Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

5 Tháng Năm, 2024

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
8

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
8
Bạn
  • 1 người khác thấy bổ ích
  • 1 người khác thấy cảm hứng
  • 3 người khác thấy xúc động

Nội dung mô tả

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 5 tháng 5 năm 2024

LÀM CHỦ LỜI NÓI

Chú L.D thưa hỏi

Hỏi: Kính chào sư cô! Thỉnh thoảng trong giao tiếp với mọi người đôi khi con hay ngắt lời, hoặc áp đặt ý kiến của mình lên người khác, xin sư cô vui lòng chỉ cách khắc phục. Cảm ơn sư cô!

Đáp: Kính gửi chú L.D!

Trong giao tiếp mà mình hay ngắt lời người khác, tức là nghiệp thúc đẩy mình nói theo vọng tưởng sanh khởi, nên không làm chủ được tâm mình.

Khi nêu ý kiến mà mình có xu hướng áp đặt, thì đó là suy nghĩ một chiều theo lăng kính nghiệp lực của bản thân, phải như ý mình thì mới đúng chứ khác ý mình là sai, đó là mình không thấy được vấn đề một cách toàn diện, thì đây cũng là không làm chủ được tâm mình.

Thường ngắt lời hoặc hay áp đặt ý kiến của mình lên người khác là một thói quen của nghiệp lực thúc đẩy, cho nên nghiệp tác động là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

Như chúng ta đã biết, tâm là tổng hợp của sáu cái biết mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Bình thường nếu không bị nghiệp tác động thì tâm rất sáng suốt, chủ động trong việc tiếp duyên, đối cảnh. Nhưng vì nghiệp lực thúc đẩy tác động vào tâm, làm cho ý thức sanh vọng tưởng nên nói và làm theo vọng tưởng, thành ra mới có hiện tượng cắt lời hay áp đặt ý kiến của mình lên người khác, thể hiện rõ nhất trong những tình huống trao đổi căng thẳng.

Người tu chứng thì họ không còn tham, sân, si, nên tâm không bị tham, sân, si thúc đẩy, do đó họ sáng suốt xử lý mọi vấn đề theo tri kiến giải thoát, tức là họ chủ động hoàn toàn từ suy nghĩ đến lời nói, hành động không làm khổ mình khổ người.

Người bình thường còn tham, sân, si, nên nghiệp này chi phối mọi mặt của đời sống chúng ta, từ hoàn cảnh bên ngoài đến hoạt động nội tâm bên trong. Khi tiếp duyên thì hay nói theo vọng tưởng của mình, khi trình bày ý kiến thì hay cố chấp tự cho ý kiến của mình là đúng.

Chúng ta xét vài ví dụ về việc không làm chủ tâm mình trong đời sống, trong đó có việc nói chen ngang và nói áp đặt như sau:

Ví dụ 1: Khi chúng ta đang nghe người khác trình bày một vấn đề, chẳng hạn như công nghệ phần mềm nọ kia… thì trong đầu mình khởi lên một niệm vọng tưởng như “trí tuệ nhân tạo”, “tự động hóa”… do mình đã huân tập thông tin này từ trước thì mình nói luôn theo vọng tưởng đó, chen ngang lời người ta mà không để ý rằng họ đang trình bày. Đó là nói theo vọng tưởng bị nghiệp thúc đẩy, tức là không làm chủ tâm, nên không làm chủ lời nói.

Ví dụ 2: Thầy Thông Lạc có lần nói với Nguyên Thanh, Thầy vừa mới tiếp mấy Phật tử, Thầy mới nói một câu mà họ cứ cắt ngang lời Thầy và nói liên tục, mà lại nói dựa theo ý trong sách Thầy viết nữa chứ. Thì như vậy, những người Phật tử này nói theo vọng tưởng, không làm chủ cái tâm của mình.

Ví dụ 3: Một học sinh đang nghe cô giáo đang say sưa giảng bài, thì trong đầu khởi ra vọng tưởng: “tối về có trận bóng đá rất hay”, hoặc “chiều nay có sinh nhật bạn”… cứ miên man suy tư theo vọng tưởng đó, nên không còn tập trung vào bài giảng, kết quả khi cô giáo hỏi tới thì không hiểu bài. Đó là thất niệm, phóng dật theo vọng tưởng, không làm chủ tâm.

Ví dụ 4: Một người đang quan sát lái xe trên đường, thì trong tâm khởi lên một niệm về một chuyện buồn, khiến cho anh ta duyên theo niệm đó suy nghĩ miên man trong vài giây, nên quên mất việc quan sát đường, kết quả là gây ra tai nạn giao thông. Hiện tượng này là thiếu chánh niệm tĩnh giác, tâm thất niệm, phóng dật, không làm chủ tâm dẫn đến kết quả rất thảm thương.

Ví dụ 5: Có lần trong văn phòng làm việc của Thầy, đang ngồi nghe Thầy dạy pháp tu trên tay Nguyên Thanh lại cầm cây bút xoay qua xoay lại, thấy thế Thầy nói: “Cho Thầy mượn cây bút”, Nguyên Thanh đưa cho Thầy, Thầy cầm cây bút để trên bàn và nói: “Con xoay như vậy là trạo cử”. Từ đó Nguyên Thanh không bao giờ xoay bút nữa. Như vậy việc xoay bút là làm theo thói quen nghiệp thân hành khiến cho tâm bị phân chia, dẫn đến mất tập trung. Đối với người tu hành, thì phải tập làm chủ các hành động, chứ không được làm theo thói quen, dù thói quen đó không làm hại ai đi chăng nữa.

Ví dụ 6: Nhiều bậc cha mẹ dạy con, phải học giỏi thế này thế kia, luôn gây áp lực, thậm chí hăm dọa con cái về mặt học hành, thì đó là áp đặt lòng mong muốn của mình lên đứa con, mà không biết được cái nghiệp của nó. Nếu con mình trước đây ít huân tập về kiến thức môn học nào đó thì đời này cháu sẽ tiếp thu chậm hơn những bạn đã từng huân tập nhiều, nếu cứ cố áp đặt thì thành ra ta đã làm khổ con mình.

Ví dụ 7: Một số người lãnh đạo đôi khi giao tiếp với nhân viên họ thường áp đặt kinh nghiệm, ý chí của mình lên người nhân viên, mà quên rằng hoàn cảnh đã thay đổi và khả năng của người nhân viên không giống với khả năng của mình, gây ra sự ức chế, áp lực đối với người nhân viên.

Ở đời có câu: “Kinh nghiệm của người này là thuốc độc đối với người khác”, để cảnh tỉnh mọi người không nên máy móc, giáo điều hay áp đặt kinh nghiệm của mình lên người khác.

Ở trận Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Tổng tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền”. Khi chia tay, Bác nhắc: “Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng; chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Như vậy, Bác Hồ không áp đặt cách đánh cụ thể, mà chỉ nêu về tính chất và mục tiêu của trận đánh, còn cách thức cụ thể thì dựa vào thực tế chiến trường để Đại tướng chủ động quyết định, do đó đã phát huy được tiềm năng lãnh đạo chiến lược của Đại tướng, dẫn tới chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu của dân tộc Việt Nam ta.

Ví dụ 8: Trong lớp Chánh kiến, Trưởng lão Thích Thông Lạc đã cho phép các tu sinh đưa ra thời khóa phù hợp với bản thân của họ, thức dậy giờ nào, đi ngủ giờ nào, nghỉ ngơi giờ nào, chứ không áp đặt một thời khóa chung cho tất cả mọi người, vì nghiệp của người này sẽ khác so với người kia. Khi đặt ra thời khóa thì Thầy nhắc mọi người cố gắng tu tập cho có chất lượng trong thời khóa đó.

Về pháp tu Thầy dạy cũng vậy, đối với Định Vô Lậu, ai làm bài tốt, đã triển khai đúng thì Thầy cho đề tài mới. Còn ai làm chưa xong, thì họ phải viết lại cho thật sự thông suốt, rồi mới chuyển sang đề tài khác. Đối với chánh niệm tĩnh giác, tùy theo mỗi đối tượng mà Thầy điều chỉnh phù hợp với khả năng của họ. Về tập nhiếp tâm thì có người tập trong thời gian 10 phút, có người 5 phút, có người chỉ 10 hoặc 5 bước đi mà thôi. Người có khả năng nhiếp tâm kém thì thời gian phải ít lại, tập cho thuần thục, cộng với việc biết cách triển khai tri kiến xả tâm thì mới tăng dần lên, chứ không thể bắt ép mọi người cố định thời gian nhiếp tâm giống nhau.

Đạo Phật là nền đạo đức nhân quả của con người, nên Đức Phật và Trưởng lão Thích Thông Lạc thường khuyên nhủ và chỉ dạy những người hữu duyên sống thuận đạo lý nhân quả để được hạnh phúc, bình an, chứ các Ngài không ép ai phải tu cả, vì Đạo Phật là đạo tự nguyện, ai tu thì người đó giải thoát, còn ai không tu thì cuộc sống của họ trôi theo nhân quả.

Như vậy, việc xen ngang hay áp đặt ý kiến của mình lên người khác đều là thiếu chánh niệm tĩnh giác, nên không làm chủ được tâm của mình.

Chúng ta cần phải lưu ý rằng, khi chúng ta giao tiếp với mọi người thì phải biết cả bên ngoài lẫn bên trong, thì mới có ứng xử phù hợp được.

Bên ngoài là đối tượng giao tiếp của mình đang nói và hành động, những pháp này tác động vào tâm của ta.

Bên trong là vọng tưởng sanh khởi do nghiệp tác động vào ý thức.

Biết cả ngoài lẫn trong là vừa biết thông tin mà đối tượng giao tiếp đang nói và vừa biết vọng niệm đang sanh khởi trong tâm của mình. Khi biết như vậy thì mới tư duy suy nghĩ là nên lắng nghe hay nói, và nói điều gì thì phù hợp, tức là ý thức của mình chủ động điều khiển lời nói, chứ không bị nghiệp lực sai khiến nói theo vọng tưởng.

Khi trình bày ý kiến của mình cũng vậy, mình phải hiểu rõ góc nhìn của mình sẽ khác so với góc nhìn của người khác, vì đứng trên lập trường của cây cam thì sẽ khác lập trường của cây mít, vì duyên hợp của chúng khác nhau.

Ý kiến của bất kỳ người nào đều là duyên hợp của quá trình xử lý thông tin hiện tại cộng với kinh nghiệm huân tập trong quá khứ. Mà kinh nghiệm và quá trình xử lý thông tin thì không ai giống ai. Đối với một con người, cũng một vấn đề đó nhưng hôm qua suy nghĩ khác, hôm nay suy nghĩ khác và một năm hay mười năm sau thì suy nghĩ khác… chứ không giống nhau. Cho nên, ý kiến mọi người về một vấn đề không ai giống ai.

Khi giao tiếp làm việc, chúng ta nên dùng lý lẽ phân tích, thuyết phục để mọi người hiểu rõ ý của mình, đồng thời nên để cho mọi người được thoải mái bày tỏ ý kiến, xong xuôi đúc kết lại một ý kiến chung để mọi người cùng hiểu, cùng thống nhất, cùng đồng thuận, rồi mới thực thi thì như vậy sự làm việc chung sẽ rất hiệu quả.

Để khắc phục vấn đề hay xen ngang hoặc áp đặt ý kiến trong giao tiếp, thì mấu chốt nằm ở chỗ nâng cao chánh niệm tĩnh giác, tức là biết mình biết người. Biết mình có nghĩa: tâm tôi đang sanh khởi tôi biết tôi đang sanh khởi, tâm tôi tham tôi biết tôi đang tham, tâm tôi sân tôi biết tôi đang sân, tâm tôi si tôi biết tôi đang si; biết người là hiểu rõ người ta đang nói gì. Khi biết mình biết người, thì mới dùng tri kiến giải thoát phân tích xử lý, chủ động giao tiếp hiệu quả với người khác để không làm khổ mình khổ người, làm vui lòng mình vui lòng người.

Để tập chánh niệm tĩnh giác thì chúng ta sẽ theo nguyên tắc: “Sống là tu, tu là sống”, có nghĩa là tập theo những hành động sống bình thường hàng ngày của mình, chứ không cần phải thay đổi hoàn cảnh, vì người cư sĩ còn gia đình và công việc thì không phải lúc nào cũng rảnh rang, do đó tu ngay trong những hành động sống hàng ngày là hiệu quả, thiết thực, cụ thể nhất. Hàng ngày thì ai cũng phải đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, nói, nín, cầm, nắm, làm việc… thì ngay trên những hành động này chúng ta thực hiện tu tập chánh niệm tĩnh giác, cụ thể là trau dồi từ tâm. Trau dồi từ tâm vừa nâng cao chánh niệm tĩnh giác, vừa đối trị tâm sân, nhờ từ trường từ tâm nên nó sẽ đối trị với nghiệp bệnh tật trên thân ta, chiêu cảm mọi người và loài vật quý mến.

Ví dụ 1: Khi đi thì chúng ta nhắc tâm: “Cẩn thận không dẫm đạp chúng sanh nhỏ bé tôi biết tôi đang đi”, tức là vừa quan sát đường vừa quan sát bước chân của mình để không dẫm đạp chúng sanh nhỏ bé như kiến, gián, giun…

Ví dụ 2: Khi lái xe thì chúng ta nhắc tâm: “Phải quan sát cẩn thận để lái xe an toàn”.

Ví dụ 3: Khi đứng thì chúng ta nhắc tâm: “Phải lựa chọn chỗ đứng cẩn thận để không dẫm đạp chúng sanh”.

Ví dụ 4: Khi quét nhà thì chúng ta nhắc tâm: “Cẩn thận không làm tổn hại sự sống của chúng sanh nhỏ bé tôi biết tôi đang quét nhà”.

Ví dụ 5: Khi nói chuyện thì chúng ta nhắc tâm: “Phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến mọi người tôi biết tôi đang giao tiếp”. Dù nói chuyện với các thành viên trong gia đình, với các đồng nghiệp trong công ty, với bạn bè, với hàng xóm hay với những người ngoài xã hội, chúng ta đều nhắc câu này để trở thành nội lực, thì chúng ta sẽ từ bỏ được việc chen ngang khi nói chuyện, rèn luyện được tính kiên nhẫn và nhất là tôn trọng người khác, tôn trọng người khác chính là trau dồi từ tâm.

Ví dụ 6: Khi tham gia mạng xã hội thì chúng ta nhắc tâm: “Không được chỉ trích, chê bai bất kỳ ai, vì làm như vậy thông tin lan truyền sẽ làm khổ người, làm khổ người thì mình sẽ không tránh khỏi khổ đau. Nhất định là chỉ có truyền đạt tư tưởng thiện, không được viết ác ý”

Có nghĩa là chúng ta tu tập chánh niệm tĩnh giác theo những hành động sống hàng ngày nên rất tự nhiên, thoải mái, không bị gò bó hay ức chế tâm, mà kết quả lại thiết thực cụ thể.

Có chánh niệm tĩnh giác thì mình sẽ biết cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, từ đó mới chủ động phân tích và phản ứng cho phù hợp với bối cảnh, thì điều này sẽ khắc phục được hiện tượng hay cắt ngang khi nói chuyện.

Để khắc phục vấn đề áp đặt ý kiến của mình lên người khác, thì điều này thuộc về tư duy suy nghĩ chân chánh, tức là phải triển khai chánh kiến của mình, triển khai chánh kiến là triển khai tri kiến để có cái nhìn như thật, toàn diện, chứ không phải nhìn phiến diện theo lăng kính nghiệp lực của mình. Hiểu toàn diện là hiểu duyên hợp, hiểu duyên hợp là hiểu nhân quả. Cho nên, triển khai tri kiến để nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả sẽ đối trị vấn đề hay áp đặt ý kiến của mình lên người khác.

Đối với cây mai vàng thì nó thích hợp với khí hậu nóng ẩm từ 25 – 30 độ, nếu lạnh quá dưới 10 độ thì cây sinh trưởng rất kém; còn cây hoa đào thì nó chịu lạnh, chịu hạn tốt hơn, nhưng sợ ngập úng. Do đó, đứng trên góc độ của cây mai thì khí hậu nóng ẩm là tốt, còn đứng trên góc độ cây hoa đào thì khí hậu mát lạnh là tốt. Một trận mưa có thể làm nhiều cây tươi tốt, nhưng cũng có thể làm một số cây bị chết úng. Có những duyên phù hợp với loài thảo mộc này, nhưng không phù hợp với loài thảo mộc khác. Do đó, không thể áp đặt điều kiện sống của loài này đối với điều kiện sống của loài khác.

Động vật cũng vậy, có loài chuyên sống dưới nước, có loài chuyên sống trên cạn, có loài sống trên cây, có loài sống trên vách núi, có loài ưa lạnh, có loài ưa nóng, không loài nào có điều kiện sống giống loài nào, vì duyên hợp nhân quả của chúng khác nhau. Nếu áp đặt con chim phải bơi như tôm cá thì không được, nếu bảo con trâu phải sống trên vách núi như những con dê thì cũng không xong…

Khi chúng ta thảo luận, trao đổi với mọi người, thì không thể đứng trên lăng kính nghiệp lực mình, tự cho mình là đúng để áp đặt lên người khác được, vì cái mà mình cho là đúng thì đối với người khác là sai, cái mà mình cho là phù hợp thì đối với người khác là không phù hợp.

Cho nên, chúng ta phải đứng trên lập trường nhân quả để nhìn nhận mọi ý kiến và lấy tiêu chuẩn không làm khổ mình khổ người để ứng xử với nhau.

Bậc cha mẹ khuyên nhủ mà con cái không nghe, đôi khi nó còn chống đối lại mình, thì mình phải hiểu cái nghịch duyên giữa cha mẹ và con cái, tức là cha mẹ nợ con cái trong nhân quả. Chứ mình nghĩ rằng tôi là cha mẹ, tôi nói thì con phải nghe, thì mình sẽ có khổ đau ở trong lòng và làm khổ con cái. Bổn phận cha mẹ là nuôi dạy con cái, khuyên lơn những điều hay lẽ phải, nhưng nếu chúng không nghe thì mình phải thấy được cái nhân quả nghịch duyên giữa mình và chúng, nên không buồn lòng, không buồn lòng là không làm khổ mình khổ người.

Một tư tưởng được hàng trăm, hàng vạn người tin theo, chưa hẳn là chân chánh, vì nhân quả của những người này tương ưng với tư tưởng đó. Bằng chứng, nhiều tập tục mê tín, dị đoan, thậm chí rất ác độc được truyền thừa từ đời này sang đời khác mà vẫn được nhiều người chấp nhận, là do họ có duyên với những tập tục đó, chứ không có đúng sai ở đây.

Một phát minh đột phá chưa hẳn được nhiều người ủng hộ, vì họ quen cách nghĩ, cách làm cũ trở thành nghiệp lực chi phối tâm họ, nên chưa chắc họ đã nghe những điều mới mẻ, dù điều đó có lợi ích.

Thomas Edison là người phát minh ra đèn điện, ban đầu cũng không được chấp nhận rộng rãi, thậm chí nhiều người còn ví nó như đốm ma trơi và chỉ có thể sử dụng trong truyện cổ tích, nhưng ngày nay thì bóng điện được sử dụng khắp nơi trên thế giới.

Thầy Thông Lạc đã từng nói: “Phỏng chừng bây giờ Đức Phật có sống lại, nếu không có duyên với chúng sanh thì có dạy họ cũng không nghe, mà họ sẽ nói là ông già lẩm cẩm”.

Cho nên, trong ứng xử với mọi người, chúng ta phải nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để biết mình, biết người, rồi từ đó đưa ra ý kiến phù hợp để không làm khổ mình khổ người. Chỉ biết mình mà không biết người là cố chấp, còn chỉ biết người mà không biết mình là mù quáng.

Thầy Thông Lạc là bậc tu hành chứng đạo, nhưng trong cách hành xử của Thầy rất tôn trọng mọi người, mọi loài, không bao giờ áp đặt ý kiến của mình lên người khác, dù với trí tuệ không bị không gian và thời gian che khuất thì không có gì qua mắt Thầy được.

Thầy Thông Lạc thường nói: “Theo Thầy thiết nghĩ”, “Thầy nghĩ rằng”, “Đứng trong góc độ của Thầy” hoặc: “Chúng tôi nói như vậy, tin hay không là tùy quý vị, chứ chúng tôi không có quyền ép buộc ai cả”… Một bậc tu chứng đức hạnh tròn đầy, trí tuệ sung mãn, luôn nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, hành xử cẩn trọng, khiêm tốn hết mực, thì khi chúng ta muốn áp đặt ý kiến lên người khác cũng cần phải xem lại bản thân mình.

Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dẫn lại câu chuyện về Ngài A Nan trong kinh “Thập Đại Đệ Tử Sử Truyện”:

“Đến năm tôi già tròn đủ 120 tuổi, một hôm nọ trên đường đi nghe một thầy tỳ kheo tụng một bài kệ:

“Nếu người sống trăm tuổi,

Không thấy thủy lão hạc

Chẳng bằng sống một ngày

Mà thấy được hạc ấy”

Ông A Nan nghe qua bài kệ tụng bị sai lầm một cách tệ hại, thật là râu ông nọ cắm cằm bà kia, Tôn giả bèn lập tức cải chính. Bài kệ phải tụng như thế này:

“Nếu người sống trăm tuổi

Không hiểu pháp sanh diệt

Chẳng bằng sống một ngày

Mà được hiểu rõ ràng”

Tỳ kheo kia nghe ông Anan dạy xong, trở về thưa lại với sư phụ, chẳng dè sư phụ nổi sùng nói rằng:

˗ Ông đừng nghe ông A Nan nói bậy, năm nay ông A Nan đã già cả, lú lẫn rồi, ta dạy ông không sai đâu.

Thầy tỳ kheo trở lại đem lời sư phụ nói lại với ông A Nan.

Tôn giả A Nan định đi tìm ông ta để hỏi:

˗ Tại sao lại nói những lời ngu si như vậy? Nhưng suy đi nghĩ lại, con người đã thốt ra lời ấy có nói chưa chắc đã chịu nghe, nên thôi.

Một vị Trưởng lão ôn hòa như ông A Nan thống lãnh giáo đoàn đương thời, nắm trong tay giáo quyền tối thượng, nhưng vẫn áp dụng lối xử sự nhún nhường”.

Qua câu chuyện này chúng ta thấy rằng, ban đầu thì Ngài A Nan cải chính bài kệ cho vị tỳ kheo, nhưng sau khi nhận thấy sự cố chấp của sư phụ vị tỳ kheo này, thì Ngài thấy nhân quả, thấy chúng sanh không còn hiểu đúng lời Phật dạy và không còn nghe lời cải chính của Ngài, tức là cái duyên chánh pháp của chúng sanh đã hết, nên Ngài không còn tìm cách giải thích nữa. Không lâu sau, Ngài A Nan thị tịch, năm đó Ngài 120 tuổi.

Khi tu xong Thầy Thông Lạc quan sát thấy chúng sanh có phước hưởng chánh pháp, nhưng cái duyên quá mỏng, nên Thầy phải vất vả tạo duyên giáo hóa chúng sanh. Thời kỳ đầu, những người tới với Thầy phần lớn họ đều huân tập pháp môn của Phật giáo phát triển, thường ức chế tâm, nên Thầy phải nương theo họ mà điều chỉnh một cách từ từ, dạy họ cách xả tâm như uốn nắn những cây tre già đã bị cong. Nếu Thầy nói thẳng phủ nhận họ thì chắc chắn là họ chịu không nổi, vì sự cố chấp pháp môn của họ đã hằn sâu trong tâm trí không dễ gì thay đổi.

Chú Th.T kể rằng, khi nghe cuộn băng cassette Thầy Thông Lạc giảng: “Không có thế giới siêu hình”, thì chú bị sốc nặng, liền tắt ngay không nghe nữa, khởi ý phản đối liền: “Làm sao mà không có linh hồn được?”, vì trước đến nay chú đinh ninh có linh hồn. Nhưng nhớ lại lời nói của Thầy có cái gì đó vừa hợp lý, vừa chân thật, có nội lực và lòng từ ái, nên sau đó chú tò mò nghe lại, lúc này tuy vẫn còn nghi ngờ nhưng không còn bác bỏ như trước nữa. Sau đó chú vào gặp Thầy, được Thầy giải thích rồi tặng sách, nên từ đó chú được sáng tỏ, dẹp bỏ khối nghi trong lòng.

Người áp đặt là người cố chấp, người cố chấp là người chỉ biết mình, người chỉ biết mình là người nhìn đời bằng lăng kính nghiệp lực nên bị chi phối theo sự hạn hẹp của lăng kính đó mà không thấy được toàn diện, dẫn đến trong giao tiếp thường bị xung đột với người khác, vì người khác cũng nhìn đời bằng lăng kính riêng của họ.

Từ cá nhân cho đến cộng đồng hay quốc gia thường xuyên xung đột lẫn nhau, vì họ đều bị phân hóa trên tri kiến bị bó buộc bởi nghiệp lực của riêng mình, cho nên con người không bao giờ hết xung đột, chia rẽ, chiến tranh, vì ai cũng muốn mọi việc đúng theo ý mình.

Chỉ có mọi người triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thì mới thoát ra khỏi lăng kính nghiệp lực, có cái nhìn toàn diện, không còn cố chấp vào ý kiến của mình, nên không làm khổ mình khổ người.

Trong giao tiếp làm việc với mọi người thì điều đầu tiên là chúng ta tôn trọng ý kiến của mọi người, vì hiểu rằng không ai giống ai, đồng thời ta nên suy tư cẩn thận, kỹ lưỡng nêu ra ý kiến của mình, rồi cùng nhau phân tích, bàn bạc để mọi người đồng thuận trước khi thực hiện, thì mới làm việc hiệu quả.

Nếu chúng ta không chánh niệm tĩnh giác, bị động theo sự thúc đẩy của thói quen nghiệp lực trong giao tiếp cũng như việc làm, thì thường có những hành động làm khổ mình khổ người. Cách khắc phục là phải làm sao cho tâm mình được tự chủ điều khiển suy nghĩ, lời nói, hành động để không làm khổ mình khổ người. Muốn vậy thì phải sử dụng pháp Như Lý Tác Ý, là công cụ quan trọng nhất để tập cho tâm có chánh niệm tĩnh giác và trang bị cho tâm có cái nhìn toàn diện, tức là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả một cách sắc bén.

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

Đọc thêm

Leave a Comment

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Nếu chúng ta không chánh niệm tĩnh giác, bị động theo sự thúc đẩy của thói quen nghiệp lực trong giao tiếp cũng như việc làm, thì thường có những hành động làm khổ mình khổ người. Cách khắc phục là phải làm sao cho tâm mình được tự chủ điều khiển suy nghĩ, lời nói, hành động để không làm khổ mình khổ người. Muốn vậy thì phải sử dụng pháp Như Lý Tác Ý, là công cụ sắc bén nhất để tập cho tâm có chánh niệm tĩnh giác và trang bị cho tâm có cái nhìn toàn diện, tức là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả một cách sắc bén." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Người áp đặt là người cố chấp, người cố chấp là người chỉ biết mình, người chỉ biết mình là người nhìn đời bằng lăng kính nghiệp lực nên bị chi phối theo sự hạn hẹp của lăng kính đó mà không thấy được toàn diện, dẫn đến trong giao tiếp thường bị xung đột với người khác, vì người khác cũng nhìn đời bằng lăng kính riêng của họ.

    Từ cá nhân, cho đến cộng đồng hay quốc gia thường xuyên xung đột lẫn nhau, vì họ đều bị phân hóa trên tri kiến bị bó buộc bởi nghiệp lực của riêng mình, cho nên con người không bao giờ hết xung đột, chia rẽ, chiến tranh, vì ai cũng muốn mọi việc đúng theo ý mình.

    Chỉ có mọi người triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thì mới thoát ra khỏi lăng kính nghiệp lực, có cái nhìn toàn diện, không còn cố chấp vào ý kiến của mình, nên không làm khổ mình khổ người." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    7

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    7
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 2 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Khi chúng ta thảo luận, trao đổi với mọi người, thì không thể đứng trên lăng kính nghiệp lực mình, tự cho mình là đúng để áp đặt lên người khác được, vì cái mà mình cho là đúng thì đối với người khác là sai, cái mà mình cho là phù hợp thì đối với người khác là không phù hợp.

    Cho nên, chúng ta phải đứng trên lập trường nhân quả để nhìn nhận mọi ý kiến và lấy tiêu chuẩn không làm khổ mình khổ người để ứng xử với nhau." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Để khắc phục vấn đề áp đặt ý kiến của mình lên người khác, thì điều này thuộc về tư duy suy nghĩ chân chánh, tức là phải triển khai chánh kiến của mình, triển khai chánh kiến là triển khai tri kiến để có cái nhìn như thật, toàn diện, chứ không phải nhìn phiến diện theo lăng kính nghiệp lực của mình. Hiểu toàn diện là hiểu duyên hợp, hiểu duyên hợp là hiểu nhân quả. Cho nên, triển khai tri kiến để nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả sẽ đối trị vấn đề hay áp đặt ý kiến của mình lên người khác." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Để khắc phục vấn đề hay xen ngang hoặc áp đặt ý kiến trong giao tiếp, thì mấu chốt nằm ở chỗ nâng cao chánh niệm tĩnh giác, tức là biết mình biết người. Biết mình có nghĩa: tâm tôi đang sanh khởi tôi biết tôi đang sanh khởi, tâm tôi tham tôi biết tôi đang tham, tâm tôi sân tôi biết tôi đang sân, tâm tôi si tôi biết tôi đang si; biết người là hiểu rõ người ta đang nói gì. Khi biết mình biết người, thì mới dùng tri kiến giải thoát phân tích xử lý, chủ động giao tiếp hiệu quả với người khác, để không làm khổ mình khổ người, làm vui lòng mình vui lòng người." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Khi giao tiếp làm việc, chúng ta nên dùng lý lẽ phân tích, thuyết phục để mọi người hiểu rõ ý của mình, đồng thời nên để cho mọi người được thoải mái bày tỏ ý kiến, xong xuôi đúc kết lại một ý kiến chung để mọi người cùng hiểu, cùng thống nhất, cùng đồng thuận, rồi mới thực thi thì như vậy sự làm việc chung sẽ rất hiệu quả." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Khi trình bày ý kiến của mình cũng vậy, mình phải hiểu rõ góc nhìn của mình sẽ khác so với góc nhìn của người khác, vì đứng trên lập trường của cây cam thì sẽ khác lập trường của cây mít, vì duyên hợp của chúng khác nhau.

    Ý kiến của bất kỳ người nào đều là duyên hợp của quá trình xử lý thông tin hiện tại cộng với kinh nghiệm huân tập trong quá khứ. Mà kinh nghiệm và quá trình xử lý thông tin thì không ai giống ai. Đối với một con người, cũng một vấn đề đó nhưng hôm qua suy nghĩ khác, hôm nay suy nghĩ khác và một năm hay mười năm sau thì suy nghĩ khác… chứ không giống nhau. Cho nên, ý kiến mọi người về một vấn đề không ai giống ai." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Chúng ta cần phải lưu ý rằng, khi chúng ta giao tiếp với mọi người thì phải biết cả bên ngoài lẫn bên trong, thì mới có ứng xử phù hợp được.

    Bên ngoài là đối tượng giao tiếp của mình đang nói và hành động, những pháp này tác động vào tâm của ta.

    Bên trong là vọng tưởng sanh khởi do nghiệp tác động vào ý thức.

    Biết cả ngoài lẫn trong là vừa biết thông tin mà đối tượng giao tiếp đang nói và vừa biết vọng niệm đang sanh khởi trong tâm của mình. Khi biết như vậy thì mới tư duy suy nghĩ là nên lắng nghe hay nói, và nói điều gì thì phù hợp, tức là ý thức của mình chủ động điều khiển lời nói, chứ không bị nghiệp lực sai khiến nói theo vọng tưởng." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Như vậy, việc xen ngang hay áp đặt ý kiến của mình lên người khác đều là thiếu chánh niệm tĩnh giác, nên không làm chủ được tâm của mình." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Người tu chứng thì họ không còn tham, sân, si, nên tâm không bị tham, sân, si thúc đẩy, do đó họ sáng suốt xử lý mọi vấn đề theo tri kiến giải thoát, tức là họ chủ động hoàn toàn từ suy nghĩ đến lời nói, hành động không làm khổ mình khổ người.

    Người bình thường, còn tham, sân, si nên nghiệp này chi phối mọi mặt của đời sống chúng ta, từ hoàn cảnh bên ngoài đến hoạt động nội tâm bên trong. Khi tiếp duyên thì hay nói theo vọng tưởng của mình, khi trình bày ý kiến thì hay cố chấp tự cho ý kiến của mình là đúng." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Như chúng ta đã biết, tâm là tổng hợp của sáu cái biết mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Bình thường nếu không bị nghiệp tác động thì tâm rất sáng suốt, chủ động trong việc tiếp duyên, đối cảnh. Nhưng vì nghiệp lực thúc đẩy tác động vào tâm, làm cho ý thức sanh vọng tưởng nên nói và làm theo vọng tưởng, thành ra mới có hiện tượng cắt lời hay áp đặt ý kiến của mình lên người khác, thể hiện rõ nhất trong những tình huống trao đổi căng thẳng." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    9 tháng trước

    "Trong giao tiếp mà mình hay ngắt lời người khác, tức là nghiệp thúc đẩy mình nói theo vọng tưởng sanh khởi, nên không làm chủ được tâm mình.

    Khi nêu ý kiến mà mình có xu hướng áp đặt, thì đó là suy nghĩ một chiều theo lăng kính nghiệp lực của bản thân, phải như ý mình thì mới đúng chứ khác ý mình là sai, đó là mình không thấy được vấn đề một cách toàn diện, thì đây cũng là không làm chủ được tâm mình.

    Thường ngắt lời hoặc hay áp đặt ý kiến của mình lên người khác là một thói quen của nghiệp lực thúc đẩy, cho nên nghiệp tác động là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này." (Sc. Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 8 Tháng Năm, 2024, 09:50
Bài viết liên quan
Chuyển đổi nhân quả gia đình

Nguyên Thanh

Tóm lại, Đạo Phật dạy đời là khổ để vượt lên cái khổ của cuộc đời, để chuyển hóa cuộc đời vô đạo đức thành đời sống có đạo đức, biến cảnh sống bất an thành hoàn cảnh thuận lợi, chứ không phải là để trốn tránh cái khổ. Muốn vậy, chúng ta phải sống đúng 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, xả tâm trước các đối tượng và vui vẻ làm tròn bổn phận nhân quả của mình, thì sẽ được bình an trong nhân quả.

Dục là gì?

Nguyên Thanh

Tóm lại, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sinh ra các cảm thọ, các cảm thọ sinh ra dục, từ dục con người mới sinh ra dính mắc các pháp trần, do dính mắc các pháp trần nên mới sinh ra tâm tham, sân, si, tức là dục tham, dục sân, dục si để tạo nghiệp tham, sân, si khiến con người phải chịu nhiều ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết. Cho nên, phải tu tập theo lộ trình Bát Chánh Đạo để ly dục ly ác pháp, tức là giữ tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, thì tâm sẽ được giải thoát khổ đau.

Hạnh nghiệp nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Pháp tu cho người già

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Chánh niệm tĩnh giác để xả tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Tầm tứ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Làm chủ cái ngủ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.

Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Tái sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Sống tích cực

Nguyên Thanh

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

Hành trang cho con

Nguyên Thanh

Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.

Ly dục ly ác pháp tâm bất động

Nguyên Thanh

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm