xung quanh, đó chính là trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự." (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    11 tháng trước

    "Khi tâm bị dục và ác pháp tác động thì tâm sẽ giao động, tâm giao động là trạng thái khổ đau và ngược lại nếu tâm ly dục ly ác pháp thì tâm sẽ bất động, tâm bất động là giải thoát.

    Ví dụ, người ta chửi mà mình không giận là tâm ly dục ly ác pháp nên tâm bất động, đó là giải thoát." (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    11 tháng trước

    "Nếu chúng ta trồng một cái cây hay cái cột mà đứng trước mưa sa bão táp, sóng gió không bị nghiêng ngả thì gọi là một cái cột vững chắc trước sự tác động của thời tiết khắc nghiệt.

    Cũng vậy, tâm con người không bị dao động trước sự cám dỗ của lòng ham muốn và ác pháp thì được gọi là tâm bất động; còn ngược lại là bị dục và ác pháp lôi kéo." (Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 31 Tháng Mười Hai, 2023, 19:43
Bài viết liên quan
Dục là gì?

Nguyên Thanh

Tóm lại, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sinh ra các cảm thọ, các cảm thọ sinh ra dục, từ dục con người mới sinh ra dính mắc các pháp trần, do dính mắc các pháp trần nên mới sinh ra tâm tham, sân, si, tức là dục tham, dục sân, dục si để tạo nghiệp tham, sân, si khiến con người phải chịu nhiều ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết. Cho nên, phải tu tập theo lộ trình Bát Chánh Đạo để ly dục ly ác pháp, tức là giữ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, thì tâm sẽ được giải thoát khổ đau.

Pháp tu cho người già

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Chánh niệm tĩnh giác để xả tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

Tầm tứ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Làm chủ cái ngủ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Tái sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát

Nguyên Thanh

Tóm lại, chị hãy lấy tình thương của người mẹ để nuôi dưỡng tâm hồn giải thoát của các con, cùng nhau thắp sáng lên ngọn đèn đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người để bước đi vững chắc trên đường về xứ Phật.

Nghiệp và tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp là từ trường của hành động thân, khẩu, ý do tâm điều khiển, nghiệp nằm ngoài thân ngũ uẩn và tác động vào thân ngũ uẩn, còn tâm là cái biết tổng hợp của 6 thức trong thân ngũ uẩn. Nghiệp do tâm tạo và tâm là thể hiện của nghiệp. Muốn tâm thanh thản, an vui thì tâm phải ngăn và diệt nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp thiện, sống không làm khổ mình khổ người.

Xả tâm ngã mạn

Nguyên Thanh

Mục đích của Đạo Phật là trang bị cho con người sự hiểu biết không có khổ đau, chứ không phải kiến thức để hơn thua tranh luận với người khác, cho nên muốn điều phục tâm ngã mạn thì chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người và thực hành chuyên sâu 10 điều lành, luôn triển khai chánh kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, chứ không thấy đúng sai phải trái, để xả tâm chướng ngại, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.

Sống là tu, tu là sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đạo Phật lấy triển khai tri kiến giải thoát trong cuộc sống hàng ngày làm nền tảng vững chắc cho sự tu hành, cho nên Thầy Thông Lạc dạy: “Sống là tu, tu là sống”, sống đạo đức không làm khổ mình khổ người là tu, xả tâm không chướng ngại trước mọi hoàn cảnh là sống. Nếu sống và tu được như vậy thì cuộc đời này là cảnh thiên đàng hạnh phúc biết bao!

Không diệt ý thức

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đức Phật đã di chúc: “Lấy giới luật và giáo pháp ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành”, mà “giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó, tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến” nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy: triển khai tri kiến giải thoát cũng chính là lời di chúc giống như Đức Phật. Triển khai tri kiến giải thoát là triển khai ý thức để có sự hiểu biết không khổ đau, chứ không phải diệt ý thức để trở thành cây đá.

Thiện xảo để sống trong thiện pháp

Nguyên Thanh

Tóm lại, trước các chướng ngại mà tâm không dao động là giải thoát, nhưng chúng ta phải khéo léo, thiện xảo căn cứ trên sức tu của mình, có lúc cần phải tránh né các đối tượng, có lúc cần phải trực tiếp đối diện với nhiều đối tượng để phản tỉnh bản thân, luôn ngăn ác diệt ác nhằm bảo vệ thiện pháp trong tâm của mình.

Chia sẻ
Ngày đăng: 31 Tháng Mười Hai, 2023, 19:43
Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm