Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

17 Tháng Ba, 2024

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
8

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
8
Bạn
  • 1 người khác thấy bổ ích
  • 1 người khác thấy cảm hứng
  • 3 người khác thấy xúc động

Nội dung mô tả

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 17 tháng 3 năm 2024

BỐ THÍ CHÚNG SANH

Phật tử T.T thưa hỏi

Hỏi: Kế bên nhà con là mảnh vườn nhỏ của bác hàng xóm, sáng nào cũng có chú bồ câu đậu dưới sân, con thấy là con rải gạo cho chú, và bác cạnh nhà cũng vẫn thường hay rải gạo cho chú ăn, rồi dần dần thành thói quen. Ở Nhật con thấy đa số mọi người không thích cho động vật (chim, bồ câu…) ăn, vì họ sợ làm dơ sân. Còn con thì thấy chúng sanh nào có duyên là con lại rải chút thức ăn cho chúng, có lần vô tình có cô hàng xóm bắt gặp con rải thức ăn gần nhà bác bên cạnh, thì vội vàng lấy chổi ra xua đuổi bồ câu đi và quét liên tục, nên con quyết định chỉ rải trước sân nhà con, vì con chỉ nghĩ cho chúng sanh ăn gạo thì không có gì là xấu cả, nên sáng nào cứ đúng khoảng 8 giờ là con rải một ít gạo, dù các bạn chưa đến con vẫn rải sẵn, và như thường lệ sáng nào thức ăn con rải các bạn cũng ăn hết, rồi dần dần chim sẻ cũng đến, con thấy các bạn ăn thì trong lòng con cũng thấy vui, và con nghĩ thầm: “Nếu mình rải thức ăn chúng sanh nào đến ăn thì là có duyên với mình, thôi thì chúng sanh nào nếu không kiếm được thức ăn hay trời mưa bão thì cứ đến đây, vì ăn gạo còn đỡ hơn ăn trùng, sâu bọ, lại sát sanh…”.

Nhưng tối qua có một chuyện bất ngờ đã xảy ra, qua camera thì con thấy người đàn ông chồng của cô mà có lần lấy chổi xua đuổi bồ câu khi bắt gặp con rải thức ăn gần nhà bác bên cạnh, khoảng 10 giờ đêm tới nhìn chằm chằm vào thềm gạch trước sân nhà con, nơi con thường rải gạo cho chim bồ câu và chim sẻ buổi sáng, ông ta đến gần chiếc xe của người nhà con và giơ súng lên bắn 2 phát rồi bỏ đi. Con cảm thấy người đàn ông này nguy hiểm ạ!

Sư cô ơi, có phải việc con cho chúng sanh thức ăn như vậy là xen vào nhân quả của chúng sanh không ạ? Vì chúng sanh gieo nhân ác nên phải chịu quả thiếu thốn, làm thân chúng sanh, dầm mưa dãi nắng đi tìm thức ăn, thậm chí bị bắt làm thịt để trả quả, nhưng con lại rải thức ăn hằng ngày cho chúng nên mới có tình huống người đàn ông có hành động lạ trên đến cảnh báo con ạ? Nhưng nếu con không cho chúng sanh ăn nữa, con bắt gặp chúng sanh đi tìm thức ăn trước mặt con mà không có gì ăn, gặp lúc trời mưa ướt nhẹp cả mình thì con thấy tội quá ạ! Sáng nay lúc cảnh sát đến điều tra sự việc, những chú chim sẻ và bồ câu cứ đến gần con xin thức ăn, con quay mặt đi làm ngơ mà thấy chạnh lòng lắm ạ!

Chiều hôm qua, con cùng với người thân lấy hết can đảm đối diện với người đàn ông đó, nhưng con không thấy sợ hãi hay sân hận mà đứng trước mặt người đàn ông đó xin lỗi về việc con đã cho chim bồ câu ăn gạo, làm mọi người phải khổ sở vì quét dọn, thì người đàn ông đó bị lời xin lỗi con tác động nên cũng hiền dịu ra, ánh mắt rạng rỡ và vui hẳn lên. Sau đó ông ấy qua nhà con rủ người thân của con đi uống rượu có ý muốn hòa giải. Theo lời người thân con kể lúc quay về thì ông ta đã quan sát và biết việc bác kế bên cho bồ câu ăn gạo từ lúc còn nhỏ, ông ta rất ghét chim chóc, nhưng khi ấy bác còn trẻ (bác hơn ông ta khoảng 15 tuổi, nay đã 70 rồi), thì bác rất khó tính và nghiêm khắc, ông ta rất sợ bác, nhưng khi con rải gạo cho bồ câu ăn thì ông ta nghĩ vì con bắt chước bác kế bên nhà nên cơn giận ông ta tăng gấp bội, dẫn đến tình huống camera bắt gặp đêm hôm ấy ạ!

Đáp: Kính gửi chị Thiện Tâm!

Chị là người có tấm lòng bố thí cho chúng sanh, nhưng việc bố thí phải được soi sáng bằng trí tuệ nhân quả thì sự bố thí đó mới mang lại lợi ích cho người cho mình, giúp cho cả hai sống trong thiện pháp. Còn bố thí thiếu trí tuệ nhân quả thì sẽ tạo ác pháp cho mình hoặc cho đối tượng được bố thí, hoặc cả hai.

Không lẽ bố thí, làm từ thiện cho chúng sanh mà mình bị khổ đau, bất an, thì từ thiện chỗ nào? Làm thiện là phải có phước, chứ sao lại bất an? Nếu làm việc thiện mà tâm bất an, thì phải xem xét lại hành động thiện đó đã đúng lộ trình nhân quả chưa?

Việc chị bố thí cho những con chim ăn là do tấm lòng thương xót của chị, mới đầu thì chị thấy rất vui vì mình vừa làm một việc thiện, nhưng sau khi người đàn ông hàng xóm tới trước nhà chị bắn súng đe dọa, dằn mặt, thì chị phải thấy được cái phước của những con chim này không đủ để hưởng sự bố thí của chị, khiến cho xuất hiện một duyên mới ngăn cản, dằn mặt chị, làm cho chị bất an.

Thực sự những con chim xung quanh nhà chị, chúng cũng đi kiếm sống, chỗ nào có thức ăn thì chúng sà xuống, chỗ nào không có thức ăn thì chúng bay đi chỗ khác để tìm kiếm. Do chị thường rải thức ăn cho chúng, nên những con chim này thường bay đến, vì chúng biết tới đó sẽ có thức ăn. Nếu chị không cho chúng ăn, hoặc chị đi vắng, hoặc chị chuyển nhà, thì chúng vẫn kiếm sống bình thường, bữa đói bữa no tùy duyên nghiệp của chúng.

Những con chim này vẫn kiếm sống trong môi trường theo nghiệp của chúng, chứ chúng không bị thương tích, hay bị đói, cần phải chăm sóc, che chở, mà chỉ theo bản năng kiếm sống: chỗ nào có thức ăn thì tới, chỗ nào không có thức ăn thì bay đi. Do vậy, khi chị giúp đỡ những con chim bằng cách bố thí thóc lúa hay thức ăn thì chị phải quan sát nhân quả của chúng có đủ để hưởng được những vật phẩm này không?

Nếu chúng đủ phước để hưởng, thì sự bố thí của chị rất thuận lợi, không bị ai cản trở và chúng tiếp nhận những thức ăn này cũng rất thoải mái, không bị ai xua đuổi, cướp, đe dọa hay cản trở. Bố thí như vậy là đúng lộ trình nhân quả, nên ban đầu chị thấy tâm mình rất vui, vì làm một việc tốt.

Còn nếu chúng không đủ phước để hưởng thì việc làm của chị bị cản trở, hoặc là những con chim này bị người khác xua đuổi, hoặc là chúng bị cướp mất thức ăn mà chị vừa rải, hoặc là thời tiết không thuận lợi làm trôi mất thức ăn của chúng, v.v..

Chị hãy quan sát thật kỹ các duyên xung quanh mình thì sẽ thấy: có lần vô tình cô hàng xóm thấy chị rải thức ăn cho chim bồ câu gần nhà bác bên cạnh thì cô ấy vội vàng lấy chổi ra xua đuổi chim bồ câu đi và quét liên tục, khiến chị phải quyết định chỉ rải ở trước sân nhà mình. Đây là cái nghịch duyên thứ nhất đối với hành động bố thí của chị, thể hiện qua thái độ khó chịu và dùng chổi ra xua đuổi chim bồ câu của cô hàng xóm.

Sau đó, người đàn ông hàng xóm, chồng của cô đó, buổi đêm tới trước nhà chị dùng súng bắn chỉ thiên để dằn mặt, cảnh cáo và đe dọa chị, đó là nghịch duyên thứ hai. Hành động này làm cho chị rất bất an, vì nếu bùng phát có thể dẫn tới án mạng. Không lẽ mình bố thí, làm từ thiện cho chúng sanh mà dẫn tới án mạng thì mình có còn sáng suốt không?

Chắc chắn là thiếu sáng suốt, vì chúng sanh không đủ duyên hưởng được sự bố thí của mình, khiến cho việc làm bố thí của mình xuất hiện nhiều duyên cản trở, sinh ra ác pháp. Nếu chị cứ cố chấp: “Tôi cho chúng sanh ăn gạo thì có gì là xấu” hoặc: “Mình đang thực hiện tâm từ bi”… mà không thấy cái nghiệp của chúng sanh, thì đó là thực hiện lòng yêu thương sai lộ trình nhân quả.

Cái phước của những con chim này không đủ khiến cho chúng bị người khác cản trở tiếp nhận vật phẩm từ chị, mà chị cứ cố cho chúng ăn để chọc tức hàng xóm (vì họ ác cảm và không thích cho động vật ăn, họ nghĩ rằng chúng làm bẩn sân…) thì có phải là đi ngược dòng nhân quả không?

Do thấy được cái duyên của những con chim này không đủ để nhận được vật phẩm mà chị muốn bố thí, thì chị nên dừng hành động bố thí của mình lại để khỏi kích động hàng xóm, và cũng để an toàn cho những con chim này, vì nếu chúng không kiếm ăn được trước sân nhà chị thì chúng sẽ bay tới chỗ khác tìm thức ăn, đó là chuyện bình thường.

Cho nên, tấm lòng bố thí của chị là tốt, nhưng chị phải thấy được cái nghiệp của những con chim này để thực hiện lòng yêu thương đúng lộ trình nhân quả. Còn không thấy được cái nghiệp của chúng, mà cố thực hiện lòng yêu thương thì có phải là tự hại mình không? Bằng chứng là ông hàng xóm vác súng sang đe dọa thì đó không phải là sự kiện bất an sao?

Thầy Thông Lạc đã từng dạy Nguyên Thanh: Nếu Thầy cho người đó 1 tỷ đồng, mà họ không đủ phước để hưởng thì cũng sẽ bị người khác lấy mất.

Hoặc có nhiều đoàn từ thiện tới một số trung tâm trẻ em mồ côi tặng quà, tiền, đồ vật, nhưng khi các đoàn từ thiện rời đi, thì các em chỉ nhận được một phần rất nhỏ thậm chí là không được gì, còn phần lớn thì rơi vào túi những “người quản lý”, thì mình phải hiểu các em không đủ phước duyên nhận được sự giúp đỡ, nên có cho cũng bị cướp mất.

Trong tu viện, có một dãy thất mới xây, chỗ đó cây trồng còn ít nên mùa hè rất nóng. Một Phật tử thấy vậy thì phát tâm cúng dường mỗi thất một chiếc quạt điện gắn tường và được Thầy Thông Lạc đồng ý. Sau một thời gian, thì ở khu đó có một người trông coi mới xuất hiện tên là D.H, cô ta nghĩ rằng: “Tu thì dùng quạt để làm gì”, nên tự ý vào các thất gỡ tất cả quạt điện xuống. Sự việc được báo tới tai của Thầy Thông Lạc, thì Thầy nói: “D.H đã lấy đi cái phước của tu sinh rồi” và Thầy cũng không yêu cầu gắn quạt trở lại.

Như vậy, tu sinh sống trong những cái thất nóng mới xây được Phật tử cúng dường mỗi thất một chiếc quạt mát là phước của họ, họ thọ hưởng phước này một thời gian thì duyên mới xuất hiện, một người trông coi đã vào thất gỡ những chiếc quạt này xuống, thì tức là họ không còn đủ phước để hưởng gió mát từ những chiếc quạt này nữa. Đó chính là nhân quả, duyên hợp là Phật tử cúng dường gắn quạt, duyên tan là người trông coi thất tự ý vào gỡ quạt xuống. Cho nên, chúng ta phải nhìn sự việc bằng đôi mắt nhân quả rồi ứng xử cho đúng để tâm không khổ đau.

Sự khổ đau của con người trên thế gian này nhiều lắm, nhưng đối với người tu chứng như Đức Phật cũng đã khẳng định: “Ta chỉ độ người hữu duyên, chứ không thể nào độ người vô duyên được”, tức là ai có duyên với Ngài thì Ngài mới giúp, còn ai không đủ duyên thì Ngài cũng không thể giúp được. Cho nên, Đức Phật cũng thực hiện được lòng yêu thương trong lộ trình nhân quả, còn ngoài nhân quả thì Đức Phật không thể thực hiện được.

Ví dụ: Có người đang nhậu rượu thịt, nếu mình khuyên họ ăn chay, thì có khi họ còn đánh mình, vì sao? Vì cái nghiệp của họ đang thích rượu thịt mà mình bảo họ ăn chay thì có phải là đi ngược cái nghiệp đó không? Đi ngược dòng nghiệp của họ là đi ngược dòng nhân quả, thì phát sinh ra ác pháp.

Nếu người hay nhậu đó một hôm bỗng thức tỉnh, thấy chán ngán cuộc sống nhậu nhẹt, muốn sống cuộc sống lành mạnh, muốn tu tâm dưỡng tính, tới gặp hỏi mình cách thức sống, thì lúc này mới đủ duyên để mình khuyên họ ăn chay, vì đúng với lòng mong muốn của họ, thì đó là thực hiện lòng yêu thương đúng lộ trình nhân quả.

Khi viết đến đây, thì Nguyên Thanh nhận được thư chị báo là đã hòa giải được với gia đình người hàng xóm, chị được an lòng còn họ thì vui vẻ, cởi mở, đó là một điều rất tốt, bước đầu tạo thiện duyên giữa những người hàng xóm với nhau. Tuy nhiên, do ấn tượng của họ về việc nuôi chim chóc có ác cảm từ nhỏ, nên không dễ gì họ nguôi ngoai. Mặt khác, chỉ vì chị cho chim ăn bên sân nhà của chị, không động chạm tới họ mà họ sẵn sàng vác súng sang nhà chị bắn chỉ thiên cảnh cáo, thì chứng tỏ cái nghiệp sân hung ác của họ cũng rất dày. Nếu chị chẳng may động chạm tới quyền lợi của họ thì không biết là xảy ra chuyện gì. Dù tạm thời 2 bên đã hòa giải, nhưng tâm sân của họ thì vẫn còn nguyên đó chứ không mất đi, do vậy chị phải hết sức cẩn thận, đừng làm những hành động gì kích động họ, đó là phòng hộ nhân quả. Tạm thời chị đừng cho chim ăn nữa mà hãy để những con chim đó tự kiếm sống theo duyên nghiệp của chúng.

Nếu những con chim vẫn bay tới sân nhà chị thì chị nói: “Các bạn hãy tới chỗ khác kiếm ăn nhé, nhớ tìm hạt, rau, củ, quả, những đồ thực vật mà ăn, chứ đừng ăn sâu, ăn kiến, tạo nghiệp sát sanh thì sẽ khổ đau cho các bạn”, mình nói với chúng một cách chân tình như nói với bạn bè, tuy chúng không hiểu nhưng sẽ giao cảm được tấm lòng của mình.

Vì có duyên thấy những con chim này, nếu chúng đói và chị có sẵn thức ăn thì chị có thể bố thí cho chúng một chút để chúng được no lòng. Nhưng nếu vì hành động này của chị mà khiến cho người khác sinh tâm ác pháp gây ra những hành động đe dọa làm chị bất an và những chú chim có thể gặp nguy hiểm, thì chị nên dừng việc này lại để ngăn ngừa ác pháp. Những con chim này sẽ bay đi chỗ khác kiếm sống, còn chị không phải lo lắng nữa.

Bố thí cho chúng sanh thì phải tùy duyên, chứ không phải đầu óc luôn luôn hữu sự, dính mắc vào sự việc để rồi tâm hồn mất đi sự thanh thản, thì đó không phải tâm từ bi hỷ xả, mà thuộc về tình cảm ái kiết sử rồi.

Chị nói rằng: “Nên sáng nào cứ đúng khoảng 8 giờ là con rải một ít gạo, dù các bạn chưa đến con vẫn rải sẵn, và như thường lệ sáng nào thức ăn con rải các bạn cũng ăn hết, rồi dần dần chim sẻ cũng đến, con thấy các bạn ăn thì trong lòng con cũng thấy vui”, thì đây là chị đang nuôi chúng, tạo thêm duyên sanh cho bản thân mình với tâm ái kiết sử, chứ không phải là thực hiện lòng yêu thương. Yêu thương sao phải để cho mình hữu sự như vậy?

Sự bố thí, phóng sanh là thương yêu cho nỗi khổ của chúng sanh trước mắt mà ta thình lình gặp thì tìm cách an ủi, giúp đỡ để chúng sanh được bình an trở lại, rồi chúng ta rời đi xem như vừa trả xong một món nợ nhân quả, chứ không phải tìm cách tạo cho chúng một thói quen tới chỗ mình để kiếm ăn, thì đó là rước thêm nhân quả, mà rước thêm nhân quả thì sẽ tạo thêm nhiều duyên sanh khởi, những duyên sanh khởi này sẽ chi phối cuộc sống của mình, trong đó có ác pháp.

Khi những con chim quen ăn thì chúng thường tới sân vườn của chị, chúng tới sân vườn của chị thì chúng sẽ kêu, hót, ăn, bài tiết, rụng lông, rồi bay nhảy lung tung theo bản năng, thậm chí gọi thêm đồng loại tới nữa… làm động xung quanh, đó là duyên sanh. Những duyên sanh này tác động vào những người lân cận, nếu họ cũng yêu thích chim chóc thì không sao. Ngược lại, họ ghét chim chóc thì họ khởi tâm ác pháp, họ thấy phiền nhiễu, thấy dơ bẩn, thì họ sẽ tìm cách chống lại hành động của chị, có thể phản đối bằng thái độ, lời nói hoặc hành động giống như chị đã chứng kiến: đầu tiên là người phụ nữ quét đuổi chim bồ câu, sau đó buổi đêm người đàn ông tới sân nhà chị bắn 2 phát súng cảnh cáo, dằn mặt.

Bố thí cho chúng sanh để rồi mình phải chịu sự bất an, lo lắng, thì đó đâu phải là thiện pháp nữa?

Bố thí, phóng sanh là phải bằng trí tuệ nhân quả, tức là không tạo ra ác pháp cho kẻ khác và bản thân mình được phước báo, thì đó mới là bố thí, phóng sanh đúng chánh pháp.

Còn đây mình bố thí cho chúng sanh mà kích động người khác nổ súng đe dọa, dằn mặt, thì làm sao mà đúng pháp được. Không lẽ bố thí cho chúng sanh mà mình bị khổ đau sao?

Chúng ta nên lưu ý kỹ: Lòng từ bi thuộc Tứ Vô Lượng Tâm, là phương pháp tu hành của Đạo Phật giúp cho tâm mình được thanh tịnh, giải thoát, chứ không phải là lòng yêu thương dính mắc trong ái kiết sử để rồi phải bận rộn trong mớ duyên sanh.

Mỗi chúng sanh trên thế gian đều từ nghiệp sinh ra, nên chúng sanh nào cũng khổ đau, muốn thoát khỏi khổ đau thì tự chúng sanh đó phải biết sống thiện để chuyển nghiệp. Người nào có duyên gặp được chánh pháp thì phải rất nỗ lực tu tập đúng lộ trình, đúng hoàn cảnh, đúng trạng thái tâm, đúng phương pháp mới có thể chuyển đổi được nhân quả. Còn các loài động vật sống theo bản năng, không biết phân biệt thiện ác, nên bị nhân quả chi phối, chứ không biết tự chuyển nghiệp. Cho dù chúng ta có giúp đỡ thức ăn, chỗ ở cho chúng, thì cũng không thể nào thay chúng chuyển nghiệp được.

Chỉ có thình lình gặp nhau trong nhân quả, nếu chúng gặp khó khăn, đau khổ thì chúng ta giúp đỡ, an ủi; nếu chúng đang sống bình thường thì chúng ta đừng làm mất đi sự bình an của chúng. Còn chúng ta đi rước nhân quả của chúng vào bản thân mình để tạo nên sự dính mắc, luyến ái lẫn nhau thì điều này đâu còn là sự giải thoát nữa.

Chúng ta đang tu hành, nghiệp của mình chuyển chưa xong, mà rước thêm nhân quả chúng sanh, thì điều này khiến cho bản thân mình bị trói buộc, chứ đó không phải là lòng thương yêu, vì lòng thương yêu đúng nghĩa là không làm khổ mình khổ người, tức là giúp cho người được bình an và mình được giải thoát.

Những chúng sanh xung quanh mình, chỉ cần chúng ta không làm tổn hại đến sự sống của chúng chính là lòng yêu thương chân thật nhất. Do đó, chị nên trau dồi lòng từ trong đời sống hàng ngày, mỗi hành động trên thân, khẩu, ý đều cẩn thận để không làm tổn hại sự sống của chúng sanh.

Ví dụ 1: Khi đi thì nhắc tâm: “Cẩn thận không dẫm đạp chúng sanh tôi biết tôi đang đi”, thì bước chân đó không có khổ đau, nên tâm hồn chị được thanh thản.

Ví dụ 2: Khi quét nhà thì chị nhắc tâm: “Cẩn thận không làm tổn hại chúng sanh tôi biết tôi đang quét nhà”, thì hành động đó không có sự đau khổ chúng sanh, là hành động vô lậu.

Ví dụ 3: Khi nhặt rau thì nhắc tâm: “Cẩn thận không làm tổn hại chúng sanh tôi biết tôi đang nhặt rau”

Mỗi khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, giao tiếp, chị đều nhắc tâm để không làm tổn hại sự sống của chúng sanh, thì đó là chị đang trau dồi lòng từ, nên tâm được thanh thản, sức tĩnh giác càng cao và chướng ngại pháp trong lòng dần dần tiêu tan.

Chị có thể tham khảo bài viết “Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống” để biết cách thực hành nhé.

Thật ra, đối tượng cần thương yêu nhất đó chính là tâm nghiệp lực của mình, đừng để nó bị ác pháp xâm chiếm, vì thế hàng ngày chúng ta phải triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để xả tâm chướng ngại, sống không làm khổ mình khổ người, là nuôi dưỡng tâm nghiệp trong thiện pháp, đó mới thật sự là lòng yêu thương.

Còn chúng ta khởi tâm bố thí, làm từ thiện mà không dùng trí tuệ nhân quả soi xét, thì không khéo sẽ tạo duyên sanh ra những ác pháp, khiến cho tâm mình bị động, thì giúp người phước đâu chưa thấy mà đã rước cái khổ vào tâm nghiệp lực của mình rồi. Thương người, thương chúng sanh mà làm tâm mình bị khổ thì đó đâu phải là đạo đức giải thoát, đạo đức giải thoát là không làm khổ mình khổ người, làm vui lòng mình vui lòng người.

Nếu chúng ta muốn chủ động bố thí cho người nào, thì chúng ta phải quan sát đời sống của họ. Nếu họ sống thiện mà gặp khó khăn, tức là hiện tại họ đang tạo nghiệp thiện nhưng phải trả quả khổ do nhân ác từ quá khứ, thì chúng ta nên giúp đỡ cho họ tháo gỡ khó khăn để tiếp tục sống thiện, thì hành động thiện của chúng ta tương ưng với nghiệp thiện của họ hiện tại, đó là bố thí đúng lộ trình nhân quả: người được bố thí được lợi ích trong thiện pháp, còn người bố thí được phước báo.

Còn nếu họ sống ác mà gặp khó khăn, tức là hiện tại họ đang tạo nghiệp ác và đang trả quả khổ từ nhân ác quá khứ, thì chúng ta hãy để cho họ tự trả nghiệp, vì nếu giúp đỡ thì họ sẽ tăng trưởng nghiệp ác, khiến cho họ không tránh khỏi quả khổ đau và bản thân mình không được phước báo, nhiều khi còn mang tội đồng lõa.

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

P/s: Tham khảo thêm bài viết:
[1] Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Đọc thêm

Leave a Comment

  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Thật ra, đối tượng cần thương yêu nhất đó chính là tâm nghiệp lực của mình, đừng để nó bị ác pháp xâm chiếm, vì thế hàng ngày chúng ta phải triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để xả tâm chướng ngại, sống không làm khổ mình khổ người, là nuôi dưỡng tâm nghiệp trong thiện pháp, đó mới thật sự là lòng yêu thương." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 2 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm
  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Chúng ta nên lưu ý kỹ: Lòng từ bi thuộc Tứ Vô Lượng Tâm, là phương pháp tu hành của Đạo Phật giúp cho tâm mình được thanh tịnh, giải thoát, chứ không phải là lòng yêu thương dính mắc trong ái kiết sử để rồi phải bận rộn trong mớ duyên sanh." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm
  • Tri Kiến Giải Thoát

    10 tháng trước

    "Bố thí, phóng sanh là phải bằng trí tuệ nhân quả, tức là không tạo ra ác pháp cho kẻ khác và bản thân mình được phước báo, thì đó mới là bố thí, phóng sanh đúng chánh pháp." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm
Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 18 Tháng Ba, 2024, 10:10
Bài viết liên quan
Chuyển đổi nhân quả gia đình

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đạo Phật dạy đời là khổ để vượt lên cái khổ của cuộc đời, để chuyển hóa cuộc đời vô đạo đức thành đời sống có đạo đức, biến cảnh sống bất an thành hoàn cảnh thuận lợi, chứ không phải là để trốn tránh cái khổ. Muốn vậy, chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, xả tâm trước các đối tượng và vui vẻ làm tròn bổn phận nhân quả của mình, thì sẽ được bình an trong nhân quả.

Dục là gì?

Nguyên Thanh

Tóm lại, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sinh ra các cảm thọ, các cảm thọ sinh ra dục, từ dục con người mới sinh ra dính mắc các pháp trần, do dính mắc các pháp trần nên mới sinh ra tâm tham, sân, si, tức là dục tham, dục sân, dục si để tạo nghiệp tham, sân, si khiến con người phải chịu nhiều ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết. Cho nên, phải tu tập theo lộ trình Bát Chánh Đạo để ly dục ly ác pháp, tức là giữ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, thì tâm sẽ được giải thoát khổ đau.

Hạnh nghiệp nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Pháp tu cho người già

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Chánh niệm tĩnh giác để xả tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Tầm tứ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Làm chủ cái ngủ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Tái sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Sống tích cực

Nguyên Thanh

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

Hành trang cho con

Nguyên Thanh

Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.

Lòng yêu thương đúng lộ trình nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm