Thiện xảo để sống trong thiện pháp

  • Bỏ chọn
  • Bỏ chọn
16

Các tương tác cảm xúc

Tất cả
16
Bạn
  • 4 người khác thấy bổ ích
  • 4 người khác thấy cảm hứng
  • 5 người khác thấy xúc động
Chuyển sang nghe podcast

Nội dung mô tả

Tóm lại, trước các chướng ngại mà tâm không dao động là giải thoát, nhưng chúng ta phải khéo léo, thiện xảo căn cứ trên sức tu của mình, có lúc cần phải tránh né các đối tượng, có lúc cần phải trực tiếp đối diện với nhiều đối tượng để phản tỉnh bản thân, luôn ngăn ác diệt ác nhằm bảo vệ thiện pháp trong tâm của mình.

– Nguyên Thanh

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ bài triển khai tri kiến giải thoát, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngày 19 tháng 8 năm 2019

THIỆN XẢO ĐỂ SỐNG TRONG THIỆN PHÁP

Phật tử N.D thưa hỏi

Hỏi: Thưa Sư cô, cho con được phép thưa hỏi ạ!

Gia đình con trước giờ không ăn chay, ăn mặn và sát sinh nhiều. Con có duyên lành được biết đến chánh pháp Phật do Trưởng lão dựng lại nên đã có sự giác ngộ về Đức Hiếu Sinh. Tuy nhiên, khi con ngăn cản mẹ và người thân không sát sinh thì bị chê cười là không bình thường, thậm chí là còn có ý phỉ báng Đạo Phật.

Con cũng mong muốn được ăn chay nhưng do sống chung đụng với gia đình nên phải ăn mặn theo. Con cảm thấy không còn phù hợp nên cũng có ý muốn sống riêng nhưng lại sợ làm như vậy là tránh cảnh, không xả tâm mà yếm thế, bởi thực sự gia đình con chính là đối tượng rất tốt để con thực hiện xả tâm.

Trước đây con sống riêng để học tập và làm việc thì mọi thứ quá yên bình, ít ác pháp nên không xả tâm được, khiến con lầm lạc rằng tâm mình đã rất vững vàng rồi. Tuy nhiên, khi trở về sống chung đụng với gia đình, con mới biết trước giờ con chỉ giải thoát trong ảo tưởng, ức chế vì không có đối tượng để xả, cho đến lúc đụng cảnh thì mới vỡ lẽ tâm tham, sân, si, mạn, nghi còn nguyên vẹn, thậm chí có phần mạnh hơn.

Nay con mạn phép xin sư cô chỉ dạy, con nên làm gì để khéo léo xả tâm cho đúng chánh pháp, đồng thời vẫn giữ trọn vẹn đúng 5 giới của người cư sĩ ạ?

Con xin cảm ơn sư cô và chúc sư cô luôn an lạc!

Đáp: Kính gửi chị N.D!

Vấn đề của chị trước hết phải hiểu mục đích tu hành theo chánh pháp và sau đó là áp dụng tu tập vào hoàn cảnh thế nào cho đúng.

Khi gặp được chánh pháp là để giúp cho bản thân mình biết được pháp nào là thiện, pháp nào là ác, thiện pháp thì ta tăng trưởng cho lớn mạnh, còn ác pháp thì ta từ bỏ, chứ không phải để thay đổi người khác, vì Đức Phật dạy: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi thay cho các con được”.

Mỗi người đều có những nhân quả khác nhau, không thể lấy những điều mà mình cho là đúng để bắt mọi người sống theo như vậy.

Đối với cây cam thì cho quả ngọt và tròn, còn cây ớt thì cho quả cay và dài nhọn. Không thể lấy tiêu chuẩn của cam để áp dụng cho ớt được, vì nhân quả của chúng khác nhau.

Đạo Phật dạy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, mà nhân quả thì chỉ có bản thân mình tự lực gieo trồng, chứ không ai làm thay cho mình được.

Hiện tại chị biết chánh pháp, giác ngộ Đức Hiếu Sinh, đó là một phước duyên rất lớn của chị; còn gia đình của chị thì họ không có duyên phước này, nên đối với họ chánh pháp không quan trọng, mà những thứ khác quan trọng hơn như công danh, sự nghiệp, tiền tài, nhà cửa, ăn uống, vui chơi…

Hơn nữa, khi chị khuyên họ ăn chay bị họ chê cười, thậm chí còn phỉ báng thì chị không nên nói gì cả vì không có lợi ích mà khiến cho họ mang tội phỉ báng Đạo Phật, thì muôn ngàn kiếp họ cũng không thể gặp được Phật pháp, vì muốn gặp được Phật pháp thì phải tin vào Phật pháp. Chị hãy im lặng và tìm mọi cách để cho cuộc sống bản thân mình có thiện pháp, đó là biết thương mình thương người.

Còn mình nói chánh pháp mà làm cho họ chê cười, phỉ báng thì đó là ác pháp làm khổ mình khổ người, vì những điều chị nói không đúng lúc, không đúng thời, thực hiện lòng yêu thương sai lộ trình nhân quả.

Đạo Phật xây dựng giáo lý dựa trên nền tảng luật nhân quả, đó là quy luật bao trùm vũ trụ này. Nếu sống thiện thì sẽ đưa lại quả thanh thản, an vui, hạnh phúc, ấm no, tốt đẹp; ngược lại nếu sống ác thì sẽ đưa lại quả khổ đau, bệnh tật, thiếu ăn, thiếu mặc… Do vậy mà Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”.

Thiện pháp của Đạo Phật là những điều không làm khổ mình khổ người, và những tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên của Đạo Phật chính là 5 Tiêu Chuẩn Đạo Đức Nhân Bản Làm Người (5 giới).

Trong 5 tiêu chuẩn đạo đức này thì Đức Hiếu Sinh là tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên. Nếu phạm Đức Hiếu Sinh thì thân thể sẽ hay bị bệnh tật, tâm thường bất an và khó giữ được thân người vì những hành động vi phạm Đức Hiếu Sinh sẽ tái sanh làm những loài vật để trả nợ xương máu, nếu làm loài vật thì không đủ trí tuệ để tu hành chuyển đổi nhân quả mà chỉ biết sống theo bản năng, nên sẽ khổ đau rất nhiều.

Vì vậy, để giữ được Đạo Đức Hiếu Sinh thì cần phải triển khai tri kiến lòng thương yêu về sự sống của các loài chúng sanh, làm cho lòng yêu thương ngày càng lớn mạnh hơn trong tâm mình. Lòng yêu thương thực hiện ở 3 nơi: thân hành, khẩu hành, ý hành hàng ngày của chúng ta.

– Thân không sát sanh, luôn cẩn thận để không làm tổn thương đến bản thân mình và các loài chúng sanh.

Ví dụ: Khi gọt hoa quả thì tác ý nhắc tâm: “Phải cẩn thận không làm đứt tay tôi biết tôi đang gọt hoa quả” là biết thương mình.

Khi đi thì tác ý: “Dưới chân chúng ta có nhiều loài côn trùng nhỏ bé, phải cẩn thận quan sát không làm tổn thương sinh mạng của chúng, tôi biết tôi đang đi”

– Khẩu (miệng) không ăn thịt các loài động vật và không nói những lời làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Ví dụ: Khi ăn thì nhắc: “Phải cẩn thận quan sát để không nhai nuốt những chúng sanh nhỏ bé tôi biết tôi đang ăn” hoặc “Không nên nói những lời làm cho mọi người tổn thương”

– Ý thì không suy nghĩ những điều tổn thương đến bản thân và làm hại người khác.

Ví dụ: Thường nhắc: “Tất cả mọi người đều có sự sống bình đẳng, ai cũng muốn hạnh phúc, an vui, ta không nên suy nghĩ những điều ác ý cho người khác” hoặc “Tâm phải thương yêu mọi người không được ghét ai cả”, “Tâm như cục đất, lìa tham, sân, si cho thật sạch”

Cho nên, thực hiện Đức Hiếu Sinh trong các hành động thường ngày thì dần dần sẽ hình thành nên một sức tĩnh giác, luôn luôn cẩn thận không làm đau khổ chúng sanh, đó là tu tập lòng từ và lòng từ sẽ giúp đối trị tâm sân.

Giai đoạn sống thiện và xả tâm thì tu ở đâu cũng được, trong mọi hoàn cảnh, trước mọi đối tượng.

Nếu chúng ta sống chung với các đối tượng thì phải có ý chí mạnh mẽ để xả các chướng ngại trong tâm của mình trong quá trình tiếp xúc, va chạm với họ, và kết quả có xả tâm được hay không thì mình biết rất rõ; ngược lại, nếu không cẩn thận, thiếu tĩnh giác thì dễ bị các đối tượng tác động, lôi kéo cuốn trôi vào ác pháp. Cho nên, phải thiện xảo biết rõ khả năng của mình.

Nếu các đối tượng tác động quá mạnh gây ra ác pháp làm cho mình khó giữ được thiện pháp thì tốt nhất là nên sống riêng, khỏi phải chung đụng về hoàn cảnh và lúc đó chỉ lo xả các chướng ngại trong tâm của mình.

Trong trường hợp của chị, khi sống chung với gia đình mà họ còn sát sinh và ăn thịt chúng sinh rất nhiều thì đó là một chướng duyên mà chị cần phải vượt qua để thực hiện cho bằng được thiện pháp đối với bản thân.

Khi ăn chung với gia đình chị gắp những món ăn thực vật, hoặc chủ động nấu những món ăn thực vật mình thích nhưng không đả động gì đến người khác, vì họ sẽ ăn theo thói quen nghiệp lực của họ. Có ai hỏi thì chị nói là ăn thực vật cho dễ tiêu hóa, nhiều vitamin và chất xơ, giảm lượng mỡ và hàm lượng axit trong máu, chỉ nói đơn thuần về mặt y học vậy thôi, đừng để họ cảm thấy một sự đối kháng về mặt tư tưởng. Chị cũng không nên nói về chuyện tu hành, vì họ không biết tu và chưa muốn tu.

Mặt khác, vì ngồi chung mâm với những người còn ăn thịt động vật thì mùi tanh và xác động vật sẽ làm cho tâm chị rất khó chịu, bất an, do đó chị cần phải xả tâm trước những chướng ngại này.

Lúc này chị luôn nhớ câu: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để giữ bằng được thiện pháp cho bản thân mình, chính là 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người.

Nếu chị đã trưởng thành có điều kiện thì tốt nhất là nên sống riêng để không chung đụng với mọi người về mặt hoàn cảnh, nhất là những người có lối sống ngược với mình, sống riêng như vậy dễ thực hiện những tiêu chuẩn Đạo Đức Nhân Bản Làm Người hơn và có thời gian tu tập xả tâm. Trường hợp này, mặc dù không sống cùng gia đình nhưng chị vẫn còn giao tiếp với nhiều đối tượng khác như bạn bè, đồng nghiệp, những người trong xã hội… thì hãy lấy họ làm đối tượng xả tâm.

Sự tu hành của Đạo Phật là xả các chướng ngại pháp trong tâm, nên ở đâu cũng có thể tu được, miễn là phải biết lượng sức của mình. Cũng như đánh giặc vậy, nếu lực lượng còn yếu thì nên đánh du kích, nhỏ lẻ, rút vào rừng, thôn xóm; còn nếu lực lượng mạnh rồi thì có thể đối mặt giáp công. Vì thế, Đức Phật dạy: “Có những pháp cần phải tránh né để đoạn trừ lậu hoặc”.

Giai đoạn của chị hiện nay chưa phải là độc cư không có đối tượng, mà chính là tu tập trên các đối tượng, thì phải xem xét khả năng của mình đang ở đâu trên hai khía cạnh đó là tri kiến Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác.

Nếu tâm mình còn yếu, tức là sức tĩnh giác còn thấp và tri kiến Định Vô Lậu còn chưa thông suốt thì không nên chung đụng với quá nhiều đối tượng vì họ sẽ làm cho chị mất bình tĩnh, tâm bị rối, khó xả tâm.

Nếu tâm chị đã vững vàng, có nghĩa là tri kiến sắc bén và sức tĩnh giác cao thì có thể tiếp xúc, chung đụng với nhiều đối tượng mà chị vẫn bình tĩnh xử lý mọi việc để giữ cho bản thân mình sống trong thiện pháp một cách dễ dàng.

Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy:

“Vạn cảnh đang lay động

Tùy cảnh tâm an vui

Nhờ cảnh tâm vô trụ

Không buồn cũng không vui”

Có nghĩa là trước mọi cảnh động mà tâm bất động thì đó là sự giải thoát.

Tóm lại, trước các chướng ngại mà tâm không dao động là giải thoát, nhưng chúng ta phải khéo léo, thiện xảo căn cứ trên sức tu của mình, có lúc cần phải tránh né các đối tượng, có lúc cần phải trực tiếp đối diện với nhiều đối tượng để phản tỉnh bản thân, luôn ngăn ác diệt ác nhằm bảo vệ thiện pháp trong tâm của mình.

TM. Ban Biên Tập

Sc. Nguyên Thanh

Đọc thêm

Leave a Comment

  • Tri Kiến Giải Thoát

    1 năm trước

    Trưởng lão Thích Thông Lạc đã dạy:
    “Vạn cảnh đang lay động
    Tùy cảnh tâm an vui
    Nhờ cảnh tâm vô trụ
    Không buồn cũng không vui”
    Có nghĩa là trước mọi cảnh động mà tâm bất động thì đó là sự giải thoát.

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    1 năm trước

    "Giai đoạn của chị hiện nay chưa phải là độc cư không có đối tượng, mà chính là tu tập trên các đối tượng, thì phải xem xét khả năng của mình đang ở đâu trên hai khía cạnh đó là tri kiến Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác.
    Nếu tâm mình còn yếu, tức là sức tĩnh giác còn thấp và tri kiến Định Vô Lậu còn chưa thông suốt thì không nên chung đụng với quá nhiều đối tượng vì họ sẽ làm cho chị mất bình tĩnh, tâm bị rối, khó xả tâm.
    Nếu tâm chị đã vững vàng, có nghĩa là tri kiến sắc bén và sức tĩnh giác cao thì có thể tiếp xúc, chung đụng với nhiều đối tượng mà chị vẫn bình tĩnh xử lý mọi việc để giữ cho bản thân mình sống trong thiện pháp một cách dễ dàng." (Sư cô Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    1 năm trước

    "Sự tu hành của Đạo Phật là xả các chướng ngại pháp trong tâm, nên ở đâu cũng có thể tu được, miễn là phải biết lượng sức của mình. Cũng như đánh giặc vậy, nếu lực lượng còn yếu thì nên đánh du kích, nhỏ lẻ, rút vào rừng, thôn xóm; còn nếu lực lượng mạnh rồi thì có thể đối mặt giáp công. Vì thế, Đức Phật dạy: “Có những pháp cần phải tránh né để đoạn trừ lậu hoặc”." (Sư cô Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    1 năm trước

    "Giai đoạn sống thiện và xả tâm thì tu ở đâu cũng được, trong mọi hoàn cảnh, trước mọi đối tượng." (Sư cô Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    1 năm trước

    "Mỗi người đều có những nhân quả khác nhau, không thể lấy những điều mà mình cho là đúng để bắt mọi người sống theo như vậy.
    Đối với cây cam thì cho quả ngọt và tròn, còn cây ớt thì cho quả cay và dài nhọn. Không thể lấy tiêu chuẩn của cam để áp dụng cho ớt được, vì nhân quả của chúng khác nhau." (Sư cô Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

  • Tri Kiến Giải Thoát

    1 năm trước

    "Khi gặp được chánh pháp là để giúp cho bản thân mình biết được pháp nào là thiện, pháp nào là ác, thiện pháp thì ta tăng trưởng cho lớn mạnh, còn ác pháp thì ta từ bỏ, chứ không phải để thay đổi người khác, vì Đức Phật dạy: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi thay cho các con được”." (Sư cô Nguyên Thanh)

    • Bỏ chọn
    • Bỏ chọn
    6

    Các tương tác cảm xúc

    Tất cả
    6
    Bạn
    • 1 người khác thấy bổ ích
    • 1 người khác thấy cảm hứng
    • 1 người khác thấy xúc động
    Phản hồi
    Báo bình luận vi phạm

    @Tri Kiến Giải Thoát

Đọc thêm
Tư liệu tham khảo
Xem thêm
Chia sẻ
Ngày đăng: 6 Tháng Sáu, 2023, 21:52
Bài viết liên quan
Hạnh nghiệp nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, muốn thấy được gốc rễ cần phải nhìn xuyên qua cành lá, muốn hiểu được bản chất của vấn đề thì phải nhìn xuyên qua các hiện tượng. Con người trên thế gian này hạnh phúc hay khổ đau, bệnh tật hay khỏe mạnh đều do hạnh nghiệp nhân quả mà ra. Vì vậy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, mới có thể chuyển đổi được nghiệp khổ thành cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Pháp tu cho người già

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp tu của người già là ngồi chơi xả tâm, tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi có chướng ngại nào xảy ra trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, thì dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi đi cho thật sạch để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ siêng năng tu tập đến khi tâm đủ nội lực bất động trước cận tử nghiệp thì không còn tái sanh luân hồi.

Chánh niệm tĩnh giác để xả tâm

Nguyên Thanh

Tóm lại, hàng ngày trong mọi công việc chúng ta cần nương theo thân hành để tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ sức tĩnh giác này mà tâm bình tĩnh dùng tri kiến đạo đức nhân bản – nhân quả điều khiển hành động thân, khẩu, ý không làm khổ mình khổ người, đó chính là “sống là tu, tu là sống” để đem lại sự hạnh phúc, an vui cho mình và mọi người.

Lòng từ đối trị tâm sân trong đời sống

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng từ như cơn gió mát, thổi đến đâu sẽ xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ tâm sân hận đến đó. Cho nên, chúng ta cần phải cố gắng trau dồi lòng từ trong các hành động sống hàng ngày để lòng từ là mình, mình là lòng từ, thì tâm ta sẽ không còn chướng ngại và dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ. Nếu thực hành được như vậy, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Tầm tứ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tầm là tư duy suy nghĩ, tứ là tác ý. Tầm, tứ thuộc về ý thức của con người, là công cụ quan trọng nhất để tu hành, cho nên chúng ta không diệt tầm tứ, mà sử dụng tầm tứ để dẫn tâm vào đạo bằng cách triển khai tri kiến phân biệt cho thật rõ pháp nào là ác, pháp nào là thiện, rồi dùng pháp Như Lý Tác Ý đoạn dứt pháp ác, an trú tâm trong pháp thiện, xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc, an vui, giải thoát.

Làm chủ lời nói

Nguyên Thanh

Tóm lại, trong giao tiếp với mọi người thì phải chánh niệm tĩnh giác quán xét cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tức là biết toàn diện, biết toàn diện là nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để ứng xử với nhau trên tinh thần không làm khổ mình khổ người, thì sẽ khắc phục được vấn đề chen ngang và áp đặt ý kiến của mình lên người khác, đó là làm chủ lời nói.

Thọ Bát Quan Trai

Nguyên Thanh

Như vậy, đối với một người còn sống giao tiếp thì giữ 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai để thực hiện đời sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là giới luật, mà giới luật chính là nền tảng đạo đức, là cội gốc của thiền định, là bông trái của trí tuệ, do vậy đời sống đạo đức rất quan trọng đối với người tu hành giải thoát.

Làm chủ cái ngủ

Nguyên Thanh

Tóm lại, tu đúng là làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ngủ là tu. Muốn làm chủ cái ngủ thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh là triển khai tri kiến giải thoát, triển khai tri kiến giải thoát thì phải thông suốt Định Vô Lậu và rèn luyện chánh niệm tĩnh giác, đó là những vũ khí chính để xả tâm tham, sân, si, quét sạch hôn trầm, nhường chỗ cho tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.

Bố thí chúng sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, sự bố thí, làm từ thiện phải thực hiện đúng lộ trình nhân quả: nếu chúng sanh sống thiện mà gặp khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ để họ tiếp tục sống thiện; còn nếu chúng sanh sống ác mà gặp khó khăn thì ta nên để họ tự trả nhân quả; nếu chúng ta giúp đỡ chúng sanh mà tạo duyên phát sinh ác pháp cản trở tức là chúng sanh chưa đủ duyên phước để nhận sự giúp đỡ này, thì chúng ta nên dừng lại, hoặc là khuyên nhủ họ nên sống thiện bồi đắp phước đức để chuyển đổi nhân quả.

Pháp sai chứ người không sai

Nguyên Thanh

Tóm lại, pháp sai chứ người không sai. Vì pháp sai nên làm cho con người bị ức chế tâm trong hình thức giới luật, tiến lên thì không được mà lùi xuống thì phạm giới, nên kiểu gì cũng bị khổ đau. Còn khi gặp đúng chánh pháp, giúp chúng ta biết cách triển khai tri kiến xả tâm, ly dục ly ác pháp, hóa giải mọi chướng ngại trong lòng để tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, vượt qua nhân quả, vững bước tiến lên trên con đường giải thoát.

Tái sanh

Nguyên Thanh

Tóm lại, nghiệp tương ưng tái sanh luân hồi, tạo ra sự sống mới, khổ đau hay hạnh phúc đều do hạnh nghiệp mà ra. Nghiệp do tâm tạo, cho nên chúng ta phải biết thương tâm nghiệp lực của mình, thương tâm nghiệp lực của mình thì phải biết triển khai tri kiến nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người thì sẽ tiến hóa trên con đường thiện, giải thoát tâm mình ra khỏi mọi sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Sống tích cực

Nguyên Thanh

Tóm lại, càng siêng năng quét nhà thì nhà càng sạch, càng siêng năng xả tâm thì tâm càng sáng. Muốn tâm thanh tịnh thì phải trực tiếp trong mọi cảnh phản tỉnh tâm mình, luôn ngăn ác diệt ác pháp để tâm không còn chướng ngại, nên tâm dung thông với vạn hữu trong tình thương yêu và tha thứ, đó chính là hạnh phúc chân thật của cuộc đời.

Hành trang cho con

Nguyên Thanh

Tóm lại, bậc làm cha mẹ hãy đứng trên lập trường đạo đức nhân quả để nuôi dạy các con của mình biết ăn chay vì đức hiếu sinh theo tinh thần 5 tiêu chuẩn đạo đức làm người, biết thương yêu chia sẻ sự sống với mọi người, biết trau dồi lòng từ để rèn luyện sức tĩnh giác, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống và hướng theo chánh nghiệp để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, bình an, no ấm.

Ly dục ly ác pháp tâm bất động

Nguyên Thanh

Tóm lại, dục và ác pháp là nguyên nhân gây ra sự khổ đau cho con người. Để ly dục ly ác pháp thì chúng ta cần phải thực tập và rèn luyện theo đúng lộ trình Bát Chánh Đạo. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự hiện ra, đó chính là chân lý giải thoát của Đạo Phật.

Lòng yêu thương đúng lộ trình nhân quả

Nguyên Thanh

Tóm lại, lòng yêu thương phải có trí tuệ nhân quả soi sáng thì mới gọi là lòng yêu thương đúng chỗ, cho nên Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy chúng ta: đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh, đó là phát triển lòng thương yêu đúng lộ trình nhân quả.

Đăng ký
Đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập email đã đăng ký tài khoản, chúng tôi sẽ gửi email đổi mật khẩu đến hộp thư của bạn
Đăng nhập trang web
Khôi phục mật khẩu
Cách khác để đăng nhập
Đăng ký
Chia sẻ

Đã copy liên kết vào bộ nhớ tạm